Sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc phủ định giữa “不” và “không

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 81)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1 Sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc phủ định giữa “不” và “không

Quá trình so sánh sự giống nhau và khác nhau về khả năng tác động và cấu trúc phủ định giữa cấu trúc phủ định của từ phủ định “不” và “không” được

tiến hành như sau:

3.2.1.1 Khả năng tác động

A. Những điểm tương đồng

tiếng Việt có 4 điểm giống nhau:

a) Từ phủ định làm thành câu không có chủ ngữ

Bất kể là từ phủ định “不” hay từ phủ định “không” đều có thể đứng riêng

một mình làm thành câu không có chủ ngữ:

(194)“惩一儆百!你看,我做革命党还不上二十天,抢案就是十几件,

全不破案,我的面子在那里?破了案,你又来迂。不成!这是我管的!”

Dịch: "Phải giết một đứa để răn trăm đứa khác chứ! Ông xem, tôi làm cách mạng chưa đầy hai mươi hôm, có đến mười mấy đám cướp mà chẳng phá được đám nào cả, tôi còn mặt mũi nào? Bây giờ phá được một đám, ông lại đâm ngang. Không được! đây là việc thuộc phần tôi cai quản! " [105]

(195)“Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc: - Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!...

- Không!... Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ...” [70] b) Từ phủ định tác động lên chủ ngữ của câu

Có hai hình thức từ phủ định có khả năng tác động lên chủ ngữ trong tiếng Việt. Đó là: (1) cấu trúc “không + phải + danh từ”; và (2) cấu trúc “không + danh từ”. Trong đó, cấu trúc “không + phải + danh từ” giống với cấu trúc “不

+ 是” trong tiếng Hán. Chẳng hạn:

(196)“不是荒年,怎么会吃人。”

Dịch: “Không phải năm mất mùa, làm gì có chuyện ăn thịt người”. [111]

(197)“Không phải ý chúng cháu suy nghĩ bi quan chết chóc gì đâu.” [78] c) Từ phủ định tác động lên phần còn lại của câu

Trong loại cấu trúc này, tiếng Việt có hai dạng: (1) từ phủ định “không” đứng trước phần còn lại của câu; và (2) từ phủ định “không” đứng sau phần còn lại của câu. Đặc điểm này cũng được thể hiện trong tiếng Hán. Theo đó, từ phủ định “不” đứng trước phần còn lại của câu như cấu trúc trong tiếng Việt. Chẳng

hạn:

(198)倘是别的闲人们,阿Q本不敢大意坐下去。

Dịch: Giá như gặp kẻ khác, A Q. thật không dám táo gan ngồi như vậy.

(199)Trên cổ nó còn có một xâu chuỗi, không phải chuỗi hạt trai, mà là chanh trái xỏ qua một sợi kẽm. [79] d) Từ phủ định tác động lên vị tố của câu

Từ phủ định “不” trong tiếng Hán và từ phủ định “không” trong tiếng Việt

đều có thể tác động lên vị tố của câu. Chẳng hạn:

(200)云南贵州不知道怎样,但交通也太不便……。

Dịch: Không biết Vân Nam, Quý Châu thì thế nào, song giao thông cũng quá không tiện... [117]

(201)Vọi suy nghĩ hồi lâu rồi nói: - Tôi không biết! [79] B. Những điểm khác biệt

Bên cạnh 04 đặc điểm giống nhau kể trên, từ phủ định “不” trong tiếng

Hán và “không” trong tiếng Việt có những điểm khác nhau như sau: a) Từ phủ định tác động lên chủ ngữ của câu

Trong tiếng Việt có thể dùng cấu trúc “không + danh từ”. Tuy nhiên, tiếng Hán lại không dùng cấu trúc tương ứng “不 + danh từ” để biểu thị. Chẳng hạn:

(202)“不是荒年,怎么会吃人。” (+)

“不荒年,怎么会吃人。” (-)

Dịch: "Không phải năm mất mùa, làm gì có chuyện ăn thịt người". [111] (203)Trên bãi này không ai bắt được đâu. [79] b) Từ phủ định tác động lên bổ ngữ của câu

Tuy từ phủ định “不” và từ phủ định “không” đều có thể tác động lên bổ

ngữ, nhưng cấu trúc phủ định lại khác nhau. Trong tiếng Hán, cấu trúc từ phủ định “不” tác động lên bổ ngữ là: “chủ ngữ +不+ bổ ngữ”, còn cấu trúc từ phủ

định “không” tác động lên bổ ngữ trong tiếng Việt là “chủ ngữ + không + vị tố + bổ ngữ” hoặc “không + phải + C”. Chẳng hạn:

(204)其三,他虽然记不清多少日,但确乎有许多日,没有一个人来叫 他做短工。

Dịch: ba là hắn không nhớ rõ bao nhiêu ngày, mà chắc đã lâu lắm rồi, không có một người nào đến gọi hắn đi làm vặt. [105]

(205)Tôi không gặp nhiều anh chị ở đó. [78] c) Từ phủ định tác động lên phần còn lại của câu

Khác với từ phủ định tác động lên phần còn lại của câu trong tiếng Hán, từ phủ định “không” trong tiếng Việt còn có thể đứng sau phần còn lại của câu, chẳng hạn:

(206)倘是别的闲人们,阿Q本不敢大意坐下去。(+)

倘是别的闲人们,阿Q本坐下去不敢大意。(-)

Dịch: Giá như gặp kẻ khác, A Q. thật không dám táo gan ngồi như vậy.

[105] (207) Trên cổ nó còn có một xâu chuỗi, không phải chuỗi hạt trai, mà là chanh trái xỏ qua một sợi kẽm. (+)

Trên cổ nó còn có một xâu chuỗi, là chanh trái xỏ qua một sợi kẽm, không phải chuỗi hạt trai.(+) [79]

3.2.1.2 Cấu trúc phủ định

Cấu trúc phủ định “不” với cấu trúc phủ định “không” cũng có rất nhiều

điểm tương đồng và khác biệt: A. Những điểm tương đồng

Có 3 điểm tương đồng về cấu trúc phủ định giữa “不” và “không”:

a) Cấu trúc phủ định: “Từ phủ định + động từ/ động từ đoản ngữ”

Trong cấu trúc có phủ định “不” và “không” có thể cùng kết hợp với

những động từ sau:

a.1) Từ phủ định + V/VP (động tác)

Động từ hành vi động tác là những từ biểu thị hành vi động tác cụ thể, có tính tiếp nối liên tục. Từ phủ định thường đứng trước động từ, biểu thị phủ định hành động, sự phát triển của một sự vật nào đó, gồm những từ như: 听(nghe), 说(nói),学习(học),买(mua),洗(giạt(áo), rửa(bát), rũ, đánh(giầy),打(đánh), 跳(nhẩy),休息(nghỉ ngơi) v.v...

Cấu trúc phủ định này chủ yếu phủ định những hành vi động tác mà con người tạo ra. Ví dụ:

被称为“长毛”。

Dịch: Họ đều là lãnh tụ của Thái Bình thiên quốc. Quân khởi nghĩa của họ phải để tóc dài như hồi nhà Minh nhưng không buộc lên, cho nên Mãn Thanh gọi họ là "giặc tóc dài". [116]

(209)Thầy có vẻ không nghe thấy, bởi thầy không đáp lại. U sợ thầy gắt, không hỏi nữa. [65] a.2) Từ phủ định + V/VP( tâm trạng)

Động từ tâm trạng là những từ biểu thị trạng thái tâm lý của con người như yêu thích, ghét, cảm nhận, tri nhận, bỏ quên v.v... trong đó có 3 nhóm là: (1) nhóm từ thích – ghét như 爱(yêu), 喜欢(thích),讨厌(ghét) v.v...;(2) nhóm

từ nghi ngờ, chẳng hạn 相信(tin tưởng),怀疑(nghi ngờ),承认(thừa nhận)

v.v...; và (3) nhóm từ hiểu biết:知道(biết),了解(hiểu),清楚(rõ),愿(mong)

v.v...

Cấu trúc phủ định loại này chủ yếu phủ định tâm trạng và sự hiểu biết về một thứ gì đó của con người. Ví dụ:

(210)父亲是一个胖子,走过去自然要费事些。我本来要去的,他不肯,

只好让他去。”

Dịch: Bố người to béo, tới được đó mà mua vài trái quít thì mệt lắm. Tôi muốn đi thay nhưng bố không chịu, đành để bố đi vậy. [124]

(211) Nó lấm lét lảng dần, cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữa. [66] a.3) Từ phủ định + V/VP(quan hệ)

Động từ quan hệ là những từ biểu thị sự phán đoán, tồn tại, so sánh, thuộc tính v.v... của một sự vật nào đó. Chúng là những từ mang nghĩa trừu tượng như:

姓(họ(tên),属于(thuộc),有(có),是(là),等于(bằng),当做(gọi là) v.v...

Cấu trúc phủ định này chủ yếu phủ định quan hệ thuộc tính của một sự vật nào đó, ví dụ:

(212)“唔,……这个……”阿Q候他略停,终于用十二分的勇气开口了,

但不知道因为什么,又并不叫他洋先生。”

miệng thốt được mấy lời nhưng không biết vì sao lại không gọi là "ông tây".

[105] (213)Nhưng có điều tôi dám quyết với anh là bức tranh đó không có bạc vàng nào trên đời này sánh nổi. [77]

Nói chung, từ phủ định “不” trong tiếng Hán và từ phủ định “không”

trong tiếng Việt đều có thể kết hợp với những động từ chỉ hành động, tâm trạng của con người.

b) Cấu trúc phủ định “Từ phủ định + tính từ”

Tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể sử dụng cấu trúc này để phủ định một tính chất hay trạng thái của một sự vật nào đó, chẳng hạn:

(214)“原来有保险灯在这里!他们并不怕。”

Dịch: Chúng nó chẳng thèm sợ, tiếp thêm: Té ra là có cái đèn bão ở đây!

[105] (215) Hồng cũng chẳng hiểu tại sao u bỗng nhiên sinh khó tính như thế vậy. Chỉ biết: đã ít lâu nay, cả thầy lẫn u đều có vẻ không vui. [65] B. Những điểm khác biệt

a) Cấu trúc phủ định “Từ phủ định + động từ/ ngữ động từ ”:

a.1) Từ phủ định +V/ VP (quan hệ)

Động từ quan hệ là những từ biểu thị sự phán đoán, tồn tại, so sánh, thuộc tính v.v... Theo quan sát của chúng tôi, từ “有(có)” không thể kết hợp với từ

phủ định “不” nhưng lại có thể kết hợp với từ phủ định 没 “không”. Ví dụ:

(216)然而阿Q没有说。(+)

然而阿Q不有说。(-)

Dịch: A Q. tính kêu lên nhưng rồi không /không có kêu. (+) [105]

a.2) Từ phủ định + V/VP (hoạt động tâm lý)

Động từ hoạt động tâm lý biểu thị những hoạt động tư duy của con người, chúng có tính nối tiếp liên tục, và những từ này gồm: 想(nghĩ),猜(đoán),考 虑(suy nghĩ),回忆(ký ức) v.v... Với những từ này, không thể kết hợp với từ phủ

trong tiếng Việt. Chẳng hạn:

(217)他虽然早知道秀才盘辫的大新闻,但总没有想到自己可以照样

做,现在看见赵司晨也如此,才有了学样的意思,定下实行的决心。(+)

他虽然早知道秀才盘辫的大新闻,但总不想到自己可以照样做,现在

看见赵司晨也如此,才有了学样的意思,定下实行的决心。(-)

Dịch: Hắn tuy đã biết qua câu chuyện cậu Tú quấn bín, nhưng hắn không hề/chẳng(chả) hề nghĩ rằng chính mình hắn cũng có thể làm thế được, bây giờ thấy Triệu Tư Thần cũng làm thế, hắn bèn có ý bắt chước và quyết định làm theo. (+) [105]

a.3) Từ phủ định + V/VP (giây lát)

Động từ giây lát là những từ diễn tả hành động xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc khoảng cách giữa khởi điểm và điểm đích của một động tác nào đó rất ngắn. Chúng không có tính nối tiếp về mặt thời gian, chẳng hạn những từ như: 死(chết),结束(kết thúc),到达(đến nơi),停止(dừng lại),开 始(bắt đầu),发现(phát hiện),认出(nhận ra),看到(nhìn thấy),牺牲(hy sinh)

v.v...

Cấu trúc phủ định chủ yếu phủ định những hành động mang tính giây lát, không có tính nối tiếp liên tục. Ví dụ:

(218)车子不住的前行,阿Q在喝采声中,轮转眼睛去看吴妈,似乎伊

一向并没有/没见他,却只是出神的看着兵们背上的洋炮。(+)

车子不住的前行,阿 Q 在喝采声中,轮转眼睛去看吴妈,似乎伊一

向并不见他,却只是出神的看着兵们背上的洋炮。(-)

Dịch: Cỗ xe cứ đi tới. A Q. ở trong những tiếng reo hò, liếc mắt nhìn u Ngò, mụ hình như chưa hề/không hề/chẳng(chả) hề trông thấy hắn, chỉ trâng tráo nhìn những khẩu súng trên vai bọn lính. (+) [105]

Nói chung, đối với những động từ không thể kết hợp với từ phủ định “不”

trong tiếng Hán, chúng thường kết hợp với một từ phủ định khác là “没”. Trong

“không”. Về phạm vi sử dụng, từ phủ định “不” trong tiếng Hán không rộng

bằng từ phủ định “không” trong tiếng Việt.

b) Cấu trúc phủ định “Từ phủ định + danh từ/ danh ngữ”

Trong tiếng Việt, từ phủ định “không” có thể kết hợp với danh từ/danh ngữ để tạo câu phủ định, nhưng ở trong tiếng Hán, từ phủ định “不” lại không

thể kết hợp với danh từ. Trong trường hợp muốn phủ định danh từ cần phủ định, cần phải thêm từ “是” ở phía sau “不”, tạo thành cấu trúc “不 + 是+ danh

từ/danh ngữ”. Ví dụ:

(219)他忽而听得一种异样的声音,又不是爆竹。(+)

他忽而听得一种异样的声音,又不爆竹。(-)

Dịch: Hắn thình lình nghe thấy một thứ tiếng lạ mà lại không phải tiếng pháo. [105]

(220) Cái thằng không cha không mẹ này! [67] c) Cấu trúc phủ định “Từ phủ định + trạng từ”

Cấu trúc phủ định “từ phủ định+ trạng từ” có thể sử dụng trong tiếng Việt dùng để phủ định tính chất của một sự vật nào đó. Tuy nhiên, trong tiếng Hán, chỉ có từ phủ định “没” có thể kết hợp với trạng từ, còn “不” thì không thể.

Chẳng hạn như:

(221)他们那时候的脸色,全没有昨天这么怕,也没有这么凶。(+)

他们那时候的脸色,全不昨天这么怕,也没有这么凶。(-)

Dịch: mà lúc bấy giờ bộ mặt của họ không hề có vẻ đáng sợ như ngày hôm qua, và cũng không hề hung tợn như thế đâu. [111]

(222)Nhưng này, anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. [67]

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)