luật đến các gia đình, tạo thói quen sống, làm việc theo pháp luật từ tuổi ấu thơ, góp phần lành mạnh hóa và giữ vững ổn định, an ninh xã hội
Nền kinh tế thị trường tạo ra rất nhiều cơ hội cho các gia đình phát triển kinh tế trở nên giàu có. Tuy nhiên nhiều gia đình với tham vọng làm giàu bằng mọi giá đã có những hành vi vi phạm pháp luật như: buôn lậu, trốn thuế, cờ bạc, buôn bán ma túy, tổ chức mại dâm... Môi trường xấu đó tác động trực tiếp tới con trẻ. Tiếp xúc hàng ngày với các tệ nạn xã hội ấy trẻ nảy sinh rất nhiều tính xấu: thiếu trung thực, hám lợi, không chịu học hành, không quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh... dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp luật là rất cao. Số trẻ em vi phạm pháp luật trong những năm gần đây ngày càng có xu hướng gia tăng. Lý do phạm tội của các em nhỏ do công tác tuyên truyền trẻ em vi phạm pháp luật còn hạn chế, không quan tâm nhiều đến các em có hoàn cảnh éo le, công tác quản lý các hoạt động tại các điểm internet, trò chơi điện tử chưa chặt chẽ. Theo những người có trách nhiệm của Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thì đa số các em vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt: nghèo, thiếu sự chăm sóc quản lý của cha
mẹ, nhưng cao nhất là trẻ em trong các gia đình có người thân vi phạm pháp luật. Từ thực tế trên cho thấy sự vi phạm những nguyên tắc đạo đức, lối sống, những việc làm phi pháp của cha mẹ và những người thân trong gia đình sẽ tạo cho con cái những quan điểm lệch lạc khiến chúng dễ lặp lại những sai lầm mà bố mẹ chúng đã làm. Sẽ rất khó khăn khi người lớn không gương mẫu, trẻ mất lòng tin, chán ghét gia đình và dễ dàng đẩy trẻ vào con đường phạm pháp, khi đó công tác phòng chống tệ nạn xã hội sẽ khó có kết quả bền vững. Vì vậy chú trọng đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến các gia đình, tạo thói quen sống, làm việc theo pháp luật từ tuổi ấu thơ là một giải pháp có tính bền vững cao vì con người được giáo dục từ tấm bé về pháp luật, tính nghiêm minh của pháp luật được tạo thành thói quen, ý thức sống và làm việc theo pháp luật, đây là nền tảng cho con người trở thành những công dân tốt, giúp họ có khả năng tránh những hành vi trái với chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, để làm tốt được vấn đề này cần có sự hỗ trợ của xã hội thông qua các công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác này chỉ đạt được hiệu quả khi đến được với từng gia đình, từng công dân để họ hiểu và thực hiện nghiêm túc, đồng thời nâng cao tinh thần đấu tranh và ý thức cảnh giác cuả nhân dân, của các gia đình, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện và hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt chú ý đến các gia đình, nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nơi mà thông tin liên lạc và công tác tuyên truyền còn ít và khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhiều nơi đồng bào vẫn dùng tập tục để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Tiếp tục phát huy các mô hình giáo dục, tuyên truyền pháp luật có hiệu quả, đặc biệt là mô hình câu lạc bộ: “Phụ nữ và pháp luật” do Hội phụ nữ xây dựng và duy trì trong những năm qua. Đây là hình thức tuyên truyền pháp luật có hiệu quả
Trong cuộc chiến với tệ nạn mại dâm, ma túy việc tuyên truyền pháp luật đồng thời nêu tác hại của ma túy, mại dâm, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, của mọi gia đình, đưa pháp luật thành một nội dung trong giáo dục gia đình là việc làm cần thiết và cấp bách. Những điều luật, pháp lệnh, nghị định... có liên quan đến gia đình, tệ nạn mại dâm, ma túy như: Luật hôn nhân gia đình; Luật phòng chống ma túy; Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống bạo lực gia đình; Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính; Pháp lệnh phòng chống mại dâm; Nghị quyết 05/CP và 06/CP về ngăn chặn, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm... được tuyên truyền trong cộng đồng giúp nhân dân những hành vi vi phạm pháp luật, thấy được nguy cơ và cái giá phải trả cho những hành vi đó để điều chỉnh lối sống của mình và giáo dục cho mọi người trong gia đình góp phần kiềm chế tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm, ma túy nói riêng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.