Tăng cường mối quan hệ bền vững, lâu dài với các cơ quan hữu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Cầu – Thái Nguyên (Trang 71)

Những khó khăn của NH khi thực hiện công tác bảo đảm tín dụng và hệ thống thông tin liên lạc giữa các cơ quan chức năng rất hạn chế. Điều này dễ dẫn đến những kẽ hở pháp luật để khách hàng lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo. Do đó, việc tăng cường mối quan hệ bền vững với các cơ quan hữu quan trong việc quản lý giao dịch đảm bảo là rất cần thiết, giúp cho NH nắm bắt chính xác tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm cũng như năng lực pháp lý cử khách hàng vay vốn.

3.3. Kiến nghị về vấn đề bảo đảm tín dụng: 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ:

Hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Sông Cầu nói riêng hay của tất cả các NHTM nói chung còn gặp phải một số khó khăn do chính sách của nhà nước còn chưa được thỏa đáng. Do đó, em xin có một số kiến nghị như sau:

- Tích cực đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm hạn chế những tiêu cực trong việc đăng kí giao dịch bảo đảm và công chứng nhà nước

- Chính phủ cần có những quy định rõ hơn về giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai: Theo Bộ Luật dân sự 2005 có thể đề cập đến hình thức cầm cố thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, tuy nhiên trong Nghị định 136 vẫn chưa có những quy định chi tiết về hình thức bảo đảm này. Đây là hình thức bảo đảm phổ biến đang có xu hướng tăng tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ của các NH, tuy nhiên thực tế thời gian qua đã xảy ra không ít các vụ tranh chấp giữa NH và khách hàng vay vốn về xử lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, do đó Chính phủ cần có những quy định chi tiết hơn về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hình thức giao dịch bảo đảm này cũng như phương thức xử lý TSBĐ.

- Quyết định số 67/QĐ-TTG ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng đối với NHNo&PTNT. Quyết định này được ban hành đã quá lâu nên hiện nay có nhiều điều bất cập trong việc thưc hiện, đặc biết nước ta đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, Chính phủ cần cho ra đời một quyết định mới phù hợp hơn với tình hình đất nước.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

- NHNN cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra giám sát thực hiện quy trình bảo đảm tín dụng tại các ngân hàng để tránh xảy ra các tổn thất.

- Cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật để tránh những bất cập, thiếu đồng bộ, đôi khi chồng chéo gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của NHTM. - Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) làm cơ sở cho các NH thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng và TSBĐ bằng cách bổ sung thêm các thông tin về TSBĐ: Mức độ biến động giá, nhu cầu thị trường, … nhằm làm cơ sở cho các NH thẩm định đúng khách hàng và giá trị của TSBĐ.

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam :

- Cần phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan ban hành những văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm triển khai đồng bộ luật NHNN, luật Tổ chức tín dụng. Đồng thời nhanh chóng có những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể để thi hành thống nhất trong toàn hệ thống.

- Cần tăng cường quyền tự chủ cho chi nhánh để nhằm mở rộng hoạt động của chi nhánh trong những năm sắp tới, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi

nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. NHNo&PTNT Việt Nam cần tăng quyền tự chủ cho chi nhánh trong hoạt động NH nói chung và hoạt động bảo đảm tín dụng nói riêng: như việc tăng hạn mức cho vay và dư nợ cho vay đối với một khách hàng. Đối với các dự án lớn, đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất hợp lý. Việc ban hành chế độ nghiệp vụ tín dụng nên cân nhắc thận trọng, tránh mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định của nhà nước.

3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên:

- Cần tăng cường hoạt động của công tác thanh tra, kiểm soát tới các cấp huyện để giám sát, đôn đốc kịp thời những biểu hiện sai phạm, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt về kỹ năng thẩm định khách hàng và thẩm định TSBĐ.Bên cạnh đó cũng phải quan tâm nâng cao ý thức trách nhiệm của CBTD, bảo đảm các khoản vay đúng quy định và an toàn.

- Thiết lập một cơ sở dữ liệu về khách hàng, các dự án đầu tư, các ngành kinh tế, các dự án đặc thù, các loại TSBĐ nhất là các TSBĐ có tính chất chuyên dụng làm căn cứ định giá thống nhất cho toàn hệ thống NHNo

- Đầu tư thích đáng vào công tác tuyển dụng nhân sự nhằm thu hút được nguồn nhân sự có năng lực, lành mạnh hóa công tác tuyển dụng.

*Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Sông Cầu:

- Cần thành lập một tổ chuyên môn về thẩm định tài sản và quản lý rủi ro tách rời khỏi phòng tín dụng để giảm bớt tiêu cực trong quá trình quyết định cho vay.

- Cần tiến hành kiểm tra tình trạng tài sản trứơc, trong và sau khi cho vay tránh tình trạng chỉ kiểm tra trước khi cho vay như vậy NH rất rễ gặp rủi ro vì tài sản bảo đảm có thể bị mất giá theo thời gian.

3.3.5. Kiến nghị với các Bộ ngành liên quan:

- Bộ tư pháp cần có những quy định cụ thể chính xác hơn giúp cho các công chứng viên hiểu đúng quy định về thủ tục đăng ký giao dịch liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai.

- Tổng cục địa chính và Ban Vật giá Chính phủ nên có những phối hợp công bố công khai giá trị thị trường nhà đất tại từng vùng địa phương làm cơ sở cho các CBTD định giá TSBĐ.

- Điều quan trọng nhất là cần có những kênh thông tin liên lạc thường xuyên giữa các cơ quan ban ngành không chỉ theo chiều dọc từ trung ương đến địa phương và ngược lại mà còn theo cả chiều ngang giữa các cơ quan hữu quan.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nên ngành ngân hàng Việt Nam cũng có những bước tiến để tiếp cận với công nghệ ngân hàng hiện đại, mốc đánh dấu những bước tiếp cận này là việc chuyển đổi thành công sang giao dịch trên hệ thống IPCAS, ngân hàng cũng đưa ra các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới hiện đại: chuyển tiền điện tử qua mạng IPCAS, lắp đặt máy ATM để phục vụ cho việc trả lương qua tài khoản, các dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM… đáp ứng ngày càn tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của người dân. Tuy nhiên, sự hội nhập cũng mang đến không ít khó khăn, thách thức cho các ngân hàng mà rõ nhất

là hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Kết quả sau quá trình cạnh tranh là sự tồn tại của các ngân hàng thực sự có năng lực trong việc quản lý và kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Trước bối cảnh chung của ngân hàng, NHNo&PTNT Sông Cầu cũng đang phấn đấu để đứng vững và mở rộng thị phần của mình trên thị trường đang cạnh tranh gay gắt này. Bảo đảm tín dụng có thể được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh khá hiệu quả. Đứng trước sự cạnh tranh đó, chi nhánh cũng dứng trước nhiều lựa chọn như việc nới lỏng các quy định về bảo đảm tín dụng để thu hút khách hàng vay vốn, hay là việc thắt chặt các quy định về TSBĐ để giữ an tòan cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dù là lựa chọn nào thì cũng tồn tại những thuận lợi và khó khăn riêng! Trong thời gian qua,các NHTM Việt Nam nói chung, NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên nói riêng và đặc biệt là chi nhánh NHNo&PTNT Sông Cầu đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm duy trì mức độ hoạt động an toàn của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện bảo đảm tín dụng tại các ngân hàng chưa có nhiều kết quả tốt, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác do đó các NH cần phải có những biện pháp khắc phục phù hợp với điều kiện của NH mình.

Mặc dù đã có thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, song do năng lực và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế nên trong chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định và những ý kiến đề xuất cũng như ý kiến đánh giá trong bài viết chỉ mang tính chất quan điểm cá nhân của người viết. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa cũng như ý kiến của các độc giả quan tâm đến chuyên đề này để chuyên đề được hoàn thiện và đi vào thực tiễn hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Phan Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành chuyên đề. Cuối cùng em xin kính chúc cô cùng gia đình luôn mạnh khoẻ, công tác tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Qua đây em cũng muốn gửi lời cản ơn đến ban lãnh đạo, các cán bộ phòng Kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Cầu đã giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chúc cho NHNo&PTNT Sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nông Văn Tâm

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng biểu Trang

Bảng 1 Tình hình huy động vốn qua các năm 2008-2010 31

Bảng 2 Tình hình dư nợ qua các năm 2008-2010 33

Bảng 3 Tình hình nợ xấu qua các năm 2008-2010 35

Bảng 5 Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp 45 Bảng 6 Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba 49 Bảng 7 Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay 51

Bảng 8 Dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản 55

Biểu 1 Tình hình dư nợ, nợ xấu cho vay có bảo đảm bằng cầm cố 46 Biểu 2 Tình hình dư nợ, nợ xấu cho vay có bảo đảm bằng thế chấp 47 Biểu 3 Tình hình dư nợ, nợ xấu cho vay có BĐ bằng TS của bên thứ ba 50 Biểu 4 Tình hình dư nợ, nợ xấu cho vay có BĐ bằng TS hình thành từ vốn

vay 53

Biểu 5 Tỷ trọng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản 54

Biểu 6 Tình hình dư nợ, nợ xấu cho vay có không bảo đảm bằng tài sản 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng – TS. Nguyễn Minh Kiều, ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh, ThS. Phan Chung Thủy.

2. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – Học viện Tài chính. 3. Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter S.Rose.

4. Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2005. 5. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức

6. Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam.

7. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29/11/2006 về giao dịch bảo đảm.

8. Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

9. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Cầu các năm 2008-2010.

10. Báo cáo phân tích chất lượng tín dụng năm 2008-2010 của NHNo&PTNT Sông Cầu.

11.Tạp chí Ngân hàng. 12. Mạng Internet.

13. Một số tài liệu tham khảo khác.

MỤC LỤC

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT:………

LỜI MỞ ĐẦU: ………..

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM………..

1.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM….……...

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại………...

1.1.2. Khái niệm Bảo đảm tín dụng……………….

1.1.3. Mục đích sử dụng và ý nghĩa Bảo đảm tín dụng………...

1.2.1. Các hình thức bảo đảm tín

dụng...

1.2.2. Quy trình thực hiện bảo đảm tín dụng……….

1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM………..

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT SÔNG CẦU TỈNH THÁI NGUYÊN………………

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT SÔNG CẦU – THÁI NGUYÊN………..

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNT Sông Cầu……….

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Sông Cầu………...

2.1.3. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máycủa NHNo&PTNT Sông Cầu………..

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Cầu………

2.2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT SÔNG CẦU………...

2.2.1Quy trình bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT Sông Cầu………..

2.2.2.Tình hình thực hiện bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT Sông Cầu...

2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT SÔNG CẦU………...

2.3.1. Ưu điểm...

2.3.2. Những khó khăn tồn tại ảnh hưởng đến thực hiện bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT Sông Cầu...

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên………...

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT SÔNG CẦU TỈNH THÁI NGUYÊN…………………...

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT SÔNG CẦU: ……….

3.1.1. Đánh giá môi trường kinh doanh năm 2011...

3.1.2. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Sông Cầu…………….

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO BẢO ĐẢM TÍN DỤNGTẠI NHNo&PTNT SÔNG CẦU 3.2.1. Thực hiện nghiêm túc quy trình bảo đảm tín dụng, nâng cao công tác quản lý TSBĐ………………...

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống về bảo đảm tiền vay……….

3.2.3. Xây dựng một bộ phận tín dụng chuyên đánh giá và quản lý TSBĐ………

3.2.5. Xây dựng một hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro của các

TSBĐ………...

. 3.2.6. Hoàn thiện công tác xử lý TSBĐ của người vay…………………...

3.2.7. Nâng cao khả năng quản trị nhân sự……….

3.2.8. Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin khách hàng………...

3.2.9. Tăng cường mối quan hệ bền vững, lâu dài với các cơ quan hữu quan………...

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ VỀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG…………………...

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ…………………...

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước………………..

3.3.3. Kiến nghị chung với NHNo&PTNT Việt Nam………...

3.3.4 Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh TháI Nguyên………..

3.4.5. Kiến nghị với các bộ ngành liên quan………

KẾT LUẬN………...

DANH MỤC BẢNG BIỂU……….

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Cầu – Thái Nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w