Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Cầu – Thái Nguyên (Trang 62)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

a) Nguyên nhân từ môi trường pháp lý

Trước khi bộ luật Dân sự ra đời, hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay được coi là khá hoàn chỉnh, chi tiết. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 chính thức đi vào hiệu lực năm 2006 đã dẫn đến một số quy định chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản do các văn bản trước đó đều căn cứ vào Bộ Luật dân sự 1999. Hiện nay, thủ tục về giao dịch bảo đảm tiền vay được thực hiện trên cơ sở Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Luật Dân sự 2005, Luật đất đai. Điều này do một trong những nguyên nhân xuất phát đó là việc thay đổi giới hạn phân loại của NHNN qua quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

b) Nguyên nhân từ môi trường kinh tế

Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ lan rộng ra toàn cầu ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động của các ngân hàng trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng tài chính đã lan rộng ra làm cho nhu cầu của người dân trên thị trường (tổng cầu) giảm, vì vậy đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản khi có rủi ro, bởi khi nhu cầu không có, tài sản bảo đảm sẽ không bán được và ngân hàng sẽ bị tổn thất vì tài sản bị tồn đọng trong khi không thu hồi được vốn và tài sản bảo đảm cũng bị giảm giá theo thời gian.

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đã thu hút được sự đầu tư của các nước trên tất cả các lĩnh vực, ngân hàng là một trong những lĩnh vực được đầu tư và thu hút khá mạnh.

Kinh tế của Thành phố đã phát triển khá nhanh song chưa đồng đều.

c) Công nghệ

Tiến bộ KHKT - CN thường mang lại những điều tích cực, tuy nhiên với hoạt động ngân hàng nó có những mặt trái nhất định. Công nghệ mới xuất hiện làm cho các TSBĐ bị hao mòn vô hình rất nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến giá trị còn lại của tài sản. Khi buộc phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, tương đối khó để có thể tìm được người mua, không những thế, giá trị thu hồi cũng khó đảm bảo bù đắp tất cả những tổn thất và chi phí phát sinh từ khoản vay.

d) Khách hàng vay vốn

Đối với khách hàng cá nhân, các khoản vay chủ yếu là vay chăn nuôi, mua đồi rừng, mua phương tiện vận tải, mua nhà, vay tiêu dùng với khối lượng nhỏ lẻ, vốn tự có thường rất ít mà chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng, vì vậy tỷ lệ sinh lời từ các khoản vay này là rất thấp. Đối tượng khách hàng này thường có quan hệ tín dụng không lâu dài với ngân hàng, trình độ hiểu biết về pháp luật cũng như các quy trình tín dụng còn rất hạn chế. Đối với hộ gia đình với các dự án kinh doanh nhỏ, TSBĐ có giá trị không lớn: nhà đất tuy rộng nhưng ở xa trung tâm, đường giao thông không thuận tiện … thì việc giám định tính chất pháp lý của TSBĐ hay thu hồi TSBĐ khi có rủi ro là rất khó khăn. Do đó ngân hàng thực hiện cho vay có bảo đảm bằng thế chấp là chủ yếu nên rủi ro rất khó tránh khỏi. Đối với khách hàng là Doanh nghiệp, khả năng hiểu biết pháp luật có tốt hơn do họ phải thường xuyên chấp hành các quy định của pháp luật và có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng. Tuy nhiên, do có mối quan hệ truyền thống, một số đối tượng khách hàng có thể lợi dụng nhằm trì hoãn việc trả nợ đúng hạn, gây khó khăn cho ngân hàng. Mặt khác, các TSBĐ của các Doanh nghiệp có thể mang tính chất chuyên dụng cao, khó xử lý.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Vào thời điểm cuối năm 2010 là dịp các hộ gia đình, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn xong NHNo Sông Cầu không có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NH nhất là

hiện tại thị trường tín dụng trên địa bàn đang có sự cạnh tranh mạnh của nhiều tổ chức tín dụng: Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng ACB, Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Quốc Tế, Ngân hàng VPBank…….

- Ngân hàng chưa thành lập được một bộ phận thẩm định khách hàng riêng nên khả năng đáp ứng các thông tin về bảo đảm tiền vay còn hạn chế.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều.

- Việc triển khai cơ chế khoán tài chính chưa triệt để do chưa tạo động lực trong kinh doanh.

- Trong chỉ đạo điều hành còn bất cập, tính chủ động chưa cao, nghiệp vụ còn hạn chế, chưa tham mưu đầy đủ, kịp thời cho lãnh đạo để điều hành kinh doanh được tốt.

- Ngân hàng còn hạn chế áp dụng các hình thức bảo đảm tín dụng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT SÔNG CẦU – THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Cầu – Thái Nguyên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w