4. Ý nghĩa của đề tài
1.3.3. Từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến trước khi có Luật Đất đa
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, kế thừa những điểm tiến bộ của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 ra đời và có những đổi mới quan trọng, đặc biệt với nội dung thu hồi đất phục vụ cho công cộng và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Luật Đất đai năm 1993 đã thể chế hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 về đất đai thông qua việc giao đất, cho thuê đất, chế độ quản lý, sử dụng các loại đất, quản lý việc sử dụng đất đúng mục đắch, xác định thời hạn giao đất, cho thuê đất, thẩm quyền thu hồi và giao, cho thuê đất; hạn mức sử dụng các loại đất và quy định các quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thông qua Luật Đất đai năm 1993 người sử dụng đất đã được làm chủ về ruộng đất, có các quyền và nghĩa vụ được xác lập cụ thể, đất đai được vận động theo cơ chế thị trường, việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn trở thành động lực to lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển đô thị và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Luật Đất đai năm 1993 thực sự là văn bản quan trọng đối với QSDĐ, chuyển quyền sử dụng và bồi thường đất đai, tài sản gắn kiền với đất.
Điều 1 của Luật Đất đai quy định quyền sở hữu đối với đất đai (thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý), đồng thời quy định về quyền của Nhà nước trong việc giao đất, cho thuê đất (Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chắnh trị, xã hội gọi chung là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất).
Điều 27 của Luật Đất đai năm 1993 có quy định việc thu hồi đất và việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đắch quốc phòng an ninh, lợi ắch quốc gia, lợi ắch công cộng, việc thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường thiệt hại.
Tại điều 73 và 79 Luật Đất đai quy định cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, một trong những quyền và nghĩa vụ là được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến QSDĐ hợp pháp của mình, được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi. Bồi thường cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình và giao lại cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi [16].
Luật Đất đai năm 1993 cũng như quy định việc Nhà nước xác định giá các loại đất để tắnh tiền khi giao đất, cho thuê đất và bồi thường thiệt hại khi thu hồi, theo khung giá do Chắnh phủ quy định.
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai ngày 02/12/1998 đã quy định quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, nhận QSDĐ của người khác, cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Xác định rõ các quyền của người sử dụng đất khi được giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất nhưng không phải nộp tiền sử dụng đất và được cho thuê đất.
+ Chuyển sang thuê đất nông nghiệp (không bị hạn chế về hạn điền) để tạo điều kiện phát triển các trang trại, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, khai thác đất hoang hoá, đất trống đồi núi trọc và thông qua các quy định để đầu tư trong nước, Nhà nước có chắnh sách miễn giảm tiền thuê đất.
+ Xử lý các tồn tại cũ mà các tổ chức đã được giao đất, đã nộp tiền sử dụng đất không phải chuyển sang thu đất để yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất.
Sau khi có luật Đất đai năm 1993, ngày 17/8/1994 Chắnh phủ ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP quy định: ỘĐền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đắch quốc phòng, an ninh, lợi ắch quốc gia, lợi ắch công cộngỢ. Sau hơn 3 năm thực hiện, nghị định này đã xuất hiện một số điểm bất hợp lý. Ngày 24/4/1998 Chắnh Phủ đã ban hành Nghị định số 22/NĐ-CP thay thế Nghị định số 90/NĐ-CP. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP quy định cụ thể các chắnh sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tắnh hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường GPMB theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đắch quốc phòng, an ninh, lợi ắch quốc gia, lợi ắch công cộng. Nghị định này là văn bản pháp lý mang tắnh toàn diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chắnh sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường bằng đất cùng mục đắch sử dụng, cùng hạng đất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế cho thấy, sau khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện GPMB, người bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất, phải chuyển sang ngành nghề khác. Tình trạng thất nghiệp, trẻ em phải bỏ học đối với những gia đình bị thu hồi đất khá phổ biến ở hầu hết các địa phương, từ đó nảy sinh vấn đề khiếu nại về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP giá đất do Nhà nước quy định để bồi thường thiệt hại về đất khác xa với giá thực tế. Với giá trị được bồi thường người có đất bị thu hồi không có khả năng tự lập nơi ở mới cũng như không có khả năng đầu tư để chuyển sang ngành nghề khác, để duy trì cuộc sống tối thiểu [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001 quy định cụ thể hơn về bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đai vào mục đắch đắch an ninh, quốc phòng, lợi ắch quốc gia, lợi ắch công cộng. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chắnh phủ. Nhà nước có chắnh sách để ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất.