Kinh nghiệm một số ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 48)

1.3.2.1. Quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Mỹ

Để đề phòng và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, đồng thời có thể phân nhóm khách hàng một cách chính xác nhất để có chính sách tín dụng phù hợp, các NHTM Mỹ áp dụng các biện pháp quản lý khoản vay nhƣ sau:

Chọn lọc, đánh giá, kiểm tra, giám sát tín dụng: Ngân hàng phải tiến hành chọn lọc khách hàng, tìm ra khách hàng tiềm năng. Muốn vậy trƣớc hết phải thu thập đủ thông tin tài chính và phi tài chính để phân tích, đánh giá một cách chính xác. Khi đánh giá ngân hàng dựa vào phƣơng pháp đánh giá rủi ro 5C:

C1: Tƣ cách (Character)

C2: Khả năng trả nợ (Capacity) C3: Tình hình tài chính (Capital) C4: Tài sản đảm bảo (Collateral) C5: Điều kiện (Condition)

Trên cơ sở đó ngân hàng thấy khả thi thì sẽ tiến hành cho vay và bƣớc sau đó là kiểm soát chặt chẽ khoản vay. Cán bộ quản lý khách hàng thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ, khách hàng, yêu cầu khách hàng phải nghiêm túc chấp hành các nguyên tắc, điều kiện vay vốn.

Một bƣớc quan trọng tiếp theo là ngân hàng thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng. Công tác này đƣợc giao cho Hội đồng tín dụng, Hội đồng này có trách nhiệm xây dựng chính sách tín dụng, kiểm tra, giám sát tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn đánh giá, xây dựng hệ thống phân loại khoản vay, thực hiện kiểm tra đánh giá các hồ sơ tín dụng trên ba tiêu chí sau:

1. Độ tín nhiệm tín dụng. 2. Tính đầy đủ của hồ sơ. 3. Tính tuân thủ.

40 thích hợp đối với từng trƣờng hợp:

Loại 1: Mong muốn Loại 2: Chấp nhận đƣợc Loại 3: Sát giới hạn Loại 4: Kém tiêu chuẩn Loại 5: Có nghi ngờ Loại 6: Tổn thất

Hội đồng tín dụng trên cơ sở xếp hạng tín dụng sẽ đề ra hạn mức tín dụng dự phòng chung cho dự nợ tín dụng và mức “dự phòng đặc biệt” cho các khoản tín dụng bị xếp loại 4, 5, 6.

Thiết lập các mối quan hệ gắn bó với khách hàng: Bên cạnh việc cho vay, ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ gắn bó với khách hàng qua các phƣơng thức: thủ tục nhanh chóng, lãi suất ƣu đãi, tổ chức hội nghị khách hàng, cung cấp thông tin, tƣ vấn quản lý, tƣ vấn kế toán, thuế... Quan hệ gắn bới khách hàng có lợi cho cả hai bên, một mặt giúp ngân hàng nắm rõ hơn tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, giảm rủi ro tín dụng, mặt khác giúp khách hàng nắm bắt thông tin nâng cao trình độ quản lý.

Việc thế chấp tài sản là cần thiết. Giá trị các khoản vay sẽ tƣơng ứng với giá trị đã khấu hao của tài sản thế chấp. Để thƣờng xuyên nắm vững và cập nhật về giá trị của tài sản đảm bảo, ngân hàng cần yêu cầu cung cấp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quý và/hoặc thời gian của các khoản phải thu.

1.3.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Trung Quốc

Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tƣ cách là NHTW), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại, chịu trách nhiệm về tích chân thực, chuẩn xác, hoàn chỉnh của các dữ liệu đã cung

41

cấp; tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng.

Căn cứ vào kết quả xếp loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản vay, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Ngân hàng trung ƣơng Trung Quốc cũng ban hành Hƣớng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay, yêu cầu các NHTM thực hiện kiểm tra định kỳ tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có.

Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của Ngân hàng,...

Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thƣờng của khách hàng là nguồn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo nợ vay và nguồn vốn thứ yếu.

Đối với khoản vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn nợ, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 48)