Đánh giá tổng quát thực trạng nguồn lực cán bộ Đoàn thuộc khố

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 53)

khối xã, thị trấn tại huyện Sóc Sơn

3.2.3.1. Những điểm mạnh cơ bản

Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ rèn luyện, cống hiến và trƣởng thành nhƣ: ra Luật Thanh niên; Đảng ban hành Nghị quyết số 25 - NQ/TW của BCH Trung ƣơng Đảng khoá X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Bộ Chính trị đã ban hành Quy chế cán bộ Đoàn trong đó chỉ rõ những quy định trong công tác tổ chức cán bộ Đoàn. Qua mỗi kỳ Đại hội, Đảng luôn có những nghị quyết chuyên đề về công tác thanh niên…

Những chủ trƣơng, chính sách nói trên của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc các cấp uỷ Đảng huyện Sóc Sơn từ huyện tới cơ sở quán triệt và tổ chức thực hiện về cơ bản là nghiêm túc; từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Đoàn các cấp từ huyện đến cơ sở phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của mình.

Những điểm mạnh cơ bản của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Sóc Sơn thể hiện ở chỗ: Đa số đều đƣợc rèn luyện và trƣởng thành từ thực tiễn phong trào tại cơ sở; đội ngũ cán bộ Đoàn cấp khối xã, thị trấn huyện Sóc Sơn hầu hết là ngƣời dân gốc địa phƣơng, có điều kiện nắm chắc đặc điểm của địa phƣơng, và của đoàn viên thanh niên trong đơn vị đƣợc giao phụ trách; cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Sóc Sơn có tinh thần trách nhiệm, không ngại khó, có tinh thần phấn đấu vƣơn lên. Các thế hệ cán bộ Đoàn huyện Sóc

45

Sơn đã xây dựng đƣợc nền tảng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở mỗi đơn vị.

3.2.3.2. Những hạn chế chủ yếu

- Công tác phát triển cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Sóc Sơn chƣa có kế hoạch tổng thể, dài hạn; đối tƣợng, nội dung, chƣơng trình đào tạo còn bất cập so với yêu cầu thực tiễn công tác thanh vận; chƣa gắn quy hoạch với bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ. Việc luân chuyển cán bộ cấp huyện, cấp cơ sở còn nhiều khó khăn, vƣớng mắc ở nhiều khâu. Công tác quản lý cán bộ chƣa chặt chẽ, vừa thiếu thông nhất, vừa chƣa đƣợc phân cấp hợp lý; công tác kiểm tra, đánh giá chất lƣợng cán bộ hằng năm còn mang nặng tình hình thức, qua loa, chiếu lệ.

- Việc tuyển dụng đối với tổ chức Đoàn không mang tính cạnh tranh và công khai, dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực chƣa đảm bảo đủ tiêu chuẩn so với yêu cầu đề ra.

- Chính sách cán bộ còn thiếu và chƣa đồng bộ so với các yêu cầu của chƣơng trình quy hoạch cán bộ cấp huyện, cấp cơ sở. Công tác tuyển dụng còn chƣa phù hợp với yêu cầu mới đặt ra, chƣa chú trọng đội ngũ trí thức trẻ đã đƣợc đào tạo, và còn nặng tính kinh nghiệm chủ nghĩa và cục bộ địa phƣơng.

- Hầu hết cán bộ Đoàn cơ sở huyện Sóc Sơn đƣợc trƣởng thành từ thực tiễn phong trào, nhƣng do điều kiện kinh tế, xã hội của một huyện ngoại thành, nên việc tiếp thu nguồn tri thức mới còn gặp nhiều trở ngại và điều đó khiến cho ít có những biện pháp mới mang tính đột phá trong công tác.

- Hoạt động quản lý nguồn nhân lực đối với cán bộ Đoàn khối xã, thị trấn còn chƣa đầy đủ, chƣa đảm bảo các tiêu chuẩn.

3.2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

- Tổ chức Đoàn chƣa đƣợc tự chủ trong hoạt động QL NNL, mà trên thực tế chỉ đƣợc quyền tham mƣu về vấn đề nhân sự tại đơn vị.

46

- Tƣ tƣởng ngại đấu tranh, né tránh của thanh niên nông thôn, tƣ tƣởng cục bộ địa phƣơng còn nặng nề.

- Nhận thức về vai trò, chức năng của tổ chức Đoàn của đội ngũ tri thức trẻ còn chƣa đầy đủ, dẫn đến việc thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn chƣa đƣợc nhiều.

- Chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết về QL NNL của cán bộ lãnh đạo và quản lý chƣa thật sâu sắc, v.v…

47

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Chƣơng ba đƣợc kêt cấu gồm hai phần nội dung lớn.

Phần một đã giới thiệu cơ bản về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn: đặc điểm kinh tế, xã hội, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn. Quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cán bộ Đoàn cấp cơ sở trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Đặc điểm công tác Đoàn tại Huyện Sóc Sơn, cơ cấu, bộ máy điều hành công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại huyện.

Phần hai về thực trạng quản lý nguồn lực trong tổ chức Đoàn thanh niên tại huyện Sóc Sơn: Thực trạng nguồn lực cấp cơ sở khối xã, thị trấn: về quy trình bổ nhiệm, số lƣợng, chất lƣợng, tiêu chuẩn,v.v… Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổng quát thực trạng nguồn lực cán bộ Đoàn thuộc khối xã, thị trấn: những điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân. Từ thực trạng thực tế, đánh giá tổng quát và tìm hiểu các nguyên nhân để làm tiền đề đề xuất những giải pháp cho chƣơng 4.

48

Chƣơng 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN LỰC CÁN BỘ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN TNCS HỒ

CHÍ MINH CẤP CƠ SỞ TẠI HUYỆN SÓC SƠN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

4.1.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn về sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu trong bối Minh huyện Sóc Sơn về sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu trong bối cảnh đổi mới hiện nay

Để thực hiện thành công bất kỳ một nhiệm vụ nào đó, trƣớc hết phải bắt đầu từ khâu nhận thức. Có thay đổi nhận thức, nhận thức đúng vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vấn đề thì mới có quan điểm chỉ đạo và kế hoạch giải quyết một cách hiệu quả.

Có nhận thức đúng chƣa đủ mà còn phải sự đồng thuận. Mỗi ngƣời, mỗi cấp lãnh đạo nhận thức rõ vấn đề nhƣng không đồng thuận quan điểm và cách giải quyết thì khó có thể đạt đƣợc kết quả tối ƣu. Đồng thuận ở đây không có nghĩa là mọi ngƣời nhất nhất phải hiểu và giải quyết vấn đề theo một cách hay một nguyên tắc cứng nhắc. Mỗi ngƣời, cơ sở Đoàn mỗi cấp có cách tiếp cận khác nhau, cách xử lý công việc khác nhau nhƣng cũng đi tới một mục tiêu chung. Và sự thay đổi đó phải mang lại hiệu quả, có những bƣớc phát triển mới.

* Nội dung của giải pháp

- Để nâng cao nhận thức, trƣớc hết phải tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vai trò quyết định và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ Đoàn trong việc xây dựng, phát triển một thế hệ mới thanh niên Việt Nam năng động, sáng tạo, có ƣớc mơ và hoài bão. Đội ngũ cán bộ Đoàn là lực lƣợng nòng cốt quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển thanh niên Việt Nam. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Sóc Sơn theo hƣớng lý thuyết quản lý sự thay đổi là một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi sự quan

49

tâm đặc biệt của toàn Đảng bộ và mọi tổ chức chính trị trong hệ thống tổ chức Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện và của Ban Thƣờng vụ Thành đoàn Hà Nội khi mà xu thế vận động theo hƣớng phát triển diễn ra hằng ngày, đòi hỏi tuổi trẻ và hệ thống tổ chức Đoàn phải thích ứng ở mức độ cao hơn.

Mọi hoạt động chỉ đạo của huyện chỉ đạt hiệu quả khi đội ngũ cán bộ, lãnh đạo đƣa ra đƣợc những kế hoạch đúng đắn, và biết tổ chức thực hiện công việc một cách có hiệu quả, cho dù có sự thay đổi, biến động. Đội ngũ cán bộ Đoàn là lực lƣợng trực tiếp triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các quy định của Ban Chấp hành Đoàn các cấp. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động của Huyện đoàn. Để có thể hoàn thành những nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có sự đầu tƣ một cách đúng đắn cho đội ngũ cán bộ này. Đặc biệt là khi có những biến động, những thay đổi diễn ra.

Phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp trên địa bàn huyện thông qua những hình thức phong phú, thích hợp và thiết thực nhƣ đổi mới cách thức phổ biến chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn, trọng tâm là Nghị quyết 04 của BCH Trung ƣơng Đảng khoá VIII, Nghị quyết 02 của BCH Trung ƣơng Đoàn, Nghị quyết 07 của Ban Thƣờng vụ Thành uỷ Hà Nội “Về công tác thanh niên trong tình hình mới”; Nghị quyết 25/NQ-TƢ của BCH Trung ƣơng Đảng khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”. Đồng thời phải làm cho mọi đối tƣợng liên quan thấy đƣợc vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở để phối hợp thực hiện tốt mọi nhiệm vụ điều hành và phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.

* Quy trình thực hiện:

- Quán triệt cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp ý thức xây dựng cho mình tâm thế sẵn sàng thay đổi và đi trƣớc một bƣớc chăm lo đội ngũ kế cận.

50

- Thƣờng xuyên phổ biến những chủ trƣơng, chính sách liên quan đến công tác cán bộ và luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ.

- Bồi dƣỡng kiến thức về phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn để họ có kiến thức tham mƣu đúng, kịp thời và có khả năng giữ bình ổn, phát triển khi có sự thay đổi.

Việc lựa chọn cán bộ Đoàn cấp cơ sở là việc làm hết sức khó khăn do đặc thù công tác thanh niên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, tính không ổn định của cán bộ Đoàn và tính phức tạp của hoạt động quản lý công tác Đoàn vẫn tồn tại. Ngƣời cán bộ Đoàn cấp cơ sở phải có nhiều năng lực, kỹ năng, phải có những phẩm chất cần thiết cho vị trí công tác của họ. Vì vậy, việc lựa chọn ngƣời cán bộ Đoàn cơ sở cần phải hết sức tỉ mỉ, thận trọng và cần phải có thời gian, có tính chiến lƣợc.

4.1.2. Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ

Quy hoạch là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ. Công tác cán bộ Đoàn không nằm ngoài nội dung đó. Quy hoạch cán bộ có thể hiểu là việc lập một dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ cán bộ, dự kiến sắp xếp, bố trí, luân chuyển đội ngũ theo một ý đồ rõ rệt, với một trình tự hợp lý, trong một khoảng thời gian nhất định để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ khi có những thay đổi. Cũng có thể hiểu một cách đơn giản hơn, quy hoạch cán bộ là cụ thể hóa chiến lƣợc trong toàn hệ thống, đây là bƣớc chuẩn bị lực lƣợng cán bộ Đoàn kế cận trong tƣơng lai. Nếu thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, sẽ chủ động trong công tác cán bộ, kể cả khi có những biến động, thay đổi. Thông qua công tác quy hoạch cán bộ, chúng ta sẽ khắc phục đƣợc tình trạng hẫng hụt về đội ngũ cán bộ Đoàn khi có sự thay đổi, đảm bảo tính kế thừa và sự chuyển tiếp nhịp nhàng, liên tục giữa các thế hệ cán bộ Đoàn.

51

- Quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn: Để có đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đạt yêu cầu, trƣớc hết phải xác định rõ các tiêu chí cơ bản:

+ Cơ cấu về số lƣợng cán bộ Đoàn cơ sở cần quy hoạch, thay đổi dựa trên quy mô phát triển, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, căn cứ vào độ tuổi, năng lực chuyên môn, yêu cầu công việc, chiến lƣợc phát triển cán bộ của cấp uỷ Đảng để xác định số cán bộ Đoàn cần có.

+ Cơ cấu về tuổi, về giới tính.

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý.

+ Độ tín nhiệm, sức khỏe.

+ Thâm niên làm công tác Đoàn.

+ Cơ sở nào, vị trí quản lý nào đã đủ, chỗ nào phải luân chuyển, điều động, thay đổi, vị trí nào còn thiếu cần quy hoạch, thời gian quy hoạch.

- Tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ Đoàn thuộc diện quy hoạch, tuổi phải luân chuyển công tác. Có xác định đúng tiêu chuẩn chức danh từng vị trí cán bộ Đoàn thì mới có cơ sở đánh giá, lựa chọn để quy hoạch đúng và trúng.

Trên cơ sở đó đƣa vào quy hoạch đúng ngƣời, đúng việc, đúng sở trƣờng, phù hợp với chiến lƣợc công tác cán bộ, lựa chọn những cán bộ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định.

Trong quá trình quy hoạch cán bộ Đoàn cấp cơ sở, khi có sự thay đổi diễn ra cần phải chú ý đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, tâm huyết với công việc, thông qua bản đánh giá thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức hằng năm và khả năng thích ứng với cái mới của cán bộ.

Quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng cán bộ Đoàn phải đảm bảo độ tuổi, đúng đối tƣợng, tạo động lực thúc đẩy mỗi cá nhân nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất, có khả năng thích ứng tốt khi sự thay đổi diễn ra.

Để đảm bảo đƣợc các yêu cầu nêu trên, cần phải tiến hành khảo sát, đánh giá cán bộ Đoàn cấp cơ sở thông qua các bƣớc:

52

+ Đề xuất danh sách, các vị trí cán bộ cần quy hoạch

+ Đánh giá những ƣu điểm, hạn chế của cán bộ về đạo đức, tƣ tƣởng chính trị, tác phong, về năng lực nhận thức; đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thích ứng khi có sự thay đổi.

+ Hƣớng phát triển, quy hoạch tuyển chọn phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, toàn diện, thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và công khai.

+ Thảo luận trên cơ sở danh sách do chi đoàn, Đoàn cơ sở đề xuất. (Danh sách đƣa ra căn cứ vào thông tin về cán bộ và kết quả hoạt động thực tiễn)

+ Bỏ phiếu giới thiệu cán bộ đƣa vào diện quy hoạch.

Tuy nhiên, khi triển khai cần lƣu ý việc đánh giá cán bộ Đoàn cấp cơ sở phải thƣờng xuyên, có đánh giá thƣờng xuyên, liên tục thì mỗi cá nhân cũng nhƣ mỗi tổ chức cơ sở Đoàn mới kịp thời phát hiện, điều chỉnh cho phù hợp.

Quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn chính là lựa chọn ngƣời quản lý, lực lƣợng kế cận cho tƣơng lai. Các cơ sở Đoàn có thể lựa chọn cán bộ Đoàn ngay trong số các thành viên của tổ chức mình tại các chi đoàn trực thuộc và Ban chấp hành Đoàn cùng cấp. Những thành viên này đang thực hiện các hoạt động nên chúng ta dễ nhận thấy năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của họ. Quá trình học tập, rèn luyện, thâm niên công tác từ cơ sở, thời gian qua thực tiễn cũng nhƣ bằng cấp về công tác thanh vận, công tác quản lý của những thành viên trẻ cũng có thể là những chỉ số tin cậy trong việc lựa chọn cán bộ Đoàn.

Nguồn quy hoạch, tuyển chọn của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tốt nhất là lựa chọn từ trong phong trào thực tiễn, ngƣời sở tại trên địa bàn. Bởi nhƣ chúng ta đã biết, để làm tốt công tác thanh niên thì bản thân ngƣời cán bộ Đoàn phải hiểu rất rõ công việc đó là gì, đặc điểm thanh thiếu nhi địa phƣơng. Có hiểu thì mới quản lý đƣợc và điều hành, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, nhất là khi có những xáo trộn nhất định. Nguồn tuyển chọn này có

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)