thuẫn trong cuộc sống, bảo vệ sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm, ma túy ở Hòa Bình là do công tác này đã có tác động mạnh mẽ đến các phong trào đang diễn ra ở khu dân cư, thôn, xã, bản làng. Nội dung của công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm nói riêng và công tác phòng chống tệ nạn, bảo vệ trật tự an toàn xã hội nói chung đã được đưa vào xây dựng các hương ước, qui ước để thực hiện. Nhiều mô hình phòng chống tệ nạn mại dâm, ma túy có từ cơ sở gia đình, thôn bản, khu dân cư đã và đang góp phần làm cho tình hình mại dâm, ma túy về cơ bản đã có sự chuyển biến tích cực, trong đó vai trò của dòng họ, của già làng, trưởng bản… những người có uy tín trong các vùng dân tộc được phát huy và xây dựng như những điển hình. Điển hình phong trào phòng chống ma túy, mại dâm ở huyện Lạc Sơn, một huyện lỵ khó khăn cách thành phố 70km: Trong công tác xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, đã có ba đơn vị sơ kết đề án xây dựng địa bàn không có ma túy là: Nhân Nghĩa, Xuất Hóa, Vũ Lâm; xã Liên Vũ với mô hình “dòng họ, ổ nhà tự quản”; xã Bình Cảng với mô hình “tiếng kẻng bình yên và tổ tuần tra tự quản”. Bên cạnh đó, nhiều câu lạc bộ phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội ở các thôn, xóm hoạt động có hiệu quả như: câu lạc bộ xóm Nam Hòa - Xuất Hóa, câu lạc bộ xóm Nghĩa - thị trấn Vụ Bản, câu lạc bộ xóm Vôi - xã Liên Vũ… Ở các huyện khác như Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Thủy… nhân rộng điển hình của Lạc Sơn và bước đầu đã có những thành công nhất định trong công tác này. Với việc đề ra nhiệm vụ trong
qui ước, giao trách nhiệm đến từng gia đình, dòng họ cùng phấn đấu, mọi người có trách nhiệm với gia đình và dòng họ của mình. Và đây có thể coi là giải pháp có tính khả thi cao và có khả năng thu hút mọi người cùng tham gia.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, cùng với các cơ quan ban ngành, các đoàn thể xã hội, các gia đình ở tỉnh Hoà Bình đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và ở Hòa Bình nói riêng tùy thuộc vào sự đóng góp của các gia đình, trong đó việc phòng, chống tệ nạn xã hội là một trong những cơ sở quan trọng để phát triển bền vững.
Nhiệm vụ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của gia đình trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, góp phần giảm tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh trật tự xã hội phải được thể hiện trong các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, đoàn thể xã hội và từng gia đình. Phải gắn công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của gia đình trong các kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội, trong việc thực hiện các chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong thời gian tiếp theo có thể tạo điều kiện tốt hơn nữa để gia đình thực hiện được các chức năng cơ bản của mình. Giảm đến mức thấp nhất việc thâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, tiến tới có thể xóa bỏ tệ nạn xã hội.
KẾT LUẬN
Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi cá nhân, gia đình là nơi con người sinh ra, lớn lên và hoàn thiện nhân cách. Gia đình có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, gia đình cũng có những biến đổi nhất định xong gia đình vẫn là một đơn vị quyết định sự phát triển bền vững của xã hội.Mục đích của chúng ta là xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [8] nhưng vẫn dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc để phát triển bền vững. Vì vậy phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm, ma túy nói riêng là bảo vệ hạnh phúc gia đình, sức khỏe giống nòi, bảo vệ nhân phẩm và sự phát triển bề vững của xã hội. Trước những diễn biến phức tạp của tệ nạn xã hội hiện nay, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội thực sự trở thành một cuộc chiến rất khó khăn và lâu dài không phải của riêng ai. Phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, trong đó vai trò của gia đình đặc biệt quan trọng. Gia đình có khả năng kìm hãm và có cả khả năng thúc đẩy nguy cơ của tệ nạn xã hội. Vì vậy gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình, gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc thì lúc đó gia đình có sức mạnh, là nhân tố tích cực tham gia vào cuộc chiến chống tệ nạn xã hội, ngăn chặn sự thâm nhập của nó vào gia đình, kéo các thành viên ra khỏi vũng lầy của tệ nạn và ngược lại. Việc thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của gia đình cũng có những thuận lợi cơ bản do dựa trên tình cảm ruột thịt, tình thương yêu sâu sắc của cha mẹ, con cái và những người thân. Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Khánh trong Hội nghị năm quốc tế về gia đình đã chỉ rõ: “Trước mắt chỉ khi nào xây dựng được gia đình Việt
không có sự đóng góp rất tích cực và tự giác của các gia đình thì không thể nào phòng chống được tệ nạn xã hội”. Vai trò đó đang ngày càng được chứng minh và việc giúp đỡ các gia đình thực hiện tốt vai trò của mình là trách nhiệm của toàn xã hội.
Trong những thành tựu của công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở Hòa bình những năm qua có sự đóng góp rất lớn của các gia đình. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, gia đình cũng chịu những tác động không nhỏ do mặt trái của cơ chế thị trường đem lại. Trên cơ sở làm rõ thực trạng, kế thừa, phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình hiện nay sẽ góp phần giữ vững ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Để phát huy hơn nữa vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình những năm tới luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số quan điểm và giái pháp chủ yếu để công tác này thu được kết quả cao hơn.
Gia đình ấm no, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, đất nước giàu mạnh, an ninh trật tự xã hội ổn định, con người phát triển toàn diện là mong muốn của mọi người trong xã hội. Do đó những giải pháp mà luận văn đề xuất hy vọng góp phần tích cực vào việc phát huy hơn nữa vai trò của gia đình trong phòng chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình trong thời gian tới. Qua đó gia đình đóng góp cho xã hội những gì tốt đẹp nhất, nuôi dưỡng giáo dục những thành viên của mình thành những con người có ích, làm được điều này đồng nghĩa với các tệ nạn xã hội cũng được đẩy lùi trong xã hội chúng ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chung Á - Nguyễn Đình Tấn (1996), Nghiên cứu xã hội học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ph.Ănghen (1995), Toàn tập:
21, Nxb. , Hà Nội.
3. Công an tỉnh Hòa Bình (2009), Báo cáo tình hình tội phạm ma túy năm 2009 (PV11).
4. Cục Thống kê Hòa Bình (2009), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình
2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
5. Bùi Thế Cường (1994), Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
6. (1996),
, Nxb. .
7. t Nam (2001),
, .
8. (2006),
9. Trần Hàn Giang (2002), “Mại dâm ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc”,
Tạp chí khoa học về phụ nữ, (6), tr.22-29.
10. Ngô Công Hoàn (1991), Tâm lý học gia đình, Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hòa Bình (2009), Báo cáo kết quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội từ 2005-2009.
13. , , (12), tr.32-36. 14. C. Mác và Ph. Ăngghen (1978), T 1, Nxb Sự thật, . 15. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), T q . 16. Dư (2004), , Nxb. q .
17. Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 21 tháng 1 năm 1993 của Chính phủ về
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
18. Lê Thị Quí (1996), Nỗi đau thời đại, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
19. (2006), “ - ”,
, ( 6 .
20. Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hòa Bình (2008), Báo cáo tổng kết 5 năm triển khai pháp lệnh phòng, chống mại dâm (2003-2008).
21. Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hòa Bình (2009), Báo cáo kết quả công tác cai nghiện phục hồi giai đoạn 2006 - 2009, số 112BC/TT.
22. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình (2009), Báo cáo tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2000 đến 2009.
23. Lê Thi (1997),
, Nxb. , Hà Nội.
24. Lê Thi (1999), “Gia đình và việc ngăn chặn nạn mại dâm”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (1), tr.44-47.
25. Lê Thi (2006), Cuộc sống và những biến đổi của hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay, Nxb. Hà Nội.
26. Trần Quang Tiệp (2005), “Sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội trong đấu tranh phòng, chống người chưa thành niên phạm tội”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1), tr.62-66.
27. Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Nội vụ (1992), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hội thảo chính sách xã hội đảm bảo phòng ngừa, đấu tranh chống tệ nạn xã hội trong nền kinh tế thị trường.
28. (1995),
, Nxb. Thành phố .
29. (1997),
, Nxb. .
30. Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ và gia đình (1995), Gia đình và địa vị của người phụ nữ trong xã hội - cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
31. Trung tâm Xã hội học (1997), Một số vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Lê Thế Tiệm, Trần Văn Thảo (2005), 60 năm đấu tranh bảo vệ trật tự an toàn xã hội của lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
33. Ủy ban quốc gia Phòng chống ma túy (1998), Bản tin công tác phòng, chống ma túy, (2).
34. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Lao động - Thương binh Xã hội Hòa Bình, Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện công tác cai nghiện phục hồi theo Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
35. Lê Ngọc Văn, “Những vấn đề đặt ra với gia đình Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Lao động và Xã hội, (290).
36. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (2001), Những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
37. Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện (2002), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
38. Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (2003), Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Câu 1: Xin ông (bà) vui lòng cho biết theo ông (bà) gia đình có vai trò như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội?
- Quan trọng 75%
- Bình thường 19%
- Không quan trọng 6%
Câu 2: Xin ông ( bà) vui lòng cho biết theo ông (bà) những nguyên nhân nào sau đây từ gia đình khiến con cái dễ mắc tệ nạn xã hội.
- Khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội: 23% - Cha mẹ không hòa thuận, sa sút đạo đức, lối sống, ly thân, ly hôn: 42%
- Không quan tâm đến động cơ học tập của con cái, thậm chí có thái độ buông xuôi, con
cái làm gì cũng được miễn nuôi sống được bản thân: 20%
- Tất cả lý do trên: 15%
Câu 3: Xin ông ( bà) vui lòng cho biết theo ông (bà) những nguyên nhân nào sau đây khiến con người dễ mắc tệ nạn xã hội.
- Do bản thân đua đòi, ăn chơi: 12%
- Do thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình, cha mẹ không hòa thuận, sa sút đạo đức,
lối sống, ly thân, ly hôn: 45%
- Do thiếu sót trong quản lý xã hội: 37%
- Tất cả lý do trên: 6%
Câu 4: Xin ông (bà) vui lòng cho biết theo ông bà để gia đình có thể phát huy vai trò của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội cần phải là gì?
- Tạo điều kện cho các gia đình phát triển kinh tế: 20%
- Quan tâm hơn nữa đến vai trò giáo dục của gia đình: 19%
- Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong quản lý, giáo dục
con em mình: 16%
- Giải quyết tốt các mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: 17%
- Tất cả các việc trên: 31%
Điều tra số hộ có thành viên mắc tệ nạn xã hội trên một số địa bàn trọng điểm của tỉnh Hoà Bình. Địa bàn Nhóm 1 Nhóm 2 Số hộ điều tra Số hộ mắc tệ nạn/ % Số hộ điều tra Số hộ mắc tệ nạn / % P. Phươn g Lâm 100 15 15 100 36 36 P. Đồng Tiến 100 12 12 100 35 35 TT Bo 100 13 13 100 30 30 TT Mai Châu 100 9 9 100 35 35