Một số quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam về câu phủ định

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4 Một số quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam về câu phủ định

hiệu “没” ; tính từ có tính chắp dính liên tiếp, vậy phủ định bằng ký hiệu “不”;

còn động từ vừa có tính chia tách vừa có tính chắp dính liên tiếp, vậy có thể phủ định bằng cả hai ký hiệu “不” và “没”. Hãy quan sát ba nhóm ví dụ sau:

(17)…… 没有旁人的时候,便和我说话,于是不到半日,我们便熟识 了。(“没” cũng có thể dùng tương đương với “没有”)

Dịch: ... Khi vắng người, hắn mới nói chuyện với tôi. Vì thế chưa đầy nửa ngày, chúng tôi đã thân nhau. [109]

(18) 他见人很怕羞,只是不怕我……

Dịch: Hắn thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi thôi... [109]

(19)“他不咬人么?” cùng nghĩa với “他没咬人么?”

Dịch: “Nó không cắn à?” [109] 1.3.5 Quan điểm về phủ định cấm của dấu hiệu phủ định “

Thành tố chủ yếu để cấu thành câu phủ định ngoài hai ký hiệu “不” và

“没” ra, còn có ký hiệu “别”, nhưng vì ý nghĩa của ký hiệu này quá rõ ràng,

nên các nhà nghiên cứu cũng ít khi bàn đến nó. Khuất Thừa Hi [41] cho rằng ký hiệu “别” chỉ dùng trong cấu trúc cầu khiến; Lã Thúc Tương [34] thì cho

rằng “别” có nghĩa biểu thị khuyên bảo hoặc cấm; nhưng Thiệu Kính Mẫn và

La Hiểu Anh [42] lại cho rằng, những câu mang ký hiệu “别” theo ngữ nghĩa cả

câu thì cũng có thể coi là phủ định những thứ mà không mong muốn. Nhưng tựu trung lại, thì họ cũng có sự thống nhất về ý nghĩa phủ định của ký hiệu “别” là: nó có thể biểu thị sự phủ định về ngăn trở; sự phủ định về phán đoán;

sự phủ định về đánh giá và cảnh báo v.v.

1.4 Một số quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam về câu phủ định phủ định

Trong tiếng Việt, từ rất lâu, câu phủ định cũng đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm, trong đó hình thức biểu hiện của câu phủ định được các nhà nghiên cứu như Trần Trọng Kim, Lê Văn Lý, Bùi Đức Tịnh v.v chú ý nhiều nhất; còn về đặc điểm cú pháp - ngữ nghĩa hoặc về ngữ pháp, ngữ dụng học v.v, thì lại được nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Kim Thản, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo v.v quan tâm.

Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông tập II” đã đưa ra định nghĩa về câu phủ định: “câu phủ định là câu xác nhận sự vắng mặt của vật, hiện tượng, hay sự kiện, sự vắng mặt của đối tượng hay của đặc điểm đối tượng trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng bằng những phương tiện hình thức xác định” [1]. Trong định nghĩa này, ông chia hình thức của câu phủ định thành bốn loại chủ yếu: yếu tố phủ định làm thành câu đặc biệt; câu có vị ngữ bị phủ định; câu có chủ ngữ bị phủ định; câu có thành phần phụ của từ bị phủ định.

Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997, đã đưa ra một kiểu hình thức câu phủ định đặc biệt: câu nghi vấn - phủ định. Đây là cách phân loại theo mục đích của câu. Kiểu cấu trúc này có tỷ lệ xuất hiện cao ở trong khẩu ngữ hay đối thoại để nhấn mạnh ý nghĩa phủ định hay mang nghĩa bác bỏ ý kiến của người khác, và đặc điểm biểu hiện của cấu trúc phủ định này là thường có từ nghi vấn, nhưng thực chất nó lại là câu phủ định.

Nguyễn Thị Lương cũng đã trình bày về hình thức biểu hiện của câu phủ định trong cuốn “Câu tiếng Việt”,Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2006. Trong cuốn sách này, có định nghĩa và phân loại hình thức thể hiện của câu phủ định gồm có ba loại: “dựa vào các tiêu chí khác nhau, ta có những cách phân loại khác nhau. Người ta thường nói đến ba cặp câu phủ định sau: câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận, câu phủ định chung và câu phủ định riêng, câu phủ định miểu tả và câu phủ định bác bỏ.” [10]

Như vậy, có thể thấy rằng, tùy theo nhà nghiên cứu và mục đích phân loại khác nhau, sự phân loại hình thức biểu hiện của cấu trúc phủ định cũng khác nhau, nhưng chúng có một điều chung giống nhau là: để xác định một câu phủ định, trong câu phải có một trong hai yếu tố chủ yếu ở trong câu: nghĩa biểu hiện phủ định hoặc từ phủ định.

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)