Những yếu tố tác động đến vai trò của gia đình trong phòng, chống

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau (Trang 57)

chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình hiện nay

2.2.1.1. Những thành tựu của công cuộc đổi mới

Trong những năm gần đây, các gia đình ở Hòa Bình đã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển kinh tế. Đời sống của nhiều gia đình ổn định và ngày càng nâng cao, tạo điều kiện cho gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình. Hầu hết các gia đình đã có sự quan tâm hơn đến việc học hành của con em, trang bị cho con em những kiến thức cuộc sống cơ bản, định hướng tốt cho các em, tạo điều kiện cho con em phát triển. Các gia đình chủ động gắn kết nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục con em. Hiện nay các gia đình rất quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho con cái mình, việc học tập không phải chỉ học chữ mà còn được quan tâm, phát triển năng khiếu, hiểu biết kỹ năng sống. Nhưng bên cạnh đó, do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, sự phân hóa giàu nghèo không chỉ xảy ra giữa các gia đình ở nông thôn và các gia đình ở thành thị mà ngay trong khu vực nông thôn cũng diễn ra gay gắt. Đó còn là tình trạng thiếu việc làm, có sự chệnh lệch về chăm sóc y tế, giáo dục, văn hóa giữa các vùng, các huyện thị. Hơn nữa Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nghèo, khó khăn nên nhiều gia đình mất cân đối trong việc thực hiện các chức năng: xung đột gia đình, bạo lực gia đình gia tăng, tình trạng ly hôn, ly thân nhiều hơn trước. Điều đó dẫn đến số trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em sống trong môi trường nguy cơ cao về tệ nạn xã hội cũng tăng lên đáng kể... Một bộ phận gia đình vì nhiều lý do khác nhau mà chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục con cái, cha mẹ không gương mẫu, con cái hư hỏng khi tiếp xúc với

những hành vi lệch chuẩn hàng ngày của cha mẹ mình, buộc chúng phải chứng kiến những tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, lô đề... trong chính ngôi nhà của mình. Nhiều gia đình do cha mẹ quá bận rộn vì công việc, không quan tâm quản lý chặt chẽ được con cái mình, nếp sinh hoạt bình thường của gia đình bị xáo trộn, nhiều cơ hội để tệ nạn xã hội tiếp cận với trẻ, vì vậy nguy cơ tệ nạn xã hội len lỏi vào trong các gia đình rất cao.

Có thể khẳng định các tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến gia đình là một trong những nguyên nhân đẫn đến tình trạng tệ nạn ma túy, mại dâm. Từ thực trạng đó cho thấy tính bền vững của gia đình bị giảm sút gây nên những bất ổn của xã hội, do đó cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh để thực sự gia đình là tổ ấm, là tế bào lành mạnh của xã hội.

2.2.1.2. Sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước

Trước tình trạng tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, Đảng và Nhà nước coi công tác phòng, chống tệ nạn xã hội là vấn đề lớn của toàn xã hội, mọi công dân đều phải có trách nhiệm tham gia thực hiện. Kết quả của việc phòng chống tệ nạn xã hội mang ý nghĩa quyết định đối với công cuộc đổi mới của đất nước. Để “đảm bảo tăng cường kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và cả quá trình phát triển” [6, tr.113]. Đảng, Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã có nhiều chỉ thị, biện pháp tương đối đồng bộ nhằm triệt phá, xử lý tổ chức, ổ nhóm, cá nhân liên quan đến mại dâm, ma túy. Đồng thời có các chính sách, kế hoạch về chữa bệnh, cai nghiện, giáo dục, tạo việc làm cho những người mắc các tệ nạn xã hội có điều kiện hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng.

Ngày 29/01/1993 Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết 05/CP và 06/CP về ngăn chặn, phòng chống các tệ nạn mại dâm, ma túy. Xác định đây là nhiệm vụ khó và phức tạp và chỉ rõ thực hiện nhiệm vụ này là trách nhiệm

đoàn thể và toàn dân. Ngày 01/03/1994 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 33 - CT/TW về lãnh đạo và phòng chống các tệ nạn xã hội, trước hết là tệ mại dâm và ma túy. Liên tiếp trong những năm sau, tiếp tục ban hành các chỉ thị, nghị quyết về tăng cường đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn nói chung và tện mại dâm, ma túy nói riêng. Các chỉ thị, nghị quyết đều xác định phòng chống tệ nạn xã hội là công tác lớn, có ý nghĩa quan trọng, là đòi hỏi bức xúc của nhân dân, đây là công tác thường xuyên, lâu dài, khó khăn, phức tạp, phải huy động sức mạnh của toàn xã hội, có sự phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên trách, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân.

Để phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu quả cần phải sử dụng đồng bộ và đa dạng các biện pháp. Một trong những biện pháp đó là phát động quần chúng tham gia phong trào chống tội phạm, tố giác các đối tượng hoạt động mại dâm, buôn bán, tàng trữ, sử dụng chất ma túy... Và gia đình là một thành phần tham gia rất quan trọng trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội.

Để định hướng cho sự phát triển của gia đình hiện nay, để gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội và đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngày 21/02/2005 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 49 - CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trong đó nêu lên vai trò, vị trí của gia đình trong sự phát triển của xã hội, những thách thức, khó khăn mà gia đình đang phải đối mặt. Từ đó đề ra mục tiêu phát triển của mình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt ra những nhiệm vụ và đưa ra những giải pháp thực hiện để phát huy vai trò của gia đình, giúp gia đình phát triển. Ngày 22/3/2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 47/NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình để tránh tình trạng dân số tăng quá nhanh, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống của nhân dân, làm chậm quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo quản lý của các cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nước và gia đình với quá trình phát triển nói chung và công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói riêng.

Hòa Bình là một trong những tỉnh tệ nạn mại dâm, ma túy diễn biến hết sức phức tạp. Tích cực thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về công tác gia đình, công tác phòng chống tệ nạn mại dâm, ma túy, chính quyền tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, chính sách của Đảng, Nhà nước về những vấn đề này. Đặc biệt các nghị quyết chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Các kế hoạch về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 825/QĐ-UBND ngày 12/4/2007 về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm; phòng chống AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm và phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh Hoà Bình;... xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp liên ngành phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm giai đoạn 2001 - 2005; 2006 - 2010... việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội có sự lồng ghép với các chương trình an sinh xã hội, chương trình hành động quốc gia như: xóa đói giảm nghèo, vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ gia đình khó khăn, chăm sóc giáo dục trẻ em... Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có sự quan tâm đến công tác củng cố, xây dựng gia đình để phát triển kinh tế xã hội, hạn chế sự gia tăng của tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.

2.2.1.3. Sự phát triển của khoa học, công nghệ

Ngày nay khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Có thể nói chưa bao giờ lượng thông tin về mọi lĩnh vực từ tự nhiên, văn hóa, chính trị, kinh tế... lại phong phú và nhanh chóng như bây

phần nâng cao nhận thức cho mọi người, mọi gia đình, giúp cho các gia đình có sự lựa chọn phù hợp,bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mình mang lại lợi ích cho gia đình và cho xã hội... Tuy nhiên, cũng do sự bùng nổ thông tin mà nhiều lại văn hóa phẩm ngoài luồng, có nội dung không lành mạnh, tuyên truyền, kích động bạo lực, đồi trụy... đang từng ngày, từng giờ xâm nhập, đầu độc và gây không ít tác hại đến giáo dục gia đình, đặc biệt là các thành viên của gia đình còn ở lứa tuổi vị thành niên, làm cho việc phòng, chống tệ nạn xã hội ở gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, chống lại sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào cuộc sống gia đình và góp phần bảo vệ môi trường xã hội lành mạnh, các gia đình cần có cách lựa chọn và kiểm soát các thông tin, nhất là đối với trẻ, vừa tạo điều kiện cho gia đình tiếp thu những tri thức có giá trị, đồng thời bảo vệ các thành viên trước những cạm bẫy của tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng mạng tính toán di động thế hệ sau (Trang 57)