Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máycủa NHNo&PTNT Sông Cầu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Cầu – Thái Nguyên (Trang 29)

vào hoạt động với nhiệm vụ được giao là:

* Huy động vốn:

- Huy động vốn, nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán (bằng VNĐ, USD, EUR….)

- Phát hành những chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng.

- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác do NHNo & PTNT tỉnh Thái Nguyên chuyển xuống.

* Cho vay:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằngVNĐ.

- Cho vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay các chương trình dự án kinh tế của tỉnh và các dự án theo chỉ định của Chính Phủ.

- Cho vay ngoại tệ (USD) đối với cá nhân và gia đình người đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài.

* Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng:

- Thanh toán chuyển tiền điện tử, rút tiền, chuyển khoản tự động qua thẻ ATM.

- Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Chuyển tiền qua mạng Western Union, mua bán ngoại tệ.

* Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, báo cáo thống kê theo quy định:

NHNo & PTNT Sông Cầu đã và đang cố gắng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả để nhằm khắc phục và vượt qua những khó khăn, không ngừng gia tăng nguồn vốn và mở rộng mạng lưới kinh doanh, sử dụng linh hoạt nguồn vốn nhằm mục tiêu “Phát triển, an toàn và hiệu quả”.

2.1.3. Mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT Sông Cầu – Thái Nguyên: Nguyên:

* Mô hình:

Bộ máy điều hành NHNo&PTNT Sông Cầu được thể hiện trên mô hình như sau:

* Cơ cấu tổ chức.

Điều hành NHNo & PTNT Sông Cầu là một đồng chí Giám đốc và một đồng chí Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc, đồng thời trực tiếp chỉ đạo một số phòng nghiệp vụ theo sự phân công của Giám đốc. Điều hành các phòng nghiệp vụ là các Trưởng, phó phòng. NHNo & PTNT Sông Cầu có 21 cán bộ nhân viên làm việc trong 03 phòng nghiệp vụ.

Với cơ cấu tổ chức cùng đội ngũ cán bộ như vậy NHNo & PTNT Sông Cầu đã đi vào hoạt động một cách có hiệu quả. Đạt được những thành tựu đó là nhờ vào sự điều hành, quản lý sáng suốt của Ban lãnh đạo cùng với sự năng nổ, nhiệt tình của tất cả các phòng ban chuyên trách đã tạo cho ban Giám đốc có những cơ sở vững chắc trong quyết định của mình để duy trì và phát triển các hoạt động theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để đẩy mạnh nền kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ mở cửa và hội nhập nền kinh tế Quốc tế.

* Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng chuyên môn nghiệp vụ: -Chức năng:

+ Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn theo quy định.

+ Chỉ đạo nghiệp vụ, trực tiếp kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghiệp vụ tại các phòng giao dịch trực thuộc.

- Nhiệm vụ cơ bản của các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

Phòng kinh doanh: Là đầu mối tham mưu cho Giám đốc xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH

NHNo. Đây cũng là phòng trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Bên cạnh việc thẩm định và đề xuất cho vay các dự án theo phân cấp ủy quyền, phòng kế hoạch kinh doanh còn chịu trách nhiệm marketing tín dụng bao gồm thiết lập, phát triển mở rộng hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng…

Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định, hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, tổng hợp và lưu trữ hồ sơ theo quy định.

Phòng Hành chính – nhân sự: Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong việc bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận cán bộ. Thực hiện các chế độ chánh sách đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Quản lý bảo quản tài sản của chi nhánh như: ô tô, kho vật liệu dự trữ của cơ quan theo đúng chế độ.

Nhìn chung về số lượng, chất lượng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng được nâng cao. Điều này khẳng định quyết tâm của Ngân hàng trong việc đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng thông qua việc hoàn chỉnh và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Đồng thời đáp ứng mục tiêu của NHNo & PTNT tỉnh Thái Nguyên trong việc mở rộng hoạt động, phát triển cả về chất lượng và quy mô của hệ thống NHNo & PTNT toàn tỉnh Thái Nguyên.

2.1.4- Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Cầu: 2.1.4..1- Về công tác huy động vốn:

Nguồn vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu được với mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là đối với tổ chức kinh doanh tiền tệ như Ngân hàng. Hiểu rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh, NHNo&PTNT Sông Cầu đã không ngừng thực hiện các biện pháp để nhằm chủ động vốn cho hoạt động tín dụng và kinh doanh như: đa dạng hóa phương thức huy động vốn, đơn giản hóa thủ tục, đổi mới phong cách phục vụ….. Chính vì vậy mà công tác huy động vốn của Ngân hàng trong nhiều năm qua luôn thu được những kết quả khả quan. Cụ thể là:

Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua các năm 2008 – 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn vốn huy Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1 NV theo loại tiền 122.090 100 122.036 100 140.570 100

Nội tệ 107.830 88,32 108.247 88,7 125.871 89,54

Ngoại tệ (quy đổi) 14.260 11,68 13.789 11,3 14.699 10,46

2 NV theo TP dân

122.090 100 122.036 100 140.570 100

TG của dân cư 99.755 81,71 106.720 87,45 122.142 86,89 TG của các TCKT 22.335 18,29 15.316 12,55 18.428 13,11 3 NV theo kỳ hạn 122.090 100 122.036 100 140.570 100 KKH 7.484 6,13 8.775 7,19 8.634 6,14 Kỳ hạn < 12 tháng 94.043 77,03 100.045 81,98 120.060 85,41 Kỳ hạn > 12 tháng 20.563 16,84 13.216 10,83 11.876 8,45 4 Tổng nguồn vốn 122.090 100 122.036 100 140.570 100

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết HĐKD các năm 2008 – 2010)

NHNo&PTNT Sông Cầu với chức năng hoạt động chủ yếu là phục vụ sự phát triển nông nghiệp – nông thôn, NH đã tích cực huy động vốn trong địa bàn thành phố Thái Nguyên bằng nhiều hình thức, đồng thời đẩy mạnh huy động vốn trên địa bàn hoạt động bằng nhiều biện pháp để khai thác tiềm lực vốn của các thành phần kinh tế.

* Năm 2008:

Tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2008 là 122.090 triệu đồng so với chỉ tiêu kế hoạch giao cho Ngân hàng Sông Cầu đạt 100% kế hoạch. Nguyên nhân chính là do ngân hàng đã nắm bắt kịp thời thông tin kinh tế xã hội và phương hướng, chủ động tìm kiếm khách hàng, thực hiên đồng bộ các bộ phận nghiệp vụ kỹ thuât như: quảng cáo, tiếp thị…... Nguồn vốn huy động từ dân cư là 99.755 triệu

đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 81,71%. Ngòai ra, tiền gửi của các TCKT cũng đạt 22.335 triệu đồng ứng với tỷ lệ đạt là 18,29%.

* Năm 2009:

Tổng vốn huy động năm 2009 đạt 122.036 triệu đồng so với chỉ tiêu kế hoạch giao cho NHNo Sông Cầu đạt 86% so với năm 2008 giảm 0,1%. Do năm 2009 thị trường có nhiều biến động phức tạp, giá cả tăng làm ảnh hưởng bất lợi cho công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động từ dân cư là 106.720 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6,98%. Tiền gửi của các TCKT cũng đạt 15.316 triệu đồng ứng với tỷ lệ 12,55%.

* Năm 2010:

Tổng số vốn huy động trong năm 2010 là 140.570 triệu đồng, trong đó vốn huy động từ dân cư đạt 122.142 triệu dồng, tăng 15.422 triệu đồng so với năm 2009. Vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 20.015 triệu đồng so với năm 2009. Tiền gửi của các TCKT cũng đạt 18.428 triệu đồng ứng với tỷ lệ 13,11%. Công tác huy động vốn năm 2010 tại NHNo&PTNT Sông Cầu đã được chú trọng đầu tư đưa ra các biện pháp nhanh nhạy, linh hoạt trong điều hành lãi suất nhằm thu hút nguồn vốn tăng trưởng ổn định, đảm bảo tốt tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng

Với quy mô tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đã khẳng định sự phát triển đa dạng các sản phẩm nghiệp vụ huy động vốn của NHNo&PTNT Sông Cầu phù hợp với thị hiếu người gửi tiền và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

2.1.4.2- Về công tác sử dụng vốn:

Nếu như hoạt động huy động vốn là nguồn đầu vào quan trọng đáp ứng nhu cầu hoạt động của NH thì hoạt động sử dụng vốn là hoạt động cơ bản để tạo ra lợi nhuận cho NH bù đắp các chi phí chung, chi phí đầu vào của NH và một phần lợi nhuận dư ra mà NH thu được. Để đứng vững trong nền kinh tế phát triển đầy cạnh tranh như hiện nay, các Ngân hàng buộc phải xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình một cách hợp lý và NHNo&PTNT Sông Cầu cũng vậy. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, NHNo&PTNT Sông Cầu tiến hành phân phối vốn sao cho có hiệu quả nhất. Đối tượng cho vay của NHNo&PTNT Sông Cầu chủ yếu là cho vay kinh tế hộ gia đình, các nhân sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, NHNo&PTNT Sông Cầu cho vay các doanh nghiệp, công ty TNHH, Công ty cổ phần. Tình hình dư nợ trong 3 năm 2008 - 2010 của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: Tình hình dư nợ qua các năm 2008 - 2010

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu dư nợ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư Cơ cấu

(%) Số dư

Cơ cấu

(%) Số dư

Cơ cấu (%)

1. Theo thời gian 185.26

7 100 202.495 100 239.977 100 - Ngắn hạn 144.05 0 77,75 154.283 76,19 185.982 77,5 - Trung hạn 41.217 22,25 48.212 23,81 53.995 22,5 2. Theo TPKT 185.26 7 100 202.495 100 239.977 100 - DNNQD 56.549 30,52 57.984 28,63 76.793 32,0 - Hộ gia đình cá thể 128.71 8 69,48 144.511 71,37 163.184 68,0 Tổng dư nợ 185.26 7 100 202.495 100 239.977 100

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết HĐKD các năm 2008 - 2010)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy NH đã tận dụng tối đa nguồn vốn huy động, mức sử dụng vốn luôn đạt 100%, dư nợ tín dụng không ngừng tăng trưởng qua các năm.

* Năm 2008: Tổng dư nợ tính đến 31/12/2008 là 185.267 triệu đồng so với đầu năm tăng 7.986 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 4,3%, so với kế hoạch giao cả năm đạt 100%.

Dư nợ theo thời gian:

- Dư nợ ngắn hạn (Cả nội tệ và ngoại tệ): 144.050 triệu đồng chiếm 77,75% tổng dư nợ.

- Dư nợ trung hạn: 41.217 triệu đồng chiếm 22,25% tổng dư nợ.

Dư nợ ngắn hạn của NH chiếm tỷ trọng tương đối cao trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, đang có xu hướng giảm dần. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới và nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng lực canh tranh, phù hợp với sự phát triển của đất nước.

Dư nợ theo thành phần kinh tế:

- Dư nợ của các DNNQD đạt 56.549 triệu đồng, chiếm 30,52% tổng dư nợ.

- DN của các hộ gia đình cá thể lên đến 128.718 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69,48% tổng dư nợ.

NHNo&PTNT Sông Cầu hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bởi vậy dư nợ của các hộ gia đình cá thể chiếm một tỷ trọng tương đối cao.

* Năm 2009: Tổng dư nợ đến 31/12/2009 đạt 202.495 triệu đồng tăng 17.228 triệu đồng so với năm 2008.

Dư nợ theo thời gian:

- Dư nợ ngắn hạn (cả nội - ngoại tệ): 154.283 triệu đồng (tương đương tăng 76,19% tổng dư nợ), còn so với năm 2008 tăng 10.233 triệu đồng.

- Dư nợ trung hạn là 48.212 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 6.995 triệu đồng.

Dư nợ theo thành phần kinh tế:

- NHNo Sông Cầu tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do đó dư nợ của nhóm thành phần DNNQD: 57.984 triệu đồng, chiếm 28,63% tổng dư nợ.

- Dư nợ của các hộ gia đình cá thể tăng 15.793 triệu đồng so với năm 2008, dư nợ của các hộ gia đình cá thể chiếm 71,37% tổng dư nợ năm 2009.

NH đã đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp song do đặc thù hoạt động trên lĩnh vực nông thôn nên dư nợ của các hộ gia đình cá thể vẫn chiếm một tỷ trọng cao.

* Năm 2010:

Dư nợ theo thời gian:

- Dư nợ ngắn hạn tăng so với năm 2009 là 31.699 triệu đồng, chiếm 77,5% tổng dư nợ của năm 2010.

- Dư nợ trung hạn cũng tăng đáng kể, tăng 5.783 triệu đồng so với năm 2009. Điều này khá phù hợp với cơ cấu nguồn vốn NH huy động được trong năm 2010.

Dư nợ theo thành phần kinh tế:

- Dư nợ của các DNNQD chiếm tỷ trọng 32% tổng dư nợ, đạt mức 76.793 triệu đồng.

- Tỷ trọng dư nợ của hộ gia đình cá thể trong tổng dư nợ giảm từ 71,37% năm 2009 xuống còn 68% năm 2010. Dư nợ của hộ gia đình cá thể tăng 18.673 triệu đồng so với năm 2009.

Với phương châm đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn – đó luôn là mặt trận hàng đầu và là phương châm hoạt động của NHNo&PTNT Sông Cầu. NH luôn tập trung vốn, mở rộng tín dụng đối với các thành phần kinh tế hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp. Phương châm hoạt động này dã giúp NHNo&PTNT Sông Cầu ngày một phát triển bền vững.

Qua đây, có thể thấy sự chuyển biến tích cực trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Sông Cầu, hoạt động sử dụng nguồn vốn ở NH đang ngày một chuyển dịch theo hướng tích cực để luôn giữ vai trò và khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2.1.4.3- Về tình hình nợ xấu của Ngân hàng:

Có thể nói các rủi ro trong hoạt động tín dụng là loại rủi ro cố hữu, luôn gắn liền với các ngân hàng thương mại và NHNo&PTNT Sông Cầu cũng không nằm ngoài quy luật này. Trong suốt quá trình hoạt động, NHNo&PTNT SÔng Cầu luôn tuân thủ tuyệt đối các quy định về hoạt động tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành và các quy chế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam về cho vay và bảo đảm tiền vay. Công tác phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng được Ban lãnh đạo Ngân hàng đặc biệt chú trọng. Các công cụ sử dụng để kiểm soát chất lượng tín dụng cũng được tăng cường và hiện đại hoá. Vì vậy chất lượng tín dụng của Ngân hàng luôn ở mức an toàn , điều này được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:

Bảng 3: Tình hình nợ xấu qua các năm 2008 – 2010

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng dư nợ 185.267 202.495 239.977

Nợ xấu 186 845 26

Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,1% 0,42% 0,01%

Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT Sông Cầu đã có những đổi mới trong hoạt động quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay. Chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NH luôn ở mức thấp < 2%. Qua các năm, tỷ lệ này luôn có chiều hướng giảm. Năm 2008 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NH là 186 triệu đồng tương ứng với 0,1%. Đến năm 2009 tỷ lệ này là 0,42%. Và năm 2010 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NH đã giảm xuống còn 26 triệu đồng tương ứng với 0,01%. Có

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Cầu – Thái Nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w