Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã phượng tiến huyện định hóa tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014 (Trang 28)

2012 -2014

3.3.1.Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Phƣợng Tiến. - Thực trạng công tác xây dựng NTM tại xã Phƣợng Tiến.

- Vai trò của hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực xây dựng NTM. - Giải pháp về hoạt động khuyến nông trong xây dựng NTM.

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong Xây dựng NTM tại xã Phƣợng Tiến

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thông tin thứ cấp: Thu nhập từ UBND xã Phƣợng Tiến. - Báo cáo điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội xã Phƣợng Tiến. - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. - Đề án xây dựng NTM xã Phƣợng Tiến.

- Các tài liệu khác có liên quan.

- Trạm khuyến nông huyện Định Hóa, các sách báo tài liệu có liên quan,…. * Thông tin sơ cấp:

- Phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ chính quyền xã, cán bộ trong ban xây dựng NTM, CBKN..

- Phân tích SWOT để phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phƣợng Tiến.

- Điều tra nông hộ: Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ nông dân trên địa bàn xã Phƣợng Tiến. Với hệ thống các câu hỏi đã đƣợc định sẵn trong bảng hỏi.

Cách chọn mẫu đơn vị điều tra gồm 3 xóm:

+ Xóm Pa Oải là thôn có hộ buôn bán, dịch vụ nhỏ. Cây trồng, vật nuôi chính là lúa, ngô, trâu, gà.

+ Xóm Tổ là thôn chủ yếu là các hộ thuần nông làm nông nghiệp. Thôn có tập trung phát triển cây vụ đông và phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Cây trồng, vật nuôi chính là lúa, ngô, trâu, lợn, gà.

+ Xóm Héo là thôn chủ yếu là các hộ thuần nông. Cây trồng chính là lúa, ngô, ngoài ra còn phát triển cây lâm nghiệp nhƣ keo, bạch đàn.

Cách chọn mẫu các hộ điều tra gồm 60 hộ:

3.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

- Từ các số liệu thu thập đƣợc qua quá trình điều tra tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu.

- Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: sử dụng phƣơng pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc sau đó xử lý trên bảng excel, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện.

- Phƣơng pháp đánh giá phân tích thông qua phân tích lấy ý kiến của cán bộ xã và của nông dân về các hoạt động khuyến nông đối với xây dựng nông thôn mới.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Phƣợng Tiến

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phƣợng Tiến là một xã miền núi nằm cách trung tâm huyện 3 km: - Phía Tây Bắc tiếp giáp với thị trấn Chợ Chu cùng xã Bảo Cƣờng. - Phía Đông bắc và đông tiếp giáp xã Tân Dƣơng.

- Phía Đông Nam tiếp giáp xã Yên Trạch của huyện Phú Lƣơng. - Phía Nam giáp với xã Trung Hội.

4.1.1.2. Địa hình

Phƣợng Tiến là một xã miền núi nằm ở phía Đông trung tâm huyện, gần đƣờng quốc lộ 254, là xã có địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh bởi các núi đất, núi đá xen kẽ các thung lũng và các khe ruộng nhỏ, địa hình có chiều hƣớng cao dần.

Có vùng núi cao thích hợp sử dụng vào mục đích lâm nghiệp nhƣ trồng rừng sản xuất, cây công nghiệp lâu năm và rừng phòng hộ.

4.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣợng Tiến có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa rõ rệt.

- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C.

- Mùa lạnh từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C.

Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10

độ ẩm đều trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 tháng 4 và tháng 8 - những tháng có mƣa phùn, mƣa ngâu, độ ẩm thƣờng từ 85% trở lên.

Nhìn chung, khí hậu xã Phƣợng Tiến có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.Tuy nhiên, tháng 11 - 12 do chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp thƣờng xuất hiện sƣơng muối gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Địa phƣơng cần nắm chắc diễn biến thời tiết để chủ động bố trí, thay đổi cơ cấu cây trồng cho hợp lý, chủ động có các kế hoạch, giải pháp để đối phó với những diễn biến xấu của thời tiết.

4.1.1.4. Sông ngòi, thủy văn

Phƣợng Tiến có một đoạn song Chợ Chu chảy qua ở khu vực ranh giới phía bắc của xã, ngoài ra, có một khe suối chảy từ khu vực phía nam Phƣợng Tiến cũng hợp lƣu vào dòng chính sông Chợ Chu trên địa bàn.

Diện tích thủy lợi trên địa bàn xã là 61,72ha bao gồm ao hồ cùng hệ thống kênh mƣơng phục vụ tƣới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã.

4.1.1.5. Tình hình sử dụng đất đai

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đƣợc và nó còn là một phần quan trọng của môi trƣờng quyết định đến đời sống của con ngƣời. Khác với tƣ liệu sản xuất khác ở chỗ nếu sử dụng đất đai một cách hợp lý nó không những không bị hao mòn mà ngƣợc lại độ màu mỡ của đất đai còn tăng lên. Vì vậy việc sử dụng đất đai một cách hợp lý là một vấn đề quan trọng có liên quan mật thiết đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và chất lƣợng môi trƣờng sống của con ngƣời.

Để thấy rõ hiện trạng sử dụng đất đai xã Phƣợng Tiến ta nghiên cứu bảng sau:

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Phƣợng Tiến năm 2014

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 4486,67 100,00

1 Đất nông nghiệp 1557,99 34,72

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1496.27 33,34

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 61,72 1,37

2 Đất lâm nghiệp 1054,14 23,49

3 Đất phi nông nghiệp 191,98 4,27

3.1 Đất khu dân cƣ nông thôn 77,14 1,71

3.2 Đất khu nghĩa trang 36,75 0,81

3.3 Đất khu bãi rác 10,68 0,23

(Nguồn: UBND xã Phƣợng Tiến) Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 xã Phƣợng Tiến có tổng diện tích tự nhiên là 4486,67 ha. Trong đó đất nông nghiệp có 1557,99 ha chiếm 34,72% tổng diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp có 1054,14 ha chiếm 23,49%, đất phi nông nghiệp có 191,98 ha chiếm 4,27%. Đất ở có diện tích là 77,14 ha chiếm 1,71% tổng diện tích tự nhiên còn lại là khu nghĩa trang và bãi rác có tổng diện tích 47,43 ha

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm phần lớn. Do thứ nhất Phƣợng Tiến là xã thuần nông sản xuất nông nghiệp cộng thêm nhiều đồi núi để trồng cây lâm nghiệp cũng nhƣ thuộc các dự án rừng phòng hộ và rừng khai thác của tỉnh.

Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nƣớc, ngô, cây ăn quả, thuốc lá....

Đất phi nông nghiệp chủ yếu dùng vào mục đích xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công trình xã hội, đất trụ sở cơ quan có diện tích là

191,98 ha chiếm 4,27%… để đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngƣời dân và thúc đẩy ngành kinh tế phát triển.

Hiện nay, đất đai đang dần đƣợc khai thác đúng hƣớng, làm tăng diện tích đất sử dụng đƣợc, đƣa vào sản xuất phục vụ đời sống của nhân dân. Chính quyền và nhân dân trong địa bàn xã cần phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phƣơng để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hƣớng tăng năng suất, chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Gắn sản xuất với bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động xã Phƣợng Tiến năm 2014

STT Hạng mục Đơn vị Năm 2014 Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ Hộ 1042 -

2 Tổng dân số toàn xã Ngƣời 4038 100,00

2.1 Dân số trong độ tuổi lao động Ngƣời 2735 67,73

2.1.1 Lao động làm việc trong nông, lâm nghiệp Ngƣời 2037 74,48

2.1.2 Lao động dịch vụ thương mại, tiểu thủ công

nghiệp, công nhân viên chức nhà nước Ngƣời 633 23,14

2.2 Dân số ngoài độ tuổi lao động Ngƣời 1303 32,27

(Nguồn: UBND xã Phượng Tiến)

Qua bảng số liệu ta thấy, dân số toàn xã năm 2014 là 4038 nhân khẩu, 1042 hộ gia đình. Với lực lƣợng lao động khá dồi dào là 2735 ngƣời, chiếm 67,73% dân số toàn xã. Trong đó, lao động nông, lâm nghiệp chiếm đa số với 2037 ngƣời, chiếm 74,48% lực lƣợng lao động của xã; 633 lao động dịch vụ thƣơng mại, tiểu thủ công nghiệp, công nhân viên chức nhà nƣớc, chiếm 23,14%.

Là một xã không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, ngành TTCN và dịch vụ, tuy nhiên trong những năm qua các ngành trên cũng đang dần đƣợc phát triển, bên cạnh đó cần đầu tƣ phát triển sản xuất để đảm bảo an toàn lƣơng thực.

Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn xã.

4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2014 của xã Phƣợng Tiến trong điều kiện có những thuận lợi cơ bản, cũng gặp rất nhiều khó khăn nhất là về vốn, giá cả tăng cao, thời tiết không thuận lợi song đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, các phòng ban chức năng của huyện, Đảng ủy, UBND các Ban ngành Đoàn thể, các Chi ủy Chi bộ cùng với toàn thể nhân dân trong xã đã hoàn thành những kết quả chỉ tiêu quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục tăng trƣởng, cơ sở hạ tầng đƣợc tăng cƣờng, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và đƣợc cải thiện. Công tác xây dựng Nông thôn mới đƣợc tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả.

* Sản xuất Nông lâm nghiệp:

Những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp của xã có những bƣớc tiến vƣợt bậc và đã giành thắng lợi cả 3 chỉ tiêu về: Diện tích, năng suất và sản lƣợng. Đây là ngành sản xuất có tầm quan trọng đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm của xã.

- Trồng trọt:

Trên địa bàn xã chủ yếu trồng các loại cây nhƣ: Lúa, ngô, khoai, lạc, sắn, đậu và một số cây rau màu khác. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2014

là 634,83 ha, giảm 0,1% so với cùng kỳ. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt cả năm đạt 2450,8 tấn tăng 1,11% so với kế hoạch, tăng 0,74% so với cùng kỳ

- Lâm nghiệp: Nghiệm thu công tác trồng rừng năm 2014 đạt 51,2/30 ha, số lƣợng 84.660 cây, cấp phân bón 8.466 kg; hiện nay nhân dân đã trồng cây sinh trƣởng và phát triển tốt, tăng cƣờng công tác phòng cháy chữa cháy rừng, chủ động các phƣơng án chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản đƣợc thực hiện thƣờng xuyên.

- Chăn nuôi: Là ngành đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân, vì thế công tác chăn nuôi luôn đƣợc duy trì tốt. Trong năm 2014 các hộ dân trong xã chủ yếu chăn nuôi gia cầm với 26.000 con, lợn cũng chiếm số lƣợng tƣơng đối lớn 2.114 con,ngoài ra các hộ còn chăn nuôi thêm trâu, bò để cày kéo và phân bón cho trồng trọt với: Đàn trâu 481/440 con; đàn bò 17/15 con.

Tổ chức tiêm phòng dịch cho đàn gia súc gia cầm, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng.Cụ thể:

+ Tiêm LMLM trâu, bò = 332 liều + Tiêm THT trâu, bò = 260 liều + Tiêm dịch tả lợn = 500 liều

+ Tiêm LMLM + tụ dấu ở Dê = 436 liều + Tụ dấu lợn = 3.345 liều

+ Tiêm phòng dại chó = 252 liều

+ Phun thuốc khử trùng tiêu độc 1.327 lƣợt hộ = 124.000 m2.

* Công nghiệp, TTCN, thương mại - dịch vụ:

- Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ ổn định, các dịch vụ thƣơng mại hoạt động nhỏ lẻ cơ bản đáp ứng

đƣợc nhu cầu thiết yếu của nhân dân. UBND xã đã phối hợp với HTX điện, điện lực Định Hóa, điện lực Thái Nguyên tổ chức hội nghị và kiểm đếm, đánh giá, định giá tài sản lƣới điện để bàn giao sang ngành điện quản lý. Doanh thu các lĩnh vực này trong năm ƣớc đạt 13 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.3. Tình hình phát triển xã hội

* Công tác giáo dục: Công tác giáo dục đào tạo tiếp tục đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lƣợng dạy và học từng bƣớc đƣợc nâng lên. Kết quả năm học 2013-2014 toàn xã có trên 62 giáo viên dạy giỏi; 85 học sinh giỏi; 159 học sinh khá ở các cấp học, có nhiều em đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.

Bƣớc và năm học mới 2014-2015 các nhà trƣờng đã phối hợp với UBND xã tiếp tục triển khai sâu rộng kế hoạch, nhiệm vụ năm học đến phụ huynh học sinh và nhân dân, triển khai việc lập hồ sơ hỗ trợ chi phí học tập theo NĐ 49/CP, tiếp tục củng cố cơ sở vật chất cho các nhà trƣờng. Các trƣờng đã và đang thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ năm học đề ra.

* Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình:

* Công tác Y tế: Trạm y tế thƣờng trực 24/24 giờ để tiếp nhận và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi đến khám bệnh và cấp phát thuốc theo quy định, phối hợp cùng cơ quan chuyên môn cấp trên tổ chức chiến dịch CSSKSS-KHHGĐ cho nhân dân. Kết quả cụ thể: Khám bệnh 5.851 lƣợt ngƣời, số ngƣời sử dụng các biện pháp tránh thai 147, số phụ nữ có thai 82 ngƣời, tiêm chủng 62 trẻ.

* Văn hóa - thể thao: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đƣợc diễn ra sôi nổi, rộng khắp đặc biệt và các ngày lễ, tết, công tác tuyên truyền đƣợc đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú nhƣ treo băng zôn, viết bảng tin, qua hệ thống truyền thanh, tham gia đầy đủ các giải thi đấu thể

thao trong năm nhƣ điền kinh, cầu lông, bóng đá. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đƣợc duy trì và đẩy mạnh, qua bình xét xã có 830/1.042 hộ gia đình văn hóa đạt 79,7%, văn hóa tiêu biểu 71 hộ chiếm 6,8%, cơ quan văn hóa đạt 5/5, 13/15 xóm đạt văn hóa. Tiếp tục thực hiện Đề án khôi phục, bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc.

* An ninh quốc phòng: Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh. Đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mƣu và hành động của các thế lực thù địch về chia rẽ dân tộc, phá hoại khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

* Môi trƣờng: Công tác vệ sinh môi trƣờng luôn đƣợc chú trọng phát triển kết hợp với kinh tế xã hội, hạn chế ảnh hƣởng của rác thải tới môi

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã phượng tiến huyện định hóa tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014 (Trang 28)