Tăng cường mối quan hệ giữa giáo dục gia đình nhà trường xã hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau (Trang 98)

trường - xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó chú ý đến chủ thể gia đình

Nhân cách của con người không phải hình thành một lúc, một lần là xong mà nó được hình thành trong suốt cả đời người. Tuy nhiên nhân cách của mỗi người thường được hình thành ổn định trước tuổi 30. Như vậy bên cạnh yếu tố quyết định hình thành nên nhân cách là gia đình thì nhà trường và xã hội cũng giữ vị trí rất quan trọng. Quá trình tiếp nhận sự giáo dục từ gia đình - nhà trường - xã hội sẽ quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người, họ có thể trở thành người có ích cho xã hội hoặc trở thành gánh nặng cho xã hội. Nếu các lực lượng giáo dục này cùng thống nhất để hạn chế tác động tiêu cực của thì có thể tạo ra môi trường hoạt động lành mạnh, thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của mỗi đứa trẻ. Nói cách khác, muốn ngăn ngừa trẻ hư, mắc các tệ nạn xã hội, trở thành công dân tốt thì gia đình - nhà trường - xã hội phải góp sức giáo dục trẻ, trong đó vai trò của gia đình là quan trọng nhất.

Trách nhiệm của gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, xây dựng gia đình bền vững là tiền đề xây dựng một xã hội vững bền. Với tư cách là cơ sở cung cấp cho xã hội nguồn lực quan trọng nhất cho quá trình phát triển - nguồn lực con người - các gia đình phải có sự nhìn nhận đúng đắn vai trò, vị trí giáo dục của gia đình đối với trẻ em, đặc biệt là vai trò, nghĩa vụ của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Từ đó nâng cao quan hệ tích

thanh thiếu niên và khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động trong nhà trường và xã hội.

Tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội” “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” “Xây dựng gia đình văn hóa”... do chính quyền địa phương phát động. Thực hiện tốt các chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, giải quyết mâu thuẫn, bất hòa, giảm tỷ lệ ly hôn, ly thân, đảm bảo cho các gia đình có điều kiện nuôi dạy con cái, phát triển kinh tế gia đình để hạn chế việc trẻ em bỏ nhà lang thang kiếm sống hoặc tự lập quá sớm. Các gia đình cần thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong sự phát triển của xã hội, trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, quyền trẻ em, bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình... để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Các gia đình cần cảnh giác, tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp, loại bỏ các hủ tục lac hậu trong hôn nhân và gia đình cũng như trong lĩnh vực khác để có điều kiện phát triển kinh tế và nuôi dạy, chăm sóc các thành viên của mình.

Trong mỗi gia đình cha mẹ và các thành viên khác phải là tấm gương sáng về đạo đức, quan hệ, lao động, sinh hoạt, cư xử cho trẻ em noi theo. Mọi người trong gia đình thường xuyên quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện thận lợi cho trẻ em được học tập, rèn luyện, vui chơi ở trường, ở nhà và xã hội. Các gia đình cần chủ động tạo mối quan hệ thường xuyên với nhà trường để điều chỉnh kịp thời các hành vi có sai lệch có thể xảy ra với trẻ em. Phải cùng với chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động tập thể, vui chơi, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và các hoạt động lành mạnh khác ở địa phương. Xây dựng gia đình bền vững, ít con, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đây là một trong

những biện pháp tích cực để giảm điều kiện phát sinh tiêu cực tác động đến sự gia tăng tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn trong thanh thiếu niên nói riêng.

Trách nhiệm của nhà trường: Nhà trường có vị trí quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng phương pháp tư duy khoa học cho thế hệ trẻ. Trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng lao động sáng tạo và hành động đúng đắn. Ngoài việc tổ chức các hoạt động giáo dục - đào tạo có chất lượng, hiệu quả theo mục tiêu chương trình, nội dung do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, nhà trường còn là đầu mối tiếp nối tổ chức lực lượng gia đình, xã hội tham gia làm giáo dục. Phối kết hợp với các tổ chức, các đoàn thể xã hội như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh... chủ trương xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, để mọi người thấy được ý thức trách nhiệm bảo vệ, giáo dục trẻ em nơi cư trú và ngoài xã hội. Tạo điều kiện cho trẻ em vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế, xây dựng tình yêu và lòng tin cho trẻ. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của mỗi giáo viên để mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức, được học sinh tin yêu, đó là cơ sở để phát huy hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Nâng cao trình độ sư phạm, phương pháp giáo dục, cách quản lý trẻ em tự học ở nhà cho cha mẹ học sinh, tạo mối liện hệ hai chiều thường xuyên giữa gia đình và nhà trường để kịp thời giúp đỡ trẻ gặp khó khăn hoặc có những sai lệch trong hành vi đạo đức, hạn chế mức thấp nhất và đẩy lùi tệ nạn xã hội, không để tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học. Trong điều kiện và khả năng của mình, tổ chức cung cấp thông tin và hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh để có thể giảm tình trạng thất nghiệp khi trưởng thành và cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc các tệ nạn xã hội .

Trách nhiệm của xã hội: Cùng với gia đình, nhà trường để có kết quả tốt trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, xã hội cần tạo điều kiện để các gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình, xây dựng gia đình bền vững, hỗ trợ các gia đình để phát huy và nhân rộng các điển hình nuôi dạy con cái, quản lý giáo dục con cái, khắc phục tệ nạn, tái hòa nhập cộng đồng... có chính sách khuyến khích, động viên, nêu gương những điển hình tốt.

Có các chính sách hỗ trợ con em đồng bào của các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa đến trường, hạn chế hiện tượng trẻ em bỏ học vì nhiều lý do, trong đó có lý do kinh tế.

Chú trọng đến công tác tuyên truyền - đây là biện pháp thiết thực và giữ vai trò quan trọng trong việc đưa thông tin đến với cộng đồng dân cư, cho các nhóm đối tượng có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin, tác động trực tiếp đến nhận thức của nhân dân, giúp nhân dân chủ động có biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, buôn bán, tàng trữ chất ma túy... để làm giảm các nguy cơ trẻ em bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội, giảm tệ nạn xã hội ở địa phương. Phát triển nhiều loại hình câu lạc bộ văn hóa, xây dựng các sân vận động, các điểm thể thao, giải trí... phù hợp với thanh thiếu niên để họ sử dụng có hiệu quả thời gian rảnh rỗi sau khi học tập, lao động... là rất cần thiết.Tổ chức tốt quá trình giáo dục ở nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo dục trẻ em.

Như vậy để công tác giáo dục, phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu quả cần xác lập, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Xây dựng thế trận vững chắc từ gia đình đến cụm dân cư, nhà trường để đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả các tác động xấu của tệ

nạn xã hội đối với thanh thiếu niên là giải pháp có tính bền vững cao trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở tỉnh Hòa Bình hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau (Trang 98)