Phân loại của câu phủ định

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2 Phân loại của câu phủ định

Nói chung, câu phủ định trong tiếng Việt có thể chia thành hai loại cơ bản theo cách nghiên cứu về ngữ pháp và cách nghiên cứu về lô-gích.

Cụ thể hơn, chúng ta cũng có thể hiểu theo hướng triết học, là phân biệt phủ định về hai hướng: câu phủ định toàn bộ - câu phủ định bộ phận; câu phủ định chung - câu phủ định riêng. Hai hướng nghiên cứu này tương ứng với hai cách nghiên cứu phủ định trên, và đây cũng chính là quan điểm phân loại của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân [4].

2.3.2.1 Cách nghiên cứu về ngữ pháp

Câu phủ định toàn bộ với câu phủ định bộ phận là phạm trù phủ định trong ngôn ngữ. Theo địng nghĩa và phân loại câu phủ định của nhà ngôn ngữ Nguyễn Đức Dân, câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận được quan niệm như sau:

2.3.2.1.1 Câu phủ định toàn bộ

Câu phủ định toàn bộ là câu chứa phụ từ chỉ ý phủ định đứng trước vị tố hoặc trước cấu trúc chủ ngữ - vị tố của câu.

Ở đây có hai cách bày tỏ sự phủ định toàn bộ, cách thứ nhất: Từ phủ định + vị ngữ của câu đơn hai phần

+ nòng cốt của câu đơn một phần Ví dụ:

(118)Nó chỉ hụ hị nhìn mẹ mà không nói... [74] Cách thứ hai là :

- Không/ chẳng/ chả + thể từ + nào/ gì - Không/ chẳng/ chả + đại từ phiếm chỉ Ví dụ:

(119)Trẻ con đứa nào chả thích ở nhà với bố, với mẹ để chẳng người nào động đến thân? [73]

(120)Dần đi lấy chồng, không ai trông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa... [73]

2.3.2.1.2 Câu phủ định bộ phận

Câu phủ định bộ phận là trong câu vị tố không bị đánh dấu phủ định, mà một bộ phận nào đó khác trong câu mang phụ từ phủ định.

Với phủ định bộ phận, chúng ta có thể dùng từ phủ định ở phụ ngữ của câu hay ở phụ ngữ của các cụm từ trong câu biểu thị, và những phụ ngữ này có thể mang nghĩa phủ định kết quả, trạng thái hay phủ định sự tồn tại của sự vật sở thuộc v.v. Ví dụ:

(121)Hai thân Điền bán cả ruộng, vườn đi để cho Điền đi học chẳng phí đâu. [75]

(122)Nhưng chẳng cái nào còn giữ trọn vẹn được cái mầu của nó.

[76]

2.3.2.2 Cách nghiên cứu về lô-gích

Phủ định về lô-gích gồm sự phủ định chung và sự phủ định riêng, theo nhà ngôn ngữ Nguyễn Đức Dân [4] thì câu phủ định chung và câu phủ định riêng có thể được quan niệm như sau:

Câu phủ định chung: “câu phủ định miêu tả sự kiện mọi phần tử của một tập hợp không có một thuộc tính nào đó được gọi là câu phủ định chung.”

Câu phủ định riêng: “Câu phủ định miêu tả một hoặc một số phần tử của một tập hợp không có một thuộc tính nào đó được gọi là câu phủ định riêng.”

Nguyễn Đức Dân đã đưa ra ví dụ minh hoạ về sự khu biệt và mối liên hệ của hai hướng nghiên cứu phủ định về ngôn ngữ và về lô-gích, trong bảng đối chiếu sau:

Phủ định toàn bộ Mọi người/ Ai cũng

không biết việc đó.

Một số/ Có người không biết việc đó. Phủ định bộ phận Mọi người/ Ai cũng

nói không rõ.

Một số người nói không rõ.

Ví dụ trong bảng này, phủ định chung với phủ định riêng về mặt phủ định toàn bộ có cấu trúc đối lập giữa “mọi người/ ai cũng - một số/ có người”, và phủ định toàn bộ với phủ định bộ phận về mặt phủ định chung có cấu trúc đối lập giữa “không biết việc đó - nói không rõ”.

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)