3.3.1.1. Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh
Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng nhƣ cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao.
Đây là nội dung rất quan trọng, căn bản thuộc về vai trò của cơ quan quản lý nhà nƣớc và Hiệp hội Ngân hàng. Các giải pháp chính là:
- Thanh tra Ngân hàng thực hiện cơ chế giám sát từ xa và thanh tra hội sở chính các TCTD khi có vấn đề và trên cơ sở rủi ro; đóng vai trò là cơ quan soạn thảo, trình Thống đốc NHNN ban hành danh mục quy định chuẩn về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho từng loại TCTD, các hình thức xử phạt tƣơng ứng với mỗi loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, phù hợp với từng thời kỳ và thông lệ quốc tế tƣơng ứng. Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Thanh tra nhà nƣớc để phát hiện, cảnh cáo, chấn chỉnh và xử phát hành chính nghiêm minh các hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh.
- Yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại rà soát, bổ sung cơ chế nghiệp vụ cho vay theo hƣớng chặt chẽ, an toàn, đề cao chất lƣợng tín dụng; đồng thời tăng cƣờng kiểm tra kiểm toán nội bộ để kịp thời khắc phục các sai phạm và xử lý rủi ro;
80
hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp hội phát hiện và bảo vệ việc cạnh tranh bình đẳng của mọi hội viên có thành phần sở hữu khác nhau; Phổ biến pháp luật và đƣợc hình thành một số thiết chế hƣởng lợi chung nhƣ: làm đầu mối tổ chức mua bán nợ tốt, tổ chức đồng tài trợ, hòa giải các bất đồng lợi ích giữa các thành viên…
Do đó NHNN cần phải phát huy đúng vai trò kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
3.3.1.3. Hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại CIC của Ngân hàng Nhà nước
Hoạt động Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) xếp hạng tín dụng (XHTD) ra đời nhƣ là một xu thế tất yếu nhằm hỗ trợ cho các TCTD trong việc đƣa ra quyết định cấp tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng. Trung tâm đã không ngừng nghiên cứu phƣơng pháp xếp hạng từ các tổ chức xếp hạng có uy tín trên thế giới nhƣ Moody’s, Standard and Poors, Fitch… Xây dựng mô hình và thu thập thông tin để kiểm nghiệm mô hình xếp hạng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
CIC trong thời gian qua tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng báo cáo XHTD bằng việc tăng cƣờng đánh giá các thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng, đánh giá về năng lực lãnh đạo của DN và phân ngành kinh tế chuyển từ 8 ngành sang 20 ngành kinh tế cho sát với ngành nghề kinh doanh của các DN tại Việt Nam. Và hiện nay việc cải tiến phƣơng pháp XHTD, từ việc chuyển từ 20 ngành sang 35 ngành kinh tế kết hợp phân tích các mô hình đánh giá thông tin phi tài chính, thông tin tài chính, mô hình phân tích thông tin quan hệ tín dụng, mô hình đánh giá tác động mối liên quan DN, thông tin công ty mẹ - công ty con. Cùng với việc đƣa vào đánh giá các thông tin có giá trị nhƣ thông tin tổng hợp phân tích ngành, tác động chính sách Nhà nƣớc đến DN, xem xét các thông tin tiêu cực, vi phạm pháp luật, thông tin đánh giá chuyên gia, tăng giảm hạng DN, báo
81
cáo XHTD đã đƣợc nâng cao về chất lƣợng và ngày càng đƣợc các đối tƣợng sử dụng đánh giá cao.
Hoạt động XHTD tại CIC mang tính khách quan, đánh giá đƣợc mức độ rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng vay, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại các TCTD. Với mục tiêu hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác XHTD, CIC cũng cần tiếp tục nghiên cứu phƣơng pháp xếp hạng, nâng cao chất lƣợng báo cáo XHTD, nắm bắt công nghệ để theo kịp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và ngày càng phù hợp với thực tế ở Việt Nam.
CIC cần định hƣớng mở rộng hoạt động XHTD, tăng độ bao phủ XHTD trong nền kinh tế, hƣớng đến 100% các DN đều đƣợc đánh giá xếp hạng trong tƣơng lai nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu XHTD cho các TCTD, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu tại các TCTD, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện các chính sách vĩ mô, giữ ổn định trong hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với xếp hạng tín dụng là DN chƣa minh bạch trong việc lập báo cáo tài chính và tỷ lệ báo cáo tài chính của DN đƣợc kiểm toán còn thấp. Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo kết quả xếp hạng tín dụng đƣợc chính xác, khách quan, ngoài việc dựa vào báo cáo tài chính và thông tin do DN cung cấp, cần phải có thông tin từ những nguồn khác để so sánh. Chẳng hạn, đối chiếu báo cáo tài chính gửi từ ngân hàng thƣơng mại với báo cáo tài chính từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Thuế, xem xét lịch sử quan hệ tín dụng của DN với các tổ chức tín dụng, xem xét sự thay đổi về tài chính trong quá trình hoạt động của DN. Với doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên, việc “chế biến” báo cáo tài chính dễ dàng bị phát hiện bởi số liệu không thống nhất trong các kỳ báo cáo.
Hoàn thiện hoạt động XHTD hệ thống thông tin tín dụng để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi
82
Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.