Sự phân bố của các từ phủ định trong tiếng Hán hiện đại

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3 Sự phân bố của các từ phủ định trong tiếng Hán hiện đại

Trong phần này, chúng tôi chủ yếu khảo sát cấu trúc phủ định của ba từ phủ định “不” “没” “别”, ở phần cuối chúng tôi sẽ trình bày và phân tích thêm

những từ phủ định khác trong tiếng Hán.

2.2.3.1 Những từ phủ định chủ yếu trong tiếng Hán

Từ phủ định ở trong tiếng Hán cũng có thể gọi là phó từ phủ định, theo

các công trình nghiên cứu như Tóm tắt ngữ pháp tiếng Hán (《汉语语法纲要》)

của Vương Lực, Cách tu từ ngữ pháp (《语法修辞讲话》) của Lã Thúc Tương, Chu Đức Hy và những giáo trình dạy bậc đại học Tiếng Hán hiện đại (《现代汉 语》) v.v đều cho các từ phủ định thuộc về phó từ. Ngoài ra, những công trình

nghiên cứu này cũng thống kê ra một số từ phủ định từ xưa đến nay đã sử dụng trong tiếng Hán, như “不,没,别,甭,休,莫,非,勿,未,白徒,虚, 枉,空” v.v… trong đó chỉ có ba từ “不,没,别” thường dùng nhất và chúng

cũng là từ phủ định chủ yếu ở trong tiếng Hán từ xưa đến nay.

2.2.3.1.1 Sự phân bố của từ “

Trong tất cả những từ phủ định trong tiếng Hán, từ “不” thường được sử

dụng với tư cách là từ phủ định phổ biến, thường dùng nhất. Nó chính là một từ mà khi chúng ta cần phủ nhận hay bác bỏ điều gì sẽ nghĩ tới và sử dụng trước tiên.

A. Tần số sử dụng của từ phủ định “不”

Theo sự thống kê của chúng tôi trong những tiểu thuyết và truyện ngắn của hai nhà văn nổi tiếng Trung Quốc -Lỗ Tấn và Chu Tự Thanh, từ phủ định “不” có tần số xuất hiện nhiều nhất trong câu phủ định so với các từ phủ định

khác. Dưới đây là bảng thống kê từ phủ định “不” “没” “别” của10 trong 30

chuyện ngắn hoặc tiểu thuyết Lỗ Tấn và Chu Tự Thanh.

STT Tên truyện (tác giả) Số lần xuất hiện từ phủ định mang nghĩa phủ định 不 没 别 1 AQ chính truyện 374 278 96 0

(Lỗ Tấn) (74,3%) (25,7%) (0%) 2 Nhật ký người điên (Lỗ Tấn) 90 78 (86,7%) 12 (13,3%) 0 (0%) 3 Khổng Ất Kỷ (Lỗ Tấn) 60 40 (66,7%) 20 (33,3%) 0 (0%) 4 Cố hương (Lỗ Tấn) 77 51 (66,2%) 26 (33,8%) 0 (0%) 5 Xã hí (Lỗ Tấn) 87 61 (70,1%) 26 (29,9%) 0 (0%) 6 Bóng ánh sau lưng cửa bố (Chu Tự Thanh) 28 26 (92,9%) 2 (7,1%) 0 (0%) 7 Các con (Chu Tự Thanh) 76 58 (76,3%) 9 (11,8%) 0 (0%) 8 A Hà (Chu Tự Thanh) 62 48 (77,4%) 10 (16,1%) 4 (6,5%) 9 Ghi chuyện lữ hành (Chu Tự Thanh) 48 42 (87,5%) 6 (12,5%) 0 (%) 10 Tặng ngôn (Chu Tự Thanh) 14 12 (85,7%) 1 (7,1%) 1 (7,1%) Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê thêm 20 bài văn của hai tác giả Lỗ Tấn và Chu Tự Thanh, những bài văn gồm: Lỗ Tấn ( Cái gia đình có hạnh phúc, Chúc phước, Chuyện cái đầu tóc, Con diều, Một việc nhỏ, Ngày mai, Người cô độc, Ối tình ôi, Sóng gió, Thuốc v.v...) và Chu Tự Thanh ( Một bức thư, Lời mở đầu, Phụ nữ, Hoa mai, Tiếng hát, Xuân, Vội vàng, Văn minh trên thuyền, Dấu vết Ôn Châu, Giải mộng v.v...). Thì từ bảng thống kê chúng ta có thể thấy một cách dễ dàng, từ phủ định “不” ở trong tắc phẩm văn học của hai nhà văn Lỗ

Tấn và Chu Tự Thanh đã có tần số sử dụng cao tuyệt đối so với các từ phủ định khác, điều đó chứng tỏ rằng sự phân bố của từ phủ định “不” là rất rộng.

B. Vị trí và tầm tác động của từ phủ định “不”

Cấu trúc phủ định tiếng Hán từ xưa đến nay luôn được các nhà ngôn ngữ quan tâm, về vị trí và tầm tác động của những từ phủ định cũng có sự khác biệt,

nói chung, từ phủ định “不” là từ phủ định chính và có tầm tác động rộng nhất

so với các từ phủ định khác.

B.1 Từ phủ định “不” tác động lên phần còn lại của câu

Từ phủ định “不” thường xuất hiện trước vị ngữ, ở đây có hai trường hợp,

một là từ phủ định “不” phủ định trạng ngữ và động từ vị ngữ trong phần còn

lại của câu; hai là từ phủ định “不” chỉ có thể phủ định trạng ngữ nhưng không

thể phủ định động từ vị ngữ trong phần còn lại của câu. Ví dụ:

(51)倘是别的闲人们,阿Q本不敢大意坐下去。

Dịch: Giá như gặp kẻ khác, A Q. thật không dám táo gan ngồi như vậy.

[105] B.2 Từ phủ định “不” tác động lên định ngữ của câu

Trong cấu trúc này từ phủ định “不” được xuất hiện trước định ngữ, ví dụ:

(52)因为老尼姑来阻挡,说了三句话,他们便将伊当作满政府,在头

上很给了不少的棍子和栗凿。

Dịch: Vì có bà vãi già đến gàn trở, nói ba điều bốn chuyện gì đó, họ bèn coi bà là chính phủ Mãn Thanh, lấy gậy và dùi đục đánh một mớ trên đầu bà.

[105] B.3 Từ phủ định “不” tác động lên bổ ngữ của câu

Từ phủ định “不” trong cấu trúc này chủ yếu phủ định phần bổ ngữ trong

câu, ví dụ:

(53)其三,他虽然记不清多少日,但确乎有许多日,没有一个人来叫

他做短工。

Dịch: ba là hắn không nhớ rõ bao nhiêu ngày, mà chắc đã lâu lắm rồi, không có một người nào đến gọi hắn đi làm vặt. [105]

B.4 Từ phủ định “不” tác động lên chủ ngữ của câu

ở đằng sau “不”, cấu thành tổ hợp “不是” để phủ định chủ ngữ. Ví dụ:

(54)不是一个人失了面子:又何必动真气呢?

Dịch: Không phải riêng một mình mất mặt, vậy thì bực tức để làm gì?

[129] B.5 Từ phủ định “不” tác động lên tân ngữ của câu

Cấu trúc từ phủ định “不” tác động lên tân ngữ của câu có hai trường hợp

khác nhau:

B.5.1 Tân ngữ đứng sau động từ

Trường hợp này, trước hết phải thêm trợ từ “的” ở trước thành phần cần

phủ định, sau đó ở giữa từ “的” và thành phấn ấy thêm tổ hợp từ phủ định “不 是”. Ví dụ:

(55)他所求的不是这类东西了;他求的是什么东西,他自己不知道。

Dịch: Cái hắn kiếm, không phải những món đó; mà chính hắn cũng không biết mình đi kiếm những món gì. [105]

B.5.2 Tân ngữ đứng trước động từ

Những cấu trúc tân ngữ đứng trước động từ thường là những câu đánh dấu như câu có từ “把” hoặc “被” v.v... Thì phải dùng tổ hợp từ phủ định “不是”

đứng trước thành phần cần phủ định. Ví dụ:

(56)他并不是溺爱,只是没有耐心去料理他们,他们便不能成材了。

-- Câu tân ngữ đứng trước động từ.

Dịch: Anh ấy không phải chiều con, chỉ vì không có lòng nhẫn nại chăm sóc các con, vậy các con sẽ không thành tài được. [127]

(57)老王不是把炉子点了起来,(而是把灯点了起来)。-- Câu có từ bị

động “把”.

Dịch: Lão Vương không phải bật bếp, (mà là bật đèn). [30]

C. Cấu trúc của từ phủ định “不”

Theo Trương Lập Phi và Nghiêm Thần Tùng [52], thì vị trí và tầm tác động của từ phủ định trong tiếng Hán trước hết được đánh dấu bằng những dấu

hiệu mang tính chung trong ngữ pháp, như dùng “V” biểu thị động từ, “O” biểu thị động từ tân ngữ, “VP” biểu thị vị ngữ, và “A” biểu thị tính từ v.v... Trong đó, theo nhà ngôn ngữ học Cung Thiêm Viêm [27] cho rằng, vị ngữ “VP” có thể ghi chú thêm 6 loại động từ vị ngữ ở phia sau dấu hiệu “VP” là “VP động từ quan hệ”, “VP động từ tâm trạng”, “VP động từ hành vi động tác”, “VP động từ hoạt động tâm lý”, “VP động từ chung kết” và “VP động từ giây lát” v.v...

Với những dấu hiệu đánh dấu trên, cấu trúc phủ định từ “没” được thể

hiện một cách rõ ràng. Nhìn từ khía cạnh kết cấu phủ định, về mặt hình thức và ý nghĩa thì từ phủ định có 13 kiểu ý nghĩa phủ định khác nhau trong khi sử dụng từ phủ định này.

C.1 Cấu trúc phủ định 不+A

Cấu trúc này chủ yếu phủ định câu vị ngữ tính từ, nó mang ý nghĩa phủ định tính chất hoặc trạng thái của một sự vật nào đó. Cần chú ý là tính từ A làm vị ngữ trong câu phủ định đa số là đơn âm tiết hoặc hai âm tiết, đó chính là hình thức đơn giản nhất của tính từ. Ví dụ:

(58)“原来有保险灯在这里!”他们并不怕。

Dịch: Chúng nó chẳng thèm sợ, tiếp thêm: Té ra là có cái đèn bão ở đây! [105]

C.2 Cấu trúc phủ định 不+是+C

Cấu trúc này mang nghĩa phủ định sự phán đoán về tính chất của một sự vật nào đó. Cần chú ý là C ở trong cấu trúc phủ định này có ba trường hợp sau: C là tính từ, C là danh từ, hoặc C là cụm động từ hoặc một cấu trúc phức hợp. Ví dụ:

(59)他忽而听得一种异样的声音,又不是爆竹。

Dịch: Hắn thình lình nghe thấy một thứ tiếng lạ mà lại không phải tiếng pháo. [105]

(60)她近来实在变得很怯弱了,但也并不是今夜才开始的。

Dịch: Thật ra, nàng gần đây đã hóa ra khiếp nhược, chứ không phải bắt đầu từ đêm nay. [114]

C.3 Cấu trúc phủ định 不+ VP (động tác)

C.3.1 Phủ định về hành vi thói quen, quy luật tự nhiên hoặc phủ định trong quy chương phát luật, ví dụ:

(61)二人都是太平天国的领袖。他们领导的起义军都留发而不结辫,

被称为“长毛”。

Dịch: Họ đều là lãnh tụ của Thái Bình thiên quốc. Quân khởi nghĩa của họ phải để tóc dài như hồi nhà Minh nhưng không buộc lên, cho nên Mãn Thanh gọi họ là "giặc dài tóc". [116]

C.3.2 Phủ định về ý muốn, ví dụ:

(62)只有子君很颓唐,似乎常觉得凄苦和无聊,至于不大愿意开口。

Dịch: Chỉ có Tử Quân trông uể oải quá, thường có dáng bộ buồn nản và tẻ ngắt, đến nỗi không muốn nói năng gì. [114]

C.3.3 Phủ định về tương lai, ví dụ:

(63)我要遗忘;我为自己,并且要不再想到这用了遗忘给子君送葬。

Dịch: Mà tôi phải quên; tôi vì chính mình tôi, vả lại không nên nghĩ đến sự dùng cái quên để chôn Tử Quân ấy nữa. [114]

C.4 Cấu trúc phủ định 不+ VP (tâm trạng)

Cấu trúc phủ định này mang nghĩa phủ định về trạng thái tâm lý, cần chú ý là có 4 loại từ ngữ được sử dụng với cấu trúc phủ định này:

Nhóm từ thích - ghét gồm có những từ “爱(yêu), 喜欢(thích), 讨厌(đáng

ghét), 害怕(sợ hái), 佩服(khâm phục), 同情(đồng tình)” v.v...

Nhóm từ ý muốn gồm có những từ “愿意(đồng ý), 打算(có ý định), 想

(muốn), 允许(cho phép), 肯(chịu)” v.v...

Nhóm từ nghi ngờ - tin tưởng gồm có những từ “相信(tin tưởng), 怀疑

(hoài nghi), 承认(chấp hận)” v.v...

Nhóm từ hiểu biết gồm có những từ “知道(biết), 记得(nhớ), 了解(hiểu), 清楚(rõ)” v.v...

(64)父亲是一个胖子,走过去自然要费事些。我本来要去的,他不肯, 只好让他去。

Dịch: Bố người đẫy đà, tới được đó mà mua vài trái quít thì mệt lắm. Tôi muốn đi thay nhưng bố không chịu, đành để bố đi vậy. [124]

(65)我读到此处,在晶莹的泪光中,又看见那肥胖的,青布棉袍,黑

布马褂的背影。唉!我不知何时再能与他相见!

Dịch: Đọc tới đó, nước mắt tôi bỗng tuôn trào. Qua màn lệ nhạt nhòa, tôi hình dung bóng dáng sau lưng của bố, cái dáng đẫy đà trong chiếc áo khoác ngoài xanh đen, đội cái nón đen. Hỡi ôi, biết đến bao giờ mới nhìn thấy bố nữa! [124]

C.5 Cấu trúc phủ định 不+ VP (quan hệ)

Cấu trúc phủ định này chủ yếu phủ định về quan hệ trừu tượng, cần chú ý là VP là 4 nhóm từ quan hệ trừu tượng như:

Nhóm từ quan hệ so sánh như “像(giống), 比(so với), 占(chiếm)” v.v...

Nhóm từ quan hệ đồng loạt gồm “等于(bằng), 符合(phù hợp), 意味着

(có nghĩa là)” v.v...

Nhóm từ quan hệ danh biệt gồm “叫(gọi là), 姓(họ tên)” v.v...

Nhóm từ quan hệ tồn tại gồm “存在(tồn tại), 具备(có)” v.v...

Ví dụ:

(66)那作品,像太阳的光一样,从无量的光源中涌出来,不像石火,

用铁和石敲出来,这才是真艺术。

Dịch: Thứ tác phẩm ấy giống như ánh sáng mặt trời, từ trong nguồn sáng vô ngần trào ra, không giống như lửa đá, dùng sắt với đá đánh ra, thế mới là nghệ thuật thật. [117]

(67)“唔,……这个……”阿Q候他略停,终于用十二分的勇气开口了, 但不知道因为什么,又并不叫他洋先生。

Dịch: "à, cái này... A Q. lừa khi tạm ngừng câu chuyện, đánh bạo mở miệng thốt được mấy lời nhưng không biết vì sao lại không gọi là "ông tây".

[105] C.6 Cấu trúc phủ định V+不+C

Cấu trúc này chủ yếu phủ định về khả năng thực hiện một động tác nào đó trong thực tế, ví dụ:

(68) 唉唉,我的思路怎么会这样乱,这好题目怕是做不完篇的了。

Dịch: Ê ê, ta sao lại nghĩ xằng nghĩ xịt như vậy, cái đầu đề hay thế mà e có lẽ viết không thành bài. [117]

C.7 Cấu trúc phủ định 不+在+N (nơi chốn)

Cấu trúc này chủ yếu phủ định về vị trí của người hoặc sự vật,ví dụ:

(69)子君不在我这破屋里时,我什么也看不见。

Dịch: Khi Tử Quân không ở trong cái nhà nát này, bất cứ cái gì tôi cũng xem không thấy. [114]

C.8 Cấu trúc phủ định 不+在+VP

Cấu trúc phủ định này chủ yếu phủ định về động tác đang tiến hành, ví dụ:

(70)阿Q又很自尊,所有未庄的居民,全不在他眼神里。

Dịch: A Q. lại tự cao lắm, hết thảy dân làng Mùi, hắn chẳng thèm để một ai vào mắt. [105]

C.9 Cấu trúc phủ định 不+能/能够+VP

Cấu trúc phủ định này gồm có hai nghĩa khác nhau:

C.9.1 Sự phủ định về một năng lực nào đó của con người. Ví dụ:

(71)我与父亲不相见已二年余了,我最不能忘记的是他的背影。

Dịch: Bố và tôi không gặp nhau đã hơn hai năm nay. Không bao giờ tôi quên được dáng người của bố nhìn từ sau lưng. [124]

C.9.2 Không cho phép về mặt tình nghĩa con người. Ví dụ:

(72)他虽然多住未庄,然而也常常宿在别处,不能说是未庄人,即使

说是“未庄人也”,也仍然有乖史法的。

Dịch: Vẫn biết A Q. hay ở làng Mùi, nhưng hắn cũng thường thường ngủ trọ ở nơi khá, vậy không thể nói hắn là người làng Mùi được. Giả sử nói là người làng Mùi vậy, chẳng vẫn là trái với sử pháp hay sao? [105]

C.10 Cấu trúc phủ định 不+会+VP

Cấu trúc phủ định này gồm có hai nghĩa khác nhau:

C.10.1 Sự phủ định về năng lực làm một việc nào đó, phần lớn là phủ định về năng lực hiểu biết của những thứ cần phủ định. Ví dụ:

(73)听人家背地里谈论,孔乙己原来也读过书,但终于没有进学,又

不会营生;于是愈过愈穷,弄到将要讨饭了。

Dịch: Nghe người ta bàn tán riêng với nhau, Khổng ất Kỷ vốn có đi học, nhưng trọn đời không đỗ đạt gì, lại không biết nghề làm ăn cho nên càng ngày càng cùng túng đến nỗi rắp tâm đi ăn mày. [110]

C.10.2 Sự phủ định về tính khả năng xẩy ra một việc nào đó trong tương lai, trong đó có hàm ý tình nguyện. Ví dụ:

(74)看见别人做事不认真,不切实,忍不住现点颜色,说点话,是一

等。这些似乎都还情有可原。若单凭了“清华”的名字,那却不行;但相信

这是不会有的。

Dịch: Thấy người khác làm việc không cẩn thận, không thiết thực, liền không nhịn được lên tiếng cho họ biết tay, đây là một thứ người. Những người như vậy đều còn có thể cảm thông. Nhưng nếu như chỉ vịn vào hai chữ "Thanh Hoa" thì không thể được; nhưng tin rằng sẽ không xuất hiện hiện tượng như vậy. [136]

C.11 Cấu trúc phủ định 不+可/可以+VP

Cấu trúc phủ định này mang nghĩa không cho phép làm một việc nào đó,

cách dùng giống với nghĩa thứ hai của cấu trúc “不+能/能够+VP”. Ví dụ:

(75)……当临近祝福时候,是万不可提起死亡疾病之类的话的,倘不

得已,就该用一种替代的隐语……

Dịch: ... trong khi gần làm lễ chúc phước rất không nên đem những chuyện đau ốm chết chóc ra mà nói; nếu cực chẳng đã, phải dùng một thứ tiếng lóng... [109]

Cấu trúc phủ định này chủ yếu phủ định về tính khả năng xẩy ra một việc nào đó trong quá khứ hoặc trong tương lai, ví dụ:

(76)杜威和其他资产阶级教育家没有解决也不可能解决的问题,在马

克思主义那里得到了科学的解决。

Dịch: Những vấn đề mà Đỗ Uy và các nhà giáo dục giai cấp tư sản chưa giải quyết cũng không thể giải quyết được, đã được giải đáp một cách khoa học trong chủ nghĩa Mac Lê-ninh. [137]

C.13 Cấu trúc phủ định 不+应/应该/应当/该+VP

Cấu trúc phủ định này mang nghĩa không cho phép về mặt tình nghĩa con người, ví dụ:

(77)……谁知道他将到“而立”之年,竟被小尼姑害得飘飘然了。这飘

飘然的精神,在礼教上是不应该有的——所以女人真可恶……

Dịch: ... Ngờ đâu hắn đã hầu đến cuối nhi lập, còn bị một cô tiểu cớ trêu làm cho phới phới. Cái tinh thần phới phới ấy, theo lễ giáo là không nên có, bởi vậy đàn bà thật đáng ghét. [105]

D. Đặc điểm về sự phân bố của từ phủ định “不”

Từ cấu trúc và ý nghĩa của từ phủ định “不”, chúng tôi đã tổng kết thành

một số đặc điểm về sự phân bố của từ “不”:

Về mặt hình thức, từ phủ định có tới 13 kiểu nghĩa biểu hiện trong cấu trúc phủ định, điều đó cũng chứng tỏ rằng từ phủ định này là từ thường xuất hiện nhất trong cấu trúc phủ định tiếng Hán hiện đại.

Về mặt chức năng nghĩa thì chúng ta cũng dễ thấy rằng, cấu trúc phủ định của từ “不” có hai dạng đặc biệt, thứ nhất là mặc dù cấu trúc phủ định giống

nhau, tức từ phủ định “不” xuất hiện ở cùng một ngữ cảnh, nhưng nghĩa biểu

hiện của nó lại hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn ở bảng biểu trên, cấu trúc “不

+VP(động tác)” gồm có 3 kiểu nghĩa, tuy vậy, chúng ta có thể phân biệt những kiểu nghĩa này qua việc liên hệ những nội dung hay thông tin trước sau. Thứ hai là hình thức biểu hiện tức cấu trúc phủ định khác nhau, nhưng về chức năng

nghĩa thì hai cấu trúc này đều mang nghĩa giống nhau, ví dụ cấu trúc “不+A”

với cấu trúc “不+是+C”, thì hai cấu trúc phủ định này đều biểu thị sự phủ định

về phán đoán tính chất hoặc trạng thái của một sự vật nào đó.

2.2.3.1.2 Sự phân bố của từ “

Từ phủ định “没” là từ phủ định khá phổ biến ở trong tiếng Hán hiện đại,

nó không chỉ thường xuyên có mặt ở trong văn bản, mà nó cũng khá phổ biến ở trong khẩu ngữ.

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)