Công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con ngƣời càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoat động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của ngƣời cán bộ ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ ngân hàng trên hai khía cạnh đó.
Để thu hút đƣợc nhân tài qua tuyển dụng mới và sử dụng cán bộ giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc đƣợc đào tạo bài bản tránh xu hƣớng sang làm việc tại các Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, liên doanh tại Việt Nam, hoặc các NHTM cổ phần nhỏ mới thành lập. Do đó:
- Tại Chi nhánh phải có cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng đƣợc nhiều cán bộ trẻ có tài năng.
- Hiện nay BIDV đã trả lƣơng tính chất công việc (phân biệt giữa cơ chế lƣơng theo chức năng nhiệm vụ tại từng bộ phận quản lý khách hàng, kế toán, hành chính, giao dịch khách hàng,...). Tuy nhiên phải chú trọng đãi ngộ đối với nhân viên để tạo động lực thu hút và khuyến khích ngƣời lao động bằng cách tăng lƣơng cho ngƣời lao động, tạo cơ hội cạnh tranh, thăng tiến bình đẳng đối với cán bộ,...
- Công tác đào tạo bồi dƣỡng: Chi nhánh nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu đƣợc đi học tập trung dài hạn ở trong và ngoài nƣớc, nhất là nghiên cứu thực tế tại các Ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời gắn kết ngƣời lao động đối với Ngân hàng.
79
Đối với các cán bộ lãnh đạo, Chi nhánh nên thƣờng xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý. Tại Chi nhánh cũng nên thƣờng xuyên tổ chức các buổi tự đào tạo nghiệp vụ để đƣa ra các kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp nhằm tránh rủi ro.