Gắn công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau (Trang 89)

nạn ma túy, mại dâm nói riêng của gia đình với các kế hoạch về phòng chống tệ nạn xã hội của địa phương, của tỉnh

Xác định gia đình là một trong những thành phần quan trọng tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và việc thực hiện thành công công tác này từ gia đình sẽ góp phần rất lớn hạn chế sự gia tăng mà có thể xóa bỏ tệ nạn xã hội. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những mặt hạn chế của công tác phòng chống tệ nạn xã hội thời gian qua, phát huy hiệu quả trong thời gian tới, Hòa Bình đặc biệt quan tâm đến yếu tố gia đình trong các kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của mình.

Cần có cách làm phù hợp để triển khai và chỉ đạo thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với gia đình thông qua đó phát huy được vai trò của gia đình trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình hiện nay. Trong quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh, cần chú ý đến mục tiêu củng cố, duy trì sự bền vững của thiết chế gia đình, đây cũng là cơ sở để góp phần ổn định và phát triển xã hội. Hỗ trợ các gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình, đặc biệt chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ các thành viên trong tình hình tệ nạn xã hội diễn biến rất phức tạp như hiện nay, giúp các gia đình có điều kiện tiếp tục tham gia có hiệu quả trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

Thứ nhất: Tiếp tục sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo điều kiện cho việc nâng cao vai trò của gia đình trong phòng chống tệ nạn xã hội. Quan tâm đến mục tiêu phát triển kinh tế gia đình, cơ sở kinh tế cho việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục các thành viên, hạn chế những tác động tiêu cực của tệ nạn xã hội đến gia đình.

Thứ hai: Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể xã hội tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật liên quan đến gia đình và giám sát việc thực hiện, can thiệp kịp thời những biểu hiện vi phạm qua đó có thể bảo vệ hạnh phúc gia đình để gia đình thực sự là thành trì phòng chống tệ nạn xã hội. Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở phải có sự giám sát chặt chẽ với các hoạt động dễ nảy sinh tệ nạn xã hội. Tích cực hơn nữa trong việc phối hợp cùng gia đình giáo dục, quản lý, đồng thời phát hiện, ngăn chặn biểu hiện của tệ nạn xã hội trong các thành viên của cộng đồng.

Thứ ba: Có giải pháp để nâng cao nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hóa gia đình, đây là yếu tố quan trọng giúp các gia đình giữ ghìn, phát huy giá trị tốt đẹp truyền thống phù hợp với yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở đó các gia đình có nhận thức tốt hơn về pháp luật, hình thành ý thức pháp luật cho các thành viên, đây là cơ sở cho việc phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu quả.

Thứ tư: Thực hiện gia trách nhiệm đến từng gia đình trong việc quản lý, giáo dục con em mình, hạn chế nguy cơ mắc tệ nạn xã hội và chủ động, tích cực giúp đỡ các thành viên khắc phục hậu quả do mắc tệ nạn xã hội trở về tái hào nhập cộng đồng. Tạo điều kiện để các gia đình có người mắc tệ nạn xã hội tham gia sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, hoàn lương có công ăn việc làm, cuộc sống ổn định, xa rời

Thứ năm: Trên cơ sở xây dựng Chiến lược gia đình Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/05/2005 thực hiện thành công chiến lược xây dựng gia đình của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010. Cần có sự lồng ghép về việc phát huy vai trò phòng, chống tệ nạn xã hội của gia đình trong các chính sách gián tiếp như phát triển y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình. Từ đó góp phần thành công mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh.

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò vủa gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở tỉnh Hòa Bình hiện nay

3.2.1. Thông qua phát triển kinh tế địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình để xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tạo cơ sở triển kinh tế gia đình để xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tạo cơ sở vật chất tốt hơn cho gia đình, phát huy tốt vai trò của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội

Giải pháp trên đây có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định hạn chế nguyên nhân, điều kiện nảy sinh các tệ nạn xã hội.

Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình nói chung và tệ nạn mại dâm, ma túy nói riêng cho thấy phần lớn nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình trạng mắc tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh là do thiếu công ăn việc làm. Thất nghiệp ở thành thị lẫn nông thôn đã đẩy nhiều gia đình vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn, dẫn đến nguy cơ cao để tệ nạn xã hội xâm nhập, đồng thời việc thực hiện các chức năng của gia đình rất khó khăn.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đến gia đình, coi gia đình là nền tảng của xã hội và tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, văn hóa gia đình, giúp các gia đình có thể làm tốt các chức năng của mình, góp phần làm cho xã hội phát triển lành mạnh. Dưới

chức: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên... đã có sự giúp đỡ, hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện cho các gia đình làm kinh tế, ổn định cuộc sống. Hỗ trợ cho các gia đình khó khăn vay vốn, giới thiệu viẹc làm, tiếp cận với khoa học công nghệ... Kinh tế hộ gia đình được xác định là một đơn vị sản xuất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) của nước ta. Trong môi trường kinh tế hộ gia đình các thành viên được giáo dục, rèn luyện tình yêu, ý thức lao động, biết quí trọng thành quả lao động đồng thời xác định bổn phận và trách nhiệm với gia đình - đây là cái lớn nhất mà mà việc phát triển kinh tế hộ gia đình đem lại. Phát triển kinh tế hộ gia đình còn góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội vì khi kinh tế gia đình ổn định và phát triển thì không dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho các thành viên gia đình mà còn có khả năng mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động khác. Các cơ sở tư nhân kinh doanh nhỏ có sự phát triển nhanh chóng đã góp phần thu hút được nhiều người lao động, tạo nhiều việc làm, nhất là cho chị em phụ nữ nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo trong xã hội. Phát triển kinh tế hộ gia đình để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng Hòa Bình thành tỉnh miền núi phát triển cửa ngõ Tây Bắc, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội, chính là cơ sở để loại bỏ điều kiện phát sinh và tồn tại của tệ nạn xã hội.

Tóm lại: Sự phát triển của kinh tế hộ gia đình, giúp các gia đình độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh đồng thời thực hiện được mục tiêu ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo điều kiện để các gia đình đáp ứng nhu cầu chính đáng và chăm sóc chu đáo để các thành viên có thể phát triển

dần trưởng thành hưn, phát huy tính sáng tạo, làm chủ bản thân, tự tin bước vào đời một cách vững vàng, không bị những thói hư tật xấu cám dỗ. Những kinh nghiệm trong lao động cùng sự quan tâm, chăm sóc của gia đình thường giúp họ đứng vững trước những thử thách của cuộc sống, ít sa vào các tệ nạn xã hội. Sự phát triển của kinh tế gia đình cũng là cơ sở giúp cho những người lầm lỡ, những người sau cai nghiện trở về địa phương tham gia sản xuất, rèn luyện để tái hòa nhập cộng đồng xã hội. Qua đó góp phần để kết quả phòng chống tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma túy,mại dâm ở Hòa Bình đạt kết quả cao và bền vững.

3.2.2. Chú trọng đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến các gia đình, tạo thói quen sống, làm việc theo pháp luật từ tuổi luật đến các gia đình, tạo thói quen sống, làm việc theo pháp luật từ tuổi ấu thơ, góp phần lành mạnh hóa và giữ vững ổn định, an ninh xã hội

Nền kinh tế thị trường tạo ra rất nhiều cơ hội cho các gia đình phát triển kinh tế trở nên giàu có. Tuy nhiên nhiều gia đình với tham vọng làm giàu bằng mọi giá đã có những hành vi vi phạm pháp luật như: buôn lậu, trốn thuế, cờ bạc, buôn bán ma túy, tổ chức mại dâm... Môi trường xấu đó tác động trực tiếp tới con trẻ. Tiếp xúc hàng ngày với các tệ nạn xã hội ấy trẻ nảy sinh rất nhiều tính xấu: thiếu trung thực, hám lợi, không chịu học hành, không quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh... dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp luật là rất cao. Số trẻ em vi phạm pháp luật trong những năm gần đây ngày càng có xu hướng gia tăng. Lý do phạm tội của các em nhỏ do công tác tuyên truyền trẻ em vi phạm pháp luật còn hạn chế, không quan tâm nhiều đến các em có hoàn cảnh éo le, công tác quản lý các hoạt động tại các điểm internet, trò chơi điện tử chưa chặt chẽ. Theo những người có trách nhiệm của Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thì đa số các em vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt: nghèo, thiếu sự chăm sóc quản lý của cha

mẹ, nhưng cao nhất là trẻ em trong các gia đình có người thân vi phạm pháp luật. Từ thực tế trên cho thấy sự vi phạm những nguyên tắc đạo đức, lối sống, những việc làm phi pháp của cha mẹ và những người thân trong gia đình sẽ tạo cho con cái những quan điểm lệch lạc khiến chúng dễ lặp lại những sai lầm mà bố mẹ chúng đã làm. Sẽ rất khó khăn khi người lớn không gương mẫu, trẻ mất lòng tin, chán ghét gia đình và dễ dàng đẩy trẻ vào con đường phạm pháp, khi đó công tác phòng chống tệ nạn xã hội sẽ khó có kết quả bền vững. Vì vậy chú trọng đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến các gia đình, tạo thói quen sống, làm việc theo pháp luật từ tuổi ấu thơ là một giải pháp có tính bền vững cao vì con người được giáo dục từ tấm bé về pháp luật, tính nghiêm minh của pháp luật được tạo thành thói quen, ý thức sống và làm việc theo pháp luật, đây là nền tảng cho con người trở thành những công dân tốt, giúp họ có khả năng tránh những hành vi trái với chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, để làm tốt được vấn đề này cần có sự hỗ trợ của xã hội thông qua các công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác này chỉ đạt được hiệu quả khi đến được với từng gia đình, từng công dân để họ hiểu và thực hiện nghiêm túc, đồng thời nâng cao tinh thần đấu tranh và ý thức cảnh giác cuả nhân dân, của các gia đình, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện và hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt chú ý đến các gia đình, nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nơi mà thông tin liên lạc và công tác tuyên truyền còn ít và khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhiều nơi đồng bào vẫn dùng tập tục để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Tiếp tục phát huy các mô hình giáo dục, tuyên truyền pháp luật có hiệu quả, đặc biệt là mô hình câu lạc bộ: “Phụ nữ và pháp luật” do Hội phụ nữ xây dựng và duy trì trong những năm qua. Đây là hình thức tuyên truyền pháp luật có hiệu quả

Trong cuộc chiến với tệ nạn mại dâm, ma túy việc tuyên truyền pháp luật đồng thời nêu tác hại của ma túy, mại dâm, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, của mọi gia đình, đưa pháp luật thành một nội dung trong giáo dục gia đình là việc làm cần thiết và cấp bách. Những điều luật, pháp lệnh, nghị định... có liên quan đến gia đình, tệ nạn mại dâm, ma túy như: Luật hôn nhân gia đình; Luật phòng chống ma túy; Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống bạo lực gia đình; Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính; Pháp lệnh phòng chống mại dâm; Nghị quyết 05/CP và 06/CP về ngăn chặn, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm... được tuyên truyền trong cộng đồng giúp nhân dân những hành vi vi phạm pháp luật, thấy được nguy cơ và cái giá phải trả cho những hành vi đó để điều chỉnh lối sống của mình và giáo dục cho mọi người trong gia đình góp phần kiềm chế tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm, ma túy nói riêng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

3.2.3. Quan tâm hơn nữa vấn đề quản lý và giáo dục của gia đình đối với các thành viên, giúp các cá nhân phòng chống cũng như khắc đối với các thành viên, giúp các cá nhân phòng chống cũng như khắc phục những hậu quả khi lỡ mắc các tệ nạn xã hội

Khi nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội ở Hòa Bình, đặc biệt là tệ ma túy và mại dâm thì một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp đến các đối tượng đó là thiếu sự quan tâm, giáo dục cũng như quản lý của gia đình. Do đó việc quan tâm giáo dục, quản lý con em của các gia đình là một giải pháp mang tính thiết thực và có hiệu quả cao. Phải coi giáo dục, quản lý là biện pháp phòng ngừa then chốt để chống lại sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào các thành viên của gia đình, giảm dần các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thông qua các chức năng của gia đình, gia đình sẽ quản lý, giáo dục con em mình bằng tình yêu thương và trách nhiệm, giúp các thành viên có nhận thức đúng, có thể tự bảo vệ mình trước những cám dỗ của tệ nạn xã

hội. Bên cạnh đó các gia đình cần có kế hoạch quản lý về nhu cầu, nhất là tiền bạc, quản lý bạn bè, thời gian, lao động, sức khỏe, quan tâm đến tâm tư, tình cảm của các thành viên để dễ dàng phát hiện những thay đổi bất thường từ đó có sự điều chỉnh kịp thời, giúp họ tránh xa các tệ nạn xã hội. Đối với những người mắc nghiện hoặc có hiện tượng mắc nghiện cần phải kết hợp cả các biện pháp vừa cứng rắn, vừa linh hoạt, mềm dẻo. Cần quản lý một cách chặt chẽ nhưng tế nhị, tránh sự kiểm soát thái quá. Sự cảm thông, động viên, cưu mang, che trở tạo điều kiện học tập, vui chơi giải trí phù hợp với khả năng, hoàn cảnh gia đình, giúp họ lấy lại được thăng bằng, vượt qua khủng hoảng, từng bước rời xa ma túy, giúp họ định hướng cho mai sau.

Có nhiều nguyên nhân xô đẩy con người phải làm những công việc mà mình không mong muốn, việc phòng, chống mại dâm từ gia đình chỉ có hiệu quả khi các gia đình thấy được vai trò của mình trong công tác này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau (Trang 89)