Sự phân bố của các từ phủ định trong tiếng Việt hiện đại

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3 Sự phân bố của các từ phủ định trong tiếng Việt hiện đại

Từ phủ định và cách bày tỏ ý phủ định trong tiếng Việt có nhiều kiểu, tùy theo tỷ lệ sử dụng của từ ngữ, từ phủ định cũng được chia thành hai loại: thường sử dùng và ít khi sử dụng. Những từ và cấu trúc thường dùng có tỷ lệ xuất hiện cao ở trong khẩu ngữ, bài báo và tất cả tác phẩm văn học; còn những từ phủ định ít khi sử dụng, là những từ, cụm từ hay cấu trúc mang sắc thái bác bỏ rõ rệt hoặc chúng được sử dụng trong cấu trúc nghi vấn, ngoài ra còn có một số từ ngữ thô tục dùng trong khẩu ngữ mà ít khi sử dụng trong văn học, chúng tôi cũng xếp những từ phủ định này vào loại không thường dùng.

2.3.3.1 Những từ phủ định chủ yếu trong tiếng Việt

Nguyễn Kim Thản trong bài viết “Vài nhận xét về cách bầy tỏ ý phủ định trong tiếng Việt” đăng ở tạp chí Ngôn Ngữ số 2 năm 1972, có nêu ra khái niệm

“từ kèm phủ định”. Ông cho rằng, xét theo loại câu (phân chia theo mục đích nói) trong đó xuất hiện những từ kèm phủ định. Và với những từ kèm phủ định này có thể chia thành hai nhóm: từ kèm phủ định xuất hiện trong câu kể và từ kèm phủ định xuất hiện trong câu cầu khiến.

Từ phủ định cũng được gọi là yếu tố phủ định hay từ kèm phủ định (theo Nguyễn Kim Thản). Trong tiếng Việt, ý phủ định được diễn đạt bằng các từ kèm phủ định khác nhau, và chúng mang những sắc thái khá tinh tế và được đặt ở các vị trí khác nhau trong câu.

Vì vậy, Nguyễn Kim Thản [17] cũng đã đưa ra một bảng nhận xét về sự xuất hiện của những từ kèm phủ định sau:

Từ kèm phủ định xuất hiện trong câu kể Từ kèm phủ định xuất hiện trong câu cầu khiến:

Không, chẳng (chả), chưa (chửa), không hề, chẳng hề, chưa hề, chưa từng v.v

Đừng, chớ v.v

biệt và nó còn được dùng trong câu mệnh lệnh với giọng điệu và sự rút gọn cả câu của người phát ngôn. Ví dụ:

(123)Không được vứt rác! [17] (124)Không cho phép nói bậy! [17] Ngoài ra,ở trong tiếng Việt còn có một số từ kèm phủ định khác mang nghĩa bác bỏ hay phủ nhận, và chúng cũng đã được tạo thành một khuôn phủ định cố định hoá dùng trong giao tiếp hàng ngày.

2.3.3.1.1 Sự phân bố của từ “không”

Hầu hết các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đều cho rằng từ “không” là một từ tiêu biểu nhất cho cấu trúc phủ định, và từ này cũng là một từ thường xuất hiện nhất trong khi chúng ta sử dụng dạng thức phủ định.

A. Tần số sử dụng của từ phủ định “không”

Theo sự thống kê của chúng tôi trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn của nhà văn Anh Đức và Nam Cao, từ “không” với ý phủ định được xuất hiện nhiều nhất so với các từ phủ định khác. Dưới đây là bảng thống kê tần số sử dụng các từ phủ định chủ yếu (không, chưa, chẳng, chả) của 10 trong 30 truyện ngắn được thống kê:

(Tác giả) hiện từ phủ định mang nghĩa phủ định 1 Hòn đất (Anh Đức) 1402 1198 (85,4%) 139 (9,9%) 62 (4,4%) 3 (0,2%) 2 Con cá song (Anh Đức) 87 62 (71,3%) 10 (11,5%) 13 (14,9%) 2 (2,3%) 3 Con chị Lộc (Anh Đức) 47 35 (74,5%) 5 (10,6%) 7 (14,9%) 0 4 Cứu thuyền (Anh Đức) 35 28 (80%) 6 (17,1%) 1 (2,9%) 0 5 Đất (Anh Đức) 65 52 (80%) 6 (9,2%) 7 (10,8%) 0 6 Chí Phèo (Nam Cao) 240 186 (77,5%) 25 (10,4%) 20 (8,3%) 9 (3,8%) 7 Điếu văn (Nam Cao) 62 45 (72,3%) 1 (1,6%) 13 (21,0%) 3 (4,8%) 8 Đôi mắt (Nam Cao) 97 59 (60,8%) 12 (12,4%) 26 (26,8%) 0 9 Lão Hạc (Nam Cao) 66 47 (71,2%) 6 (9,1%) 10 (15,2%) 3 (4,5%) 10 Nghèo (Nam Cao) 23 19 (82,6%) 3 (11,5%) 0 1 (3,8%) Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê thêm 20 truyện ngắn của hai nhà văn: Anh Đức (Chuyến tàu đêm, Chuyến lưới máu, Cái bàn còn bỏ trống, Bức tranh để lại, Chuyến xe về làng, Một chuyện chép, Đêm cuối năm trên một Hải Đăng đảo, Dòng sông trước mặt, Đứa con, Giấc mơ giữa buổi bình yên, Giấc mơ ông lão vườn chim, Khói, Ký ức tuổi thơ) và Nam Cao (Bài học quét nhà, Cái chết của con mực, Đời thừa, Một chuyện xuvơnia, Một đám cưới, Trăng sáng, Từ ngày mẹ chết). Trong đó chúng tôi thấy rằng, từ phủ định “không” trong tất cả tác phẩm trên nêu chiếm tỷ lệ cao nhất về sự xuất hiện, từ đó chúng ta cũng có thể thấy rằng, từ phủ định “không” là từ cơ bản nhất và thường gặp nhất trong tiếng Việt, và cũng có thể nói là “không” là từ tiêu biểu cho cấu trúc phủ định của tiếng Việt.

Theo Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt phần câu” [2] thì ông

nhận xét mối quan hệ giữa vị tri của từ phủ định với tầm tác động của nó đối với một câu phủ định: tầm tác động của yếu tố phủ định lệ thuộc nhiều vào vị trí của yếu tố phủ định trong câu, và nhất là lệ thuộc vào tình huống sử dụng ngôn ngữ. Từ đó chúng ta có thể suy ra một quan điểm là: vị trí của từ phủ định sẽ quyết định tầm tác động và nghĩa của câu phủ định, thậm chí còn có thể vì thay đổi vị trí của từ phủ định mà thay đổi cả nghĩa của câu.

B.1 “Không” làm thành câu không có chủ ngữ

Từ phủ định “không” có thể đứng riêng một mình làm thành câu không có chủ ngữ ở trong tình huống có ý kiến phủ định về mặt bác bỏ. Ví dụ:

(125) Họ nói câu cuối với một vẻ gì mỉa mai. Tôi buồn rầu, hỏi:

- Thế từ ngày lấy nhau đến giờ, chị vợ có chịu... làm ăn đứng đắn hơn không?

- Làm? Làm gì? Nó thì chẳng bao giờ làm cả.

- Không!... Tôi nói... Nghĩa là... chị ta có tu tỉnh lại, về cái đường kia khác, hay là vẫn chứng nào tật ấy? [68]

(126) Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc: - Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!...

- Không!... Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ... [70] B.2 “Không” trong câu tác động lên phần còn lại của câu

“Không” với tư cách là một yếu tố phủ định có tầm tác động lên phần còn lại của câu xét theo nội dung câu và biệt tố tình thái về cú pháp, khi từ “không” đứng trước hoặc đứng sau phần còn lại của câu đều có thể tác động tới toàn câu.

B.2.1 “Không” đứng trước phần còn lại của câu

Từ phủ định“không”khi đứng trước phần còn lại của câu rất dễ nhầm lẫn với “không” phủ định chủ ngữ, và khi phân biệt hai kiểu phủ định nghĩa này, chúng ta thường xét theo nội dung của câu, tức ở phần sau phủ định còn phải có thêm một tình huống nào đó giải thích vì sao phủ định phần trước như, đồng thời “không” thường kết hợp với từ “phải” mang nghĩa bác bỏ. Ví dụ:

(127)Trên cổ nó còn có một xâu chuỗi, không phải chuỗi hạt trai, mà là chanh trái xỏ qua một sợi kẽm. [79]

NBH) như sau:

B.2.2 “Không” đứng sau phần còn lại của câu

Ngoài đứng trước phần còn lại của câu, yếu tố phủ định “không” còn có thể đứng sau phần còn lại và nó được tách ra thành một bộ phận riêng mang tính bác bỏ rõ rệt. Ví dụ:

(128)Người cha khốn nạn nhìn đứa con chòng chọc, thở dài. Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu.

- Thầy bảo gì con ạ?

- Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không? Gái gượng cười cãi:

- Ăn chè đấy chứ. Bố nó chép miệng:

- Khốn nạn, chè đâu mà ăn, cơm còn không có nữa là chè! Rõ mày khổ từ trong bụng mẹ... [74] B.3 “Không” trong câu tác động lên chủ ngữ của câu

Yếu tố phủ định “không” tác động lên chủ ngữ của câu thường kèm theo “phải” ở đằng sau từ phủ định “không” và có lúc ở phần cuối câu còn có thêm “đâu”. Thông thường có hai dạng từ “không” tác động lên chủ ngữ:

B.3.1 “không phải + danh từ (cụm danh từ) không phiếm định” Ví dụ:

(129)Không phải ý chúng cháu suy nghĩ bi quan chết chóc gì đâu.

[78] Cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu trên như sau:

Không phải

ý chúng cháu

suy nghĩ bi quan chết chóc gì đâu CT CP Phủ định tố Chủ ngữ Vị tố Tân ngữ Phủ định tố CT NBH Động thể Tinh thân Đích thể Tính phủ định

B.3.2 “không +danh từ (cụm danh từ) chứa yếu tố phiếm định” Không phải chuỗi hạt trai CT CP Phủ định tố Chủ ngữ CT NBH Tính phủ định Động thể

Ví dụ:

(130)Trên bãi này không ai bắt được đâu. [79] Cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu trên là:

Trên bãi ... không ai bắt được đâu CT CP Đề ngữ Phủ định tố Chủ ngữ Vị tố Phủ định tố CT NBH Đề tài Tính phủ định Động thể Động Tính phủ định B.4 “Không” trong câu tác động lên vị tố của câu

Yếu tố phủ định “không” tác động lên vị tố của câu thường đứng trước vị tố, tức động từ hay tính từ, và nó ít khi đứng sau chúng. Ví dụ:

(131)Vọi suy nghĩ hồi lâu rồi nói: - Tôi không biết! (vị tố: động từ) [79] Cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu:

Tôi không biết CT CP Chủ ngữ Phủ định tố Vị tố CT NBH Đương thể Tính phủ định Tinh thần

(132)Nó rị một cái, chiếc xe không nhúc nhích. (vị tố: động từ) [79] Cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu:

... chiếc xe không nhúc nhích CT CP Chủ ngữ Phủ định tố Vị tố CT NBH Đương thể Tính phủ định Động B.5 “không trong câu tác động lên bổ ngữ của câu

Yếu tố phủ định “không” ở trong tiếng Việt có hai cách tác động lên bổ ngữ của câu: “không” đứng trước từ làm vị tố; “không + phải” đứng trước chủ ngữ của câu.

B.5.1 Yếu tố phủ định “không” đứng trước từ làm vị tố

Trong trường hợp này từ “không” thường có cấu trúc “ Chủ ngữ + không + vị tố + bổ ngữ”, ví dụ:

(133)Tôi không gặp nhiều anh chị ở đó. [78] (134)Anh không giống một cán bộ đi công tác. [80] B.5.2 Yếu tố phủ định “không + phải” đứng trước chủ ngữ của câu

Trường hợp này thường được dùng trong sự phủ định bác bỏ, ví dụ: (135)Không phải chỉ có chúng tôi biết việc đó. [80] B.6 “Không” trong câu tác động lên gia ngữ của câu

Gia ngữ câu có một cách gọi cũ là “trạng ngữ của câu”, yếu tố phủ định “không” tác động lên gia ngữ của câu có cấu trúc sau: “không + gia ngữ + vị tố”. Ví dụ:

(136)Từ đó tới nay, chính tôi không bao giờ quên lời hứa với người anh đã khuất... [80] B.7 “Không” trong câu tác động lên gia ngữ của từ trong câu

Yếu tố phủ định “không” có thể tác động lên gia ngữ của từ trong câu, thể hiện ở chỗ từ phủ định “không” đi liền với gia ngữ của từ và trực tiếp tác động lên từ này, Ví dụ:

(137)Tôi không thường về nhà máy nên không rõ. [81] B.8 “Không” ở trong câu không có chủ ngữ

Hiện tượng phủ định câu không có chủ ngữ có thể chia thành hai loại là: phủ định câu danh từ và phủ định câu động từ hay tính từ.

B.8.1 Yếu tố phủ định “không” phủ định danh từ

Câu phủ định kiểu này giống như cách phủ định danh từ làm chủ ngữ, ví dụ:

(138)Không phải thư của bác Hòa. [65] B.8.2 Yếu tố phủ định “không” phủ định động từ hay tính từ

Câu phủ định kiểu này giống như cách phủ định vị tố động từ và tính từ, ví dụ:

(139)Không biết tôi điên hay sao ấy. [65] C. Phạm vi sử dụng của từ phủ định “không”

Ngoài trường hợp dùng làm dấu hiệu phủ định trạng thái, đặc điểm ra,

theo Nguyễn Kim Thản trong bài viết “Vài nhận xét về cách bày tỏ ý phủ định trong tiếng Việt” [17], thì yếu tố phủ định (từ kèm phủ định) này có bốn phạm

vi sử dụng như sau:

C.1 Yếu tố phủ định “không” làm dấu hiệu phủ nhận sự tồn tại:

Có thể nói từ “không” ở đây đồng nghĩa với từ “không có”, cũng có thể hiểu là nó đã gồm cả hai nghĩa “không” và “có”. Ở đây nó dùng ở vị trí của vị ngữ, ví dụ:

(140)Không nhà không cửa; (141)Không kèn không trống;

(142)Bây giờ tiền không mà gạo cũng không. [17] C.2 Yếu tố phủ định “không” thay thế cho vế câu giả thiết “ (nếu) không ... (thì...)”

Ở đây “nếu... thì...” có thể không xuất hiện và nghĩa cả câu không thay đổi, ví dụ:

(143)(Nếu) ăn (thì) không đói;

(144)Đi nhanh (thì) không muộn. [17] C.3 Yếu tố phủ định “không” thay thế cho bộ phận “hay không” của cụm từ liên hợp trong câu hỏi lựa chọn

Ở đây cụm từ “hay không” có thể rút gọn thành từ đơn “không” trong câu lựa chọn, và lúc này yếu tố phủ định “không” đã không mang nghĩa phủ định nữa. Ví dụ:

(145)Hỏi : Ăn hay không ăn? => Ăn hay không? => Ăn không?

Trả lời: Ăn / không ăn / không. [17] (146)Hỏi: Được hay không được? => Được hay không? => Được không? Trả lời: Được / không được. [17] C.4 Yếu tố phủ định “không” đứng một mình làm thành một câu khi nói gọn

Trường hợp này chúng ta thường gặp ở những câu hỏi lựa chọn, ví dụ: (147)Hỏi: Đi chơi không?

Trả lời: không. [17] D. Cấu trúc phủ định của từ phủ định “không”

Từ phủ định “không” là từ có tần số xuất hiện cao nhất trong tất cả những từ phủ định trong tiếng Việt, cấu trúc phủ định của từ này cũng khá đa dạng phong phú.

D.1 Cấu trúc phủ định “S+không+P”

Từ “không” ở trong cấu trúc phủ định này chủ yếu phủ định vị từ P, và đây cũng là cấu trúc điển hình nhất của cấu trúc phủ định “không”. Cấu trúc này mang nghĩa phủ nhận một hiện tượng, sự vật v.v... do người nói thể hiện.

Trong đó, vị từ P trong cấu trúc phủ định này có thể là một trong 4 loại: danh từ, tính từ, động từ và danh ngữ. Chẳng hạn:

D.1.1 Cấu trúc phủ định “S+không+P(danh từ), ví dụ:

(148)Ðàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ra ăn vạ.

[67] (149)Cái thằng không cha không mẹ này! [67] D.1.2 Cấu trúc phủ định “S+không+P(tính từ)

Cấu trúc này mang nghĩa phủ định một tính chất hay trạng thái của một sự vật nào đó. Ví dụ:

(150)Hồng cũng chẳng hiểu tại sao u bỗng nhiên sinh khó tính như thế vậy. Chỉ biết: đã ít lâu nay, cả thầy lẫn u đều có vẻ không vui. [65]

(151)Trừ thị Nở: thì đã bảo thị là người dở hơi, thị không thích làm như kẻ khác. [67] D.1.3 Cấu trúc phủ định “S+không+P(động từ)

Cấu trúc này mang nghĩa phủ định một hành động. Ví dụ:

(152)Thầy có vẻ không nghe thấy, bởi thầy không đáp lại. U sợ thầy gắt, không hỏi nữa. [65]

(153)Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữa. [66] D.1.4 Cấu trúc phủ định “S+không+P(danh ngữ)

Cấu trúc này mang nghĩa phủ định một sự vật hay đối tượng nào đó. Ví dụ:

(154)Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt. [67]

(155)Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến không một chàng trai nào phải phân vân. [67] D.2 Cấu trúc phủ định “S+P+không+Động từ định ngữ”. Ví dụ:

(156)Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không biết nghĩ trước nghĩ sau. [67]

(157)Nhiều ông cầm đến một khẩu súng kiểu lạ, không biết bắn thế nào. [69] D.3 Cấu trúc phủ định “S+P+không+Danh từ định ngữ”. Ví dụ:

(158)Ðàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. [67]

(159)Mà thị cũng không còn ai thân thích, trừ một người cô đã có thể gọi được là già, và đã không chồng như thị. [67] D.4 Cấu trúc phủ định “S+P+không+Trạng từ”. Ví dụ:

(160)Nhưng này, anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. [67]

(161)Về nhà chồng mà thổi cơm không chín, quét nhà chẳng nên thì liệu người ta có khỏi đào ông, bới cha không? [73] Trong đó, từ phủ định “không” trong hai cấu trúc D.2, D.3 và D.4 đều làm định ngữ hạn định.

Từ nghi vấn trong cấu trúc này có thể là những từ nghi vân đơn âm tiết như ai, gì, đâu, bao giờ v.v... Ví dụ:

(162)Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm... [71]

(163)Dần đi lấy chồng, không ai trông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa. [73] D.6 Cấu trúc phủ định “không+danh từ+nào+P”. Ví dụ:

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)