Thông qua phát triển kinh tế địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau (Trang 91)

triển kinh tế gia đình để xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tạo cơ sở vật chất tốt hơn cho gia đình, phát huy tốt vai trò của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội

Giải pháp trên đây có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định hạn chế nguyên nhân, điều kiện nảy sinh các tệ nạn xã hội.

Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình nói chung và tệ nạn mại dâm, ma túy nói riêng cho thấy phần lớn nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình trạng mắc tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh là do thiếu công ăn việc làm. Thất nghiệp ở thành thị lẫn nông thôn đã đẩy nhiều gia đình vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn, dẫn đến nguy cơ cao để tệ nạn xã hội xâm nhập, đồng thời việc thực hiện các chức năng của gia đình rất khó khăn.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đến gia đình, coi gia đình là nền tảng của xã hội và tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, văn hóa gia đình, giúp các gia đình có thể làm tốt các chức năng của mình, góp phần làm cho xã hội phát triển lành mạnh. Dưới

chức: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên... đã có sự giúp đỡ, hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện cho các gia đình làm kinh tế, ổn định cuộc sống. Hỗ trợ cho các gia đình khó khăn vay vốn, giới thiệu viẹc làm, tiếp cận với khoa học công nghệ... Kinh tế hộ gia đình được xác định là một đơn vị sản xuất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) của nước ta. Trong môi trường kinh tế hộ gia đình các thành viên được giáo dục, rèn luyện tình yêu, ý thức lao động, biết quí trọng thành quả lao động đồng thời xác định bổn phận và trách nhiệm với gia đình - đây là cái lớn nhất mà mà việc phát triển kinh tế hộ gia đình đem lại. Phát triển kinh tế hộ gia đình còn góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội vì khi kinh tế gia đình ổn định và phát triển thì không dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho các thành viên gia đình mà còn có khả năng mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động khác. Các cơ sở tư nhân kinh doanh nhỏ có sự phát triển nhanh chóng đã góp phần thu hút được nhiều người lao động, tạo nhiều việc làm, nhất là cho chị em phụ nữ nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo trong xã hội. Phát triển kinh tế hộ gia đình để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng Hòa Bình thành tỉnh miền núi phát triển cửa ngõ Tây Bắc, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội, chính là cơ sở để loại bỏ điều kiện phát sinh và tồn tại của tệ nạn xã hội.

Tóm lại: Sự phát triển của kinh tế hộ gia đình, giúp các gia đình độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh đồng thời thực hiện được mục tiêu ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo điều kiện để các gia đình đáp ứng nhu cầu chính đáng và chăm sóc chu đáo để các thành viên có thể phát triển

dần trưởng thành hưn, phát huy tính sáng tạo, làm chủ bản thân, tự tin bước vào đời một cách vững vàng, không bị những thói hư tật xấu cám dỗ. Những kinh nghiệm trong lao động cùng sự quan tâm, chăm sóc của gia đình thường giúp họ đứng vững trước những thử thách của cuộc sống, ít sa vào các tệ nạn xã hội. Sự phát triển của kinh tế gia đình cũng là cơ sở giúp cho những người lầm lỡ, những người sau cai nghiện trở về địa phương tham gia sản xuất, rèn luyện để tái hòa nhập cộng đồng xã hội. Qua đó góp phần để kết quả phòng chống tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma túy,mại dâm ở Hòa Bình đạt kết quả cao và bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau (Trang 91)