2012 -2014
4.3.3. Vai trò của khuyến nông đối với việc giảm tỷ lệ hộ nghèo
Tiêu chí hộ nghèo cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Để đạt đƣợc tiêu chí này khuyến nông xã đã thực hiện các hoạt động sau:
- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch khuyến nông tại các thôn trong xã Phƣợng Tiến theo từng giai đoạn và hàng năm.
- Triển khai lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ, ƣu tiên thực hiện các chƣơng trình, dự án, mô hình khuyến nông.
- Tham gia vào các lớp đào tạo nghề.
- Chú trọng công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật theo hƣớng cầm tay chỉ việc, lý thuyết gắn với thực hành, giúp cho nhân dân địa phƣơng thay đổi nhận thức trong cung cách làm ăn, mạnh dạn đầu tƣ phát triển sản xuất, góp phần quan trọng trong việc xóa hộ đói, giảm hộ nghèo một cách bền vững.
Khuyến nông viên phải giám sát cũng nhƣ luôn bên cạnh để nắm bắt tình hình cũng nhƣ các bƣớc biến chuyển trong sản xuất cũng nhƣ lao động để đánh giá chính xác nhất cũng nhƣ xây dựng kế hoạch sắp tới.
Do vậy sự tham gia đóng góp của ngƣời dân địa phƣơng rất quan trọng, ngƣời dân tham gia chứng tỏ các chƣơng trình dự án rất tốt mang lại lợi ích lâu bền cho ngƣời dân. Nó làm thay đổi cách nghĩ, cách làm ăn vốn ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân. Từ thói quen sản xuất chỉ trông chờ vào hạt lúa, sản xuất thì nhỏ lẻ manh mún, thiếu khoa học… đặc biệt là việc trông mong vào sự giúp đỡ của các tổ chức, của nhà nƣớc ở ngƣời dân (nhất là hộ nghèo). Từ khi có phong trào NTM, ngƣời dân xã Phƣợng Tiến đã từng bƣớc thay đổi cách tƣ duy làm giàu. Cả làng, cả xã hăng hái thi đua làm kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Một ví dụ cho thấy rõ nhất sự thay đổi nhận thức của ngƣời dân đó chính là việc ngƣời dân địa phƣơng góp tiền, hiến đất để xây dựng các công trình chung của thôn, xã. Đƣờng làng, ngõ xóm đƣợc bê tông hóa, nguồn kinh phí do dân đầu tƣ xây dựng, sửa chữa đàng hoàng hơn. Mặt khác ngƣời dân tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động khuyến nông triển khai trên địa phƣơng ngày càng nhiều. Ngƣời dân thực sự tin tƣởng vào các tiến bộ KHKT mà CBKN mang đem lại cho mình để áp dụng vào sản xuất và đời sống. Ngƣời dân Phƣợng Tiến sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ có các hoạt động khuyến nông trong quá trình xây dựng NTM mà đời sống của ngƣời dân ngày càng “Thay da đổi thịt” thu nhập tăng cao.
Các hoạt động khuyến nông trong những năm qua đã mang lại một số thay đổi tích cực về mặt xã hội trên địa bàn xã Phƣợng Tiến nhƣ: Giảm tình trạng bất bình đẳng giới, tạo việc làm cho một số ngƣời dân, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.14. Phân loại hộ nông dân theo mức thu nhập trong 3 năm 2012 - 2014
STT
Năm Các loại hộ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 13/12 14/13 1 Tổng số hộ 1028 100 1031 100 1042 100 99,70 101,1 2 Hộ khá 219 21,3 303 29,38 413 39,63 138,3 136,3 3 Hộ cận nghèo 592 57,6 541 52,47 504 48,36 90,5 93,2 4 Hộ nghèo 217 21,1 187 18.15 125 12.01 86,2 66,8
(Nguồn: UBND xã Phượng Tiến)
Qua bảng trên ta thấy trong 3 năm vừa qua số hộ nghèo của xã Phƣợng Tiến có xu hƣớng giảm dần, năm 2013 số hộ nghèo là 187 hộ chiếm 18,15% giảm 2,95% so với năm 2012, năm 2014 số hộ nghèo là 125 hộ chiếm 12,01%
giảm 6,14% so với năm 2013. Tuy rằng tỷ lệ hộ nghèo qua các năm đã giảm nhƣng so với tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì xã chƣa đạt tiêu chí này bởi một bộ phận hộ nghèo còn có tƣ tƣởng trông chờ,ỉ lại vào các cơ chế chính sách của nhà nƣớc, chƣa có ý thức vƣơn lên thoát nghèo còn những hộ nghèo thực sự khó khăn thì không có tƣ liệu,vốn sản xuất, hoặc ốm đau, bệnh tật lâu dài.
Để đạt đƣợc kết quả trên ngoài sự đầu tƣ cơ sở vật chất, sự cố gắng của các cấp, các ngành còn có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ khuyến nông. Trong những năm qua khuyến nông đã tích cực đƣa các tiến bộ kỹ thuật mới đến với ngƣời nông dân, đƣa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao và chất lƣợng tốt vào sản xuất, phối hợp với trạm thú y tiến hành tiêm phòng định kì cho gia súc, gia cầm cho hộ nông dân, từng bƣớc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của ngƣời dân. Mở lớp đào tạo dạy nghề cho ngƣời không có việc làm với tiếu chí 1 năm mở 2 lớp với số lƣợng 50-60 ngƣời nhằm tạo việc làm có thu nhập rồi thoát nghèo cho hộ dân.
KN tích cực chung tay thực hiện các chƣơng trình dự án xóa đói giảm nghèo nhƣ chƣơng trình 134, 135. CBKN xã là ngƣời trực tiếp triển khai và nghiệm thu các hoạt động hỗ trợ từ chƣơng trình nhƣ: Hỗ trợ làm chuồng gia súc; hỗ trợ thuốc BVTV, phân bón, mua giống mới. Trong chƣơng trình này khuyến nông còn có vai trò quan trọng thông qua lồng ghép các chƣơng trình tập huấn, bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao kỹ thuật để sử dụng có hiệu quả những vật tƣ mà ngƣời dân đã đƣợc hỗ trợ
Nhƣ vậy, để đạt đƣợc hai tiêu chí nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và giảm nghèo thì phải có sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ ngành KN và từ chính những ngƣời dân xã Phƣợng Tiến phải nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi thì cần thiết phải có sự
đóng góp của các hoạt động KN nhƣ: Xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền...
Điều quan trọng hơn nữa là các CBKN cần tập trung tuyên truyền, phát động phong trào thi đua “Cả nƣớc chung tay xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ gắn với xây dựng nông thôn mới” để mọi ngƣời dân hiểu rõ mục tiêu chính của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn. Từ đó, từng ngƣời dân sẽ phát huy tốt vai trò chủ động, tích cực trong thực hiện chƣơng trình thông qua việc quyết định các vấn đề quan trọng nhƣ công tác quy hoạch, xây dựng, kể cả việc góp vốn đầu tƣ.