Kiến nghị Trụ sở chính BIDV

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 91)

3.3.2.1. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng

BIDV phải xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay cũng nhƣ khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Nội dung chính sách gồm:

- Hoàn thiện và ban hành các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators) để kiểm soát định kỳ.

- Nghiên cứu xây dựng chƣơng trình quản lý danh mục tín dụng, tính toán tổn thất tín dụng theo từng ngành, lĩnh vực. Triển khai các công cụ để quản lý dƣ nợ cấp tín dụng theo ngành nghề lĩnh vực theo Nghị quyết của HĐQT.

- Xây dựng và triển khai việc quản lý danh mục cho vay.

- Xây dựng phần mềm quản lý công việc, quản lý phê duyệt, quản lý giới hạn cấp tín dụng đến từng khách hàng, từng Chi nhánh theo thời gian thực.

- Tiếp cận các công cụ, mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế nhƣ: định giá khoản vay (risk pricing model), RAROC.

- Xây dựng/hoàn thiện hệ thống phân tích, đánh giá, cảnh báo sớm rủi ro ngành nghề, sản phẩm, đối tƣợng khách hàng, khu vực địa lý.

- Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp để kiểm soát rủi ro (tách bạch 3 khâu: Đề xuất, thẩm định rủi ro, tác nghiệp).

- Kiểm soát theo quy trình cấp tín dụng: Trƣớc, trong và sau cho vay. - Xem xét các hình thức Bảo hiểm tín dụng.

83

- Tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro sau khi cấp tín dụng.

- Có biện pháp kiểm soát việc nhiều Chi nhánh cùng cho vay một khách hàng.

- Rà soát việc thực hiện nhận, định giá TSĐB tuân thủ theo chính sách cấp tín dụng.

3.3.2. 2. Hoàn thiện chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của BIDV cần phải hoàn thiện những nội dung cơ bản sau đây:

- Xây dựng quy trình cấp tín dụng theo từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, trong đó kết hợp toàn bộ các giai đoạn từ cung ứng tín dụng đến bảo lãnh, phát hành L/C, trong đó quy trình phải phù hợp với từng lĩnh vực, gắn liền với nhu cầu của khách hàng, yêu cầu về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, tính đặc thù trong kinh doanh của từng ngành nghề.

- Tín dụng và dịch vụ là hai hoạt động gắn kết với nhau, để khai thác toàn diện các tiềm năng hợp tác với khách hàng doanh nghiệp, cần xây dựng cơ chế, quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ - tín dụng trọn gói bao gồm cung ứng tín dụng và các dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế... Đồng thời triển khai việc áp dụng lãi suất cho vay và phí dịch vụ linh hoạt theo nguyên tắc gói sản phầm, dịch vụ thu về. Trên cơ sở sản phẩm, dịch vụ khách hàng sẽ sử dụng của BIDV nhƣ tín dụng, tiền gửi, thanh toán quốc tế, trong nƣớc, mua bán ngoại tệ...đồng thời với việc triển khai áp dụng các loại phí cam kết, phí trả nợ trƣớc hạn, phí đầu mối, phí thẩm định dự án, phí cấp hạn mức tín dụng... BIDV cần xây dựng chính sách định giá tiền vay linh hoạt đảm bảo mức lãi suất cho vay cạnh tranh nhất để thu hút khách hàng.

- Đối với tín dụng doanh nghiệp của BIDV chƣa chú trọng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Đây là lĩnh vực ngày càng phát triển khi Việt Nam gia nhập WTO, vì vậy, BIDV nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ

84

xuất nhập khẩu, xây dựng chính sách cụ thể theo từng nhóm khách hàng và lĩnh vực xuất nhập khẩu, xây dựng cơ chế khuyến khích các Chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Kiến nghị BIDV xây dựng tổ chức Hội nghị khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo từng khu vực, bao gồm cả khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng.

- Đối với tín dụng bán lẻ: BIDV xây dựng, đánh giá hiệu quả và hoàn thiện cơ chế cho vay mua nhà ở, cho vay mua ô tô, cho thuê tài chính, tín dụng tiêu dùng... Việc ban hành sản phẩm phải gắn liền với thực tiễn, theo đó các sản phẩm khi đƣa ra phải đƣợc Chi nhánh triển khai và đƣợc khách hàng chấp nhận. Đối với mỗi sản phẩm khi đƣa ra cần có kế hoạch nghiên cứu lựa chọn địa bàn để triển khai, lựa chọn khách hàng và đánh giá hiệu quả. Việc mở rộng các sản phẩm phải đƣợc triển khai và cụ thể hoá từng bƣớc, gắn liền với kiểm soát, đánh giá tiện ích và chất lƣợng.

3.3.2. 2. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cấp tín dụng, quản lý chất lượng cấp tín dụng.

Việc áp dụng công nghệ trong cấp tín dụng, đây là phần mềm quản lý và thanh toán giúp cho trụ sở chính giám sát đƣợc toàn bộ hoạt động và quy trình nghiệp vụ của tất cả các Chi nhánh, giám sát việc cấp hạn mức tín dụng, và các quyết định phê duyệt.

Xuất phát vì rủi ro tín dụng phát sinh trong cả quá trình hoạt đọng cấp tín dụng bắt đầu từ khâu xử lý thu thập thông tin, củng cố tài liệu cho đến khi khoản vay đƣợc tất toán. Đây là quá trình tác nghiệp do yếu tố con ngƣời vận hành thực hiện, nên nếu xử lý bằng biện pháp thủ công sẽ bị chi phối theo ý chí chủ quan của từng khâu ( nẩy sinh việc cấp tín dụng trƣớc sau đó mới hoàn thiện hồ sơ, nên việc thẩm định không thực chất và dễ xẩy ra rủi ro pháp lý ). Nên việc ứng dụng công nghệ cấp tín dụng, thì từ khâu cập nhật toàn bộ thông tin chính xác đầy đủ, tài liệu bị số hóa không thay đổi đƣợc, nên từ khâu đề xuất đến khâu xét

85

duyệt cuối cùng buộc cán bộ phải chấp hành nghiêm túc quy định, quy trình, do đó đã phòng ngừa việc gian lận, tráo đổi hồ sơ tín dụng.

Việc áp dụng công nghệ trong cấp tín dụng, đây là phần mềm quản lý và thanh toán giúp cho trụ sở chính giám sát đƣợc toàn bộ hoạt động và quy trình nghiệp vụ của tất cả các Chi nhánh, giám sát việc cấp hạn mức tín dụng, và các quyết định phê duyệt.

86

Kết luận chƣơng 3

Chƣơng này giới thiệu về một số mục tiêu và định hƣớng phát triển của BIDV trong thời gian tới. Từ đó, đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh và một số đề xuất, kiến nghị với BIDV và NHNN nhằm hỗ trợ công tác quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao hơn nhƣ: Nâng cao chất lƣợng công tác phân tích, thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng; giám sát chặt chẽ sự tuân thủ quy chế, quy trình tín dụng thông qua việc tăng cƣờng hoạt động kiểm tra nội bộ; nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

Để thực hiện đƣợc tốt các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Tĩnh đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa bản thân ngân hàng và các cơ quan hữu quan. Nhà nƣớc, Chính phủ, các bộ ban ngành cần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động và kiểm soát rủi ro tín dụng, đồng thời ngân hàng cũng cần cố gắng xây dựng cho riêng mình quy trình quản lý rủi ro tín dụng sao cho có hiệu quả.

87

KẾT LUẬN

Sự phát triển của hệ thống NHTM có ý nghĩa rất lớn đối với tốc độ tăng trƣởng kinh tế và sẽ còn có những đóng góp quan trọng với nền kinh tế nƣớc ta. Hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro; những rủi ro này xuất hiện nhƣ là một tất yếu cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự bùng nổ của hệ thống NHTM. Để có thể tồn tại và phát triển, các NHTM không thể tìm cách để loại bỏ hoàn toàn các rủi ro này mà phải tìm cách sống chung với nó. Vấn đề là làm cách nào để giảm thiểu rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận đƣợc, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.

Trong thời gian tới, với những diễn biến khó lƣờng của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM sẽ còn gặp nhiều rủi ro trong đó có RRTD. Để có thể tiếp tục phát triển và duy trì tốc độ tăng trƣởng tín dụng an toàn, bền vững thì Chi nhánh cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa RRTD đồng thời không ngừng đổi mới trong công tác quản lý điều hành, kiểm soát rủi ro, áp dụng các chƣơng trình quản lý rủi ro mới, trang bị máy móc thiết bị hiện đại vào hoạt động.

Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp BIDV Hà Tĩnh quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, kiểm soát đƣợc các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện đƣợc sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lƣợng tín dụng nhƣ mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong nƣớc cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài vào Việt Nam.

Quản lý rủi ro tín dụng là một đề tài rộng và phức tạp, cần đƣợc hoàn thiện thƣờng xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Dù bản thân đã cố gắng tìm tòi học hỏi và nghiên cứu, song luận văn không thể tránh đƣợc những thiếu sót. Tác giả mong tiếp tục nhận đƣợc những ý kiến đóng góp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Vân Anh (2010), Nâng cao giải pháp quản lý RRTD tại Agribank - Chi nhánh Hoàng Mai, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.

2. BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh (2010, 2011, 2012, 2013), Phương hướng kinh doanh, Báo cáo hàng năm.

3. BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh (2010, 2011, 2012, 2013), Tình hình tăng trưởng tín dụng, Báo cáo hàng năm.

4. BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh (2010, 2011, 2012, 2013), Kết quả kinh doanh,

Báo cáo hàng năm.

5. BIDV (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo thường niên.

6. Vũ Thị Dậu (2003), “Phát triển các dịch vụ mới trong kinh doanh của NHTM”, Tạp chí giáo dục lý luận, (7), Tr. 20-27.

7. David Beeg (2001), Kinh tế học, tập 1,2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Vũ Thị Dậu (2009), “Xây dựng và hoàn thiện thị trường tín dụng Việt Nam trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế & Kinh doanh, (01), Tr. 7-13. 9. Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế chính trị

đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Lê Đình Hải (2010), Tăng cường phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình, Trƣờng Đại học Đà Nẵng.

11. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính (Lý thuyết và bài tập),

Nxb Thống kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Kiều (2010), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Vũ Thị Thành Lâm (2012), Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV- Chi nhánh Đông Đô, Luận văn thạc sỹ tài chính-ngân hàng, Trƣờng Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.

89

14. Nguyễn Thị Loan (2008), “Kiểm soát tăng trƣởng tín dụng đối với các NHTM Việt Nam, Tác động và biện pháp”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (111), Tr. 11-18.

15. Nguyễn Ngọc Lý (2012), Rủi ro tín dụng tại VPBANK- Chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ tài chính-ngân hàng, Trƣờng Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Trịnh Thị Hoa Mai, Vũ Thị Dậu, Nguyễn Thị Thƣ (2001), Kinh tế học tiền tệ ngân hàng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Bế Quang Minh (2008), Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại Agribankvà các biện pháp phòng ngừa, Luận văn cao học kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Lê Khƣơng Ninh (2009), “Rủi ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các Chi nhánh Ngân hàng BIDV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (73), Tr. 5-12.

19. Bùi Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng,(11), Tr. 27-31.

20. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), “Các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013”, Chỉ thị 06/CT-NHNN ngày 9/11/2012 của Ngân hàng Nhà nƣớc. 21. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD”, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

22. Đinh Bá Quyết (2012), “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp khắc phục”, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại Huế.

23. Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,Nxb Thống kê, Hà Nội.

90

24. Nguyễn Kim Thoa (2009), Phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Song Phú, Luận văn thạc sĩ,Trƣờng Đại học Cần Thơ.

25. Ngô Thị Thanh Trà (2010), Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài gòn, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh..

26. Phạm Đăng Tuấn (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại”, Thông tin Ngân hàng Ngoại thƣơng, (5), Tr. 3-9.

27. Lê Văn Tƣ (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

Tiếng Anh

28. Anthony, S. B., Cornett, M. M., (2006), Financial Institutions Management – A Risk Management Approach, McGraw-Hill IRWIN, Fifth Edition.

29. Bessis, J. E., (1999), Risk Management in Banking, John & Sons Edition.

30. Christoffersen, P. F., (2003), Elements of Financial Risk Management, Elsevier Science Edition.

Các website:

31. www.bidv.com.vn 32. www.hatinh.gov.vn 33. www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)