Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế của gia đình trong phòng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau (Trang 67)

phòng chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình hiện nay

* Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế của gia đình trong phòng chống tệ nạn xã hội:

+ Nguyên nhân khách quan của những thành tựu:

Sở dĩ đạt được những thành công bước đầu trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma túy, mại dâm nói riêng ở Hoà Bình

các gia đình thực hiện các chức năng một cách đầy đủ nhất. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức X của Đảng, vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội một lần nữa được Đảng ta nhấn mạnh và đề cao: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [36, tr.103-104]. Với mục đích tôn vinh, đề cao vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và sự phát triển của xã hội, của đất nước, tháng 5 năm 2001 Thủ tướng C0hính phủ ra Quyết định số 72/2001/QĐ - TTg lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm là “Ngày gia đình Việt Nam”. Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 49 - CT/TW ngày 21/05/2005 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để giúp các gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình, Đảng và Nhà nước còn có nhiều chính sách hỗ trợ các gia đình như: chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vay vốn giúp con em ăn học, hỗ trợ về kinh tế để nuôi dưỡng người tàn tật, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, miễn giảm học phí đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho các gia đình cho con em đến trường. Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần giúp cho các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có thêm một kênh mới để có thể tiếp nhận được nguồn vốn vay cho sản xuất, kinh doanh...

Các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... có các chương trình hoạt động dưới các mô hình tổ, Hội phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, cho vay vốn, tín chấp vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm, giới thiệu việc làm; Phối hợp với chính quyền, các ngành để giúp hội viên về vốn, tạo điều kiện tiếp cận nhanh khoa học công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tổ dân phố, thôn xóm bản làng văn hóa với các tiêu chí phù hợp.

Trong những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã vận động được hàng nghìn lượt hộ gia đình ở các địa bàn trong tỉnh ký cam kết không tham gia tàng trữ, buôn bán, sử dụng chất ma túy, tránh tác hại do tệ nạn này gây ra. Qua việc tổ chức và thực hiện nhiều hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu quả Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình, giúp đỡ các gia đình thực hiện tốt các chức năng, góp phần hạn chế sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào các gia đình và kìm chế sự gia tăng của nó. Vận động các gia đình tích cực tham gia phòng chống tệ nạn và thực hiện cam kết: “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và các tệ nạn xã hội”... Bên cạnh đó các cấp Hội phụ nữ đã tổ chức nhiều hội thảo, các buổi thảo luận nhằm trang bị kiến thức phòng chống tệ nạn xã hội cho các gia đình, nội dung các cuộc hội thảo, các buổi thảo luận này tập trung bàn về các biện pháp quản lý, giáo dục con cái trong gia đình, công tác phát hiện, tố giác tội phạm chứa chấp mại dâm, buôn bán ma túy trên địa bàn. Vận động những gia đình có người nghiện đưa đi cai nghiện hoặc cai tại nhà... Cùng với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức hội thi “Kiến thức pháp luật và gia đình”. Xây dựng mô hình “Giáo dục kỹ năng sống khỏe” nhằm trang bị những kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên giúp họ có kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó để giúp các em biết tự bảo vệ mình trước tệ nạn xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền trong phòng, chống tệ nạn xã hội, từ năm 1996 đến nay công tác này được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm và chỉ đạo sát sao. Ngoài các chương trình, phóng sự của các cơ quan đài báo Trung ương thì báo Hòa Bình, đài Phát thanh truyền hình của tỉnh và các đài truyền thanh của các huyện, xã trực thuộc đều xây dựng các chuyên đề về phòng chống tệ nạn xã hội. Rất nhiều tấm pa - nô, áp phích, khẩu hiệu được dựng lên ở các địa bàn trọng điểm đã thu hút được sự quan tâm của quần chúng nhân dân. Nhiều bài báo, các đoạn phóng sự về tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm và tác hại của nó... có tác dụng rất lớn đến cộng đồng.

Đặc biệt là những tấm gương về những con người đã từng mắc lầm lỡ, quay trở lại với cuộc sống, tâm sự của chính những người trong cuộc... đã tác động tích cực đến các gia đình, các thành viên.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội của Hoà Bình còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó cũng do những nguyên nhân khách quan, chủ quan.

* Nguyên nhân khách quan của những hạn chế:

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến tất cả các cá nhân, các gia đình. Kinh tế thị trường tạo điều kiện tốt cho cá nhân phát triển và việc chăm sóc các thành viên trong gia đình được tốt hơn nhưng dường như quĩ thời gian dành cho việc chăm sóc, quản lý con cái hạn hẹp, sự cân bằng về tâm lý của các thành viên trong gia đình cũng ít nhiều ảnh hưởng... Trong gia đình cũng bắt đầu xuất hiện những bất đồng, những vấn đề tiêu cực như đề cao quá mức sức mạnh của đồng tiền, coi nhẹ tình cảm, đặt lợi ích của cá nhân lên mọi đạo lý, sự mâu thuẫn giữa vợ chồng, ngoại tình, bạo lực gia đình gia tăng... Hậu quả là những đứa trẻ bị bỏ rơi và dễ trở nên hư hỏng. Hòa Bình là tỉnh miền núi còn khó khăn, mức sống người dân thấp, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng cao thuộc các huyện. Phong tục tập quán còn lạc hậu. Các gia đình ở đây kinh tế khó khăn lại đông con, vì vậy việc chăm sóc, quản lý, giáo dục và định hướng cho con cái rất khó khăn. Chính sự kém hiểu biết cũng là một trong những nguyên nhân các cá nhân dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Theo thống kê của Công an Tỉnh thì số gái mại dâm ở Hòa Bình chủ yếu xuất thân từ gia đình khó khăn, nghèo khổ và trình độ văn hóa rất thấp.

Theo số liệu điều tra, thăm dò, khảo sát trên địa bàn phường Đồng Tiến và Phương Lâm - thành phố Hoà Bình và thị trấn Bo huyện Kim Bôi, thị trấn Mai Châu huyện Mai châu cho thấy: số gia đình quan tâm đến con cái, quản

lại. Trên địa bàn phường Đồng Tiến và Phương Lâm, khi khảo sát các hộ dân cư tác giả chia làm hai nhóm, nhóm 1: gia đình ít con, thu nhập ổn định, có nhiều thời gian quan tâm đến con. Nhóm 2: hộ gia đình đông con hơn, thu nhập thấp, không có nhiều thời gian để quản lý, chăm sóc con, cha mẹ không gương mẫu. Kết quả (xem phụ lục).

Kết quả cho thấy vai trò của gia đình cộng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền rất quan trọng trong việc giúp con em tránh xa các tệ nạn xã hội. Các gia đình ít con, có thu nhập ổn định, có nhiều thời gian chăm lo, quản lý, giáo dục con cái thì khả năng con cái ít mắc tệ nạn xã hội hơn so với các gia đình đông con, kinh tế khó khăn, dành nhiều thời gian để lo kiếm sống .Việc chăm sóc và quản lý con cái Nhóm 2 có phần hạn chế hơn, tệ nạn xã hội dễ len lỏi và xâm nhập hơn.

Nguyên nhân thứ hai đó là công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng trong tỉnh về phòng, chống tệ nạn xã hội hiệu quả chưa cao, còn mang tính hình thức,chưa sâu sắc và thiếu sự phối hợp đồng bộ. Công tác giáo dục cho những đối tượng có nguy cơ cao như thanh niên, học sinh, sinh viên chưa mang tính thường xuyên, chưa phát huy được thế mạnh riêng của từng đoàn thể xã hội cho công tác này.

Công tác cai nghiện tại các trung tâm có kết quả cắt cơn tốt nhưng tỷ lệ tái nghiện còn cao. Hiện nay Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh có thể tiếp nhận số lượng đối tượng cai nghiện tập trung cao hơn tuy nhiên vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu cai nghiện của cộng đồng. Vấn đề cai nghiện, quản lý và giải quyết việc làm cho người nghiện sau khi cai nghiện là rất khó khăn và phức tạp. Vấn đề đặt ra là quản lý đối tượng sau cai tại gia đình và cộng đồng, phát huy hết trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, thôn, xóm, tổ dân phố và gia đình của các đối tượng. Kinh phí hỗ trợ cho công tác này rất ít, vấn đề việc làm đối với những đối tượng này rất khó khăn nên tỷ lệ tái nghiện còn khá cao.

Ở địa bàn Thành phố Hòa Bình, trong năm 2007 tỷ lệ người tái nghiện khoảng 70% (210/304 đối tượng); năm 2008 và năm 2009 tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể, khoảng 66%, tuy nhiên số người chưa tái nghiện không đồng nghĩa là không tái nghiện. Ở các huyện tình trạng cũng tương tự, tái nghiện sau cai rất nhiều. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tái nghiện đó là tình trạng không có việc làm. Theo số liệu thống kê dưới đây, tỷ lệ không có việc là ở các đối tượng sau cai nghiện khá cao, dao động từ 80% tổng số đối tượng trở lên.

Bảng 2.5: Kết quả công tác điều tra đối tƣợng sau cai nghiện ma túy năm 2007 – 2009.

TT ĐƠN VỊ

TỔNG SỐ ĐỐI TƢỢNG

QUẢN LÝ SAU CAI TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM

CHƢA TÁI NGHIỆN TÁI NGHIỆN CÓ VIỆC LÀM KHÔNG CÓ VIỆC LÀM

2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 1 TP Hòa Bình

304 324 346 94 109 95 210 215 251 70 68 66 234 256 280

2 Huyện Kim Bôi

36 42 55 8 8 17 28 34 38 8 0 15 28 42 21 3 Huyện Lạc Sơn 88 83 88 35 38 44 53 45 44 28 23 39 60 60 49 4 Huyện Tân Lạc 28 33 36 13 11 16 15 22 20 8 9 18 20 24 18 5 Huyện Kỳ Sơn 34 14 60 7 2 16 27 34 44 8 7 10 26 29 50 6 Huyện Đà Bắc 23 37 20 2 5 6 21 9 14 4 1 0 19 13 20 7 HuyệnCao Phong 36 23 30 15 8 15 21 29 15 11 3 4 25 34 26

8 Huyện Mai Châu

20 34 33 9 4 10 11 19 23 6 1 4 14 21 16

9 Huyện Lương Sơn

146 36 155 45 58 20 101 83 135 11 2 30 135 139 105

10 Huyện Yên Thủy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37 24 27 13 9 16 24 15 11 5 7 5 32 17 22

11 Huyện Lạc Thủy

6 5 19 0 0 9 6 5 10 0 0 1 6 5 18

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo kết quả điều tra người sau cai nghiện ma túy năm 2007 - 2009.

Theo số liệu thống kê trên tỷ lệ người tái nhiện rất cao. Ở địa bàn Thành phố Hoà Bình năm 2009 số người tái nghiện là 251 trên tổng sô 346 đối tượng, chiếm gần 80%; số người nghiện không có việc làm là 280 người; Huyện Lương Sơn năm 2009 số người tái nghiện là 135 trên tổng số 155 đối tượng. Chủ yếu là do không có việc làm, không có thu nhập và nhiề lý do khác. Tình hình mại dâm diễn biến cũng rất phức tạp và biến tướng ở một số địa bàn trọng

Bảng 2.6: Số liệu điều tra đối tƣợng hoạt động mại dâm sau giáo dục năm 2007 - 2009

TT ĐƠN VỊ

TỔNG SỐ ĐỐI TƢỢNG

QUẢN LÝ SAU GIÁO DỤC

TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM

HOÀN LƢƠNG KHÔNG HOÀN LƢƠNG CÓ VIỆC LÀM KHÔNG CÓ VIỆC LÀM

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 TP Hòa Bình 52 50 61 4 6 6 48 44 55 1 7 7 51 43 54

2 Huyện Mai Châu

22 19 20 2 1 1 20 18 19 0 2 2 22 17 18 3 Huyện Lạc Sơn 33 35 35 4 6 5 29 29 30 7 3 3 26 32 32 4 Huyện Tân Lạc 12 20 20 3 2 2 9 18 18 0 0 0 12 20 20 5 Huyện Kỳ Sơn 23 21 22 5 6 6 18 15 16 1 0 0 22 43 22 6 Huyện Đà Bắc 43 43 43 2 3 3 41 40 40 1 1 1 42 42 42

7 Huyện Kim Bôi

125 132 104 16 20 15 109 112 89 6 8 8 119 124 96

8 Huyện Cao Phong

8 9 10 3 5 5 5 4 5 0 0 0 8 9 10

9 Huyện Lương Sơn

10 10 10 1 1 1 9 9 9 1 1 1 9 9 9

10 Huyện Yên Thủy

53 48 50 9 6 6 44 42 44 7 4 4 46 44 46

11 Huyện Lạc Thủy

5 5 7 1 0 0 4 5 7 0 2 2 5 3 5

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Biểu tổng hợp đối tượng hoạt động mại dâm năm 2007-2009.

+ Nguyên nhân chủ quan của những thành tựu:

Khi xem xét các nguyên nhân dẫn đến thành công của gia đình trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình, phần lớn các gia đình đã nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển của xã hội nói chung và trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói riêng. Qua đó các gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình, đặc biệt là chức năng nuôi dưỡng và giáo dục. Qua các thông tin được các tổ chức xã hội, các cơ quan chức năng cung cấp và từ thực tiễn cuộc sống, những năm qua nhiều gia đình ở Hòa Bình đã nhận thức sâu sắc hơn về tác hại của tệ nạn xã hội, xác định được bên cạnh nhiều nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân xuất phát từ gia đình khiến tệ nạn xã hội gia tăng. Trong một khảo sát nhỏ về vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội tại Hòa Bình có 45% người được hỏi cho rằng do thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình, cha mẹ có sa sút về đạo đức, lối sống thực dụng nên các thành viên trong gia đình có thể mắc tệ nạn xã hội, nguyên nhân này còn được đánh giá cao hơn nguyên nhân do thiếu sót trong quản lý xã hội (37%) (xem phụ lục). Đồng thời khi được hỏi cũng cho rằng để phát huy vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội quan trọng nhất là phải kết hợp nhiều biện pháp để gia đình có thể thực hiện tốt các chức năng của mình (31%). Biện pháp tạo điều kiện cho các gia đình phát triển kinh tế được chọn thứ hai và tiếp sau đó là sự quan tâm giáo dục của gia đình... Các gia đình đều nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc hình thành nhân cách của các cá nhân nên các gia đình đều có ý thức tự học hỏi và đạt nhiều tiến bộ về nội dung và phương pháp giáo dục đối với các thành viên của mình. Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau (Trang 67)