MINH HUYỆN SÓC SƠN
Sóc Sơn là một trong 18 huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Huyện này có tổng diện tích tự nhiên là 30.650 ha (bằng 1/3 diện tích của Hà Nội cũ và là huyện rộng thứ hai của Hà Nội mở rộng); diện tích đất nông lâm nghiệp là 18.000 ha, trong đó có 4.557 ha rừng, gần 1.700 ha đất chuyên dụng dành cho quốc phòng. Tổng số dân là trên 30 vạn ngƣời. Huyện gồm 25 xã và 01 thị trấn với 199 thôn, làng, khu dân cƣ. Trên địa bàn huyện hiện có 98 đơn vị, cơ quan, trƣờng học, đơn vị lực lƣợng vũ trang của Trung ƣơng, Thành phố và gần 1.000 doanh nghiệp, 9 trƣờng đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề.
Trƣớc năm 1977, huyện Sóc Sơn bao gồm huyện Kim Anh và huyện Đa Phúc trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 7/1977, một phần huyện Kim Anh và huyện Đa Phúc sát nhập thành huyện Sóc Sơn trực thuộc thành phố Hà Nội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn cũng đƣợc thành lập từ đó.
Trải qua 37 năm thành lập và phát triển, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ và Thành đoàn Hà Nội, đã không ngừng lớn mạnh. Nhiều phong trào hành động cách mạng đã ra đời, nhiều tấm gƣơng đã trở thành điểm sáng trong phong trào thanh niên thành phố Hà Nội và của cả nƣớc.
Ở giai đoạn trƣớc 01/8/2008, Sóc Sơn là huyện khó khăn và khoảng cách địa lý xa nhất của Thành phố Hà Nội. Là huyện duy nhất của Thủ đô Hà Nội (cũ) có đồi núi bao phủ. Những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng, thành phố cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện, huyện Sóc Sơn đã có những bƣớc phát triển nhanh, mạnh. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn đạt trên 10%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu
33
chí mới giảm dần hằng năm. Huyện đang chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ sang công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy, bên cạnh yếu tố khách quan, một trong yếu tố hết sức quan trọng đó là yếu tố cán bộ, cán bộ là gốc của mọi hoạt động. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ huyện Sóc Sơn từ huyện đến cơ sở chủ yếu đƣợc tạo nguồn, trƣởng thành từ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (80% cán bộ trưởng thành từ cán bộ Đoàn).
Nhƣng thực tế cũng cho thấy việc phát triển đội ngũ kế cận cho Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân còn có những điểm bất cập, chƣa thực sự đáp ứng đƣợc điều kiện thực tiễn địa phƣơng khi có sự thay đổi.
Quá trình phát triển của Huyện đoàn Sóc Sơn gắn liền với sự phát triển của huyện Sóc Sơn nói riêng và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung. Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn đã tập trung chỉ đạo phong trào, đầu tƣ mạnh về cả cơ sở vật chất và con ngƣời để đáp ứng nhu cầu công tác thanh vận hiện nay.
Trải qua 10 kỳ Đại hội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng tổ chức, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động; từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của thanh thiếu nhi trong tình hình mới. Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên đƣợc đẩy mạnh, các phong trào hành động cách mạng đƣợc phát huy cao độ đã khẳng định khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ cả nƣớc nói chung và tuổi trẻ Sóc Sơn nói riêng trong thời kỳ mới: “Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ”.
Từ những thành công của các phong trào hành động, số cơ sở Đoàn và đoàn viên thanh niên không ngừng tăng lên. Đến tháng cuối năm 2014, Huyện đoàn Sóc Sơn bao gồm 60 cơ sở Đoàn trực thuộc với 10.476 đoàn viên, 15.200 thanh niên, 48.000 thiếu nhi, trong đó trên 80% là thanh niên nông
34
thôn. Đại bộ phận thanh niên có ý thức phấn đấu, tin tƣởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trƣờng. Thanh niên Sóc Sơn có nhu cầu cao về học nghề, việc làm, học tập nâng cao trình độ văn hoá, tiếp cận với công nghệ mới, các vấn đề xã hội; tích cực tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện.
Thời đại hiện nay là thời đại của khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức. Trong xu thế hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, thanh niên là đối tƣợng chịu tác động lớn nhất. Điều đó đòi hỏi Huyện đoàn Sóc Sơn cần có những bƣớc phát triển đột phá về chất, đặc biệt là công tác cán bộ để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới và bối cảnh thay đổi hiện nay.