Câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 32)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2Câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ

Về chức năng, cấu trúc phủ định trong tiếng Việt được chia thành hai loại cơ bản: câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.

2.1.2.1. Câu phủ định miêu tả

Diệp Quang Ban trong sách “Ngữ pháp tiếng Việt” của NXB Giáo dục in

năm 2008 đã đưa ra định nghĩa về câu phủ định miêu tả: phủ định miêu tả được thực hiện trong quá trình miêu tả, nhìn nhận sự vắng mặt (tính âm) của vật, hiện tượng hoặc đặc điểm, quan hệ của vật, việc, hiện tượng.

Nói cách khác, nếu dựa vào ý nghĩa phủ định của câu, thì câu phủ định miêu tả là thực hiện hành vi khẳng định một thuộc tính không A của sự vật, và chúng sẽ không hề xuất hiện tình trạng phản bác lại tính khẳng định của thuộc tính đó. Ví dụ:

(30) Nó mới biết cầm vững cái chổi để quét nhà và thổi một niêu cơm con con không sống, không khê. [73]

(31) Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. [71] (32) Cái ý nghĩ có lẽ chẳng được thơ cho lắm, nhưng cuộc sống vốn không tha thứ những cái gì quá thơ. [72]

2.1.2.2. Câu phủ định bác bỏ

Theo “Từ điển tiếng Việt 2008” của Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng,

từ bác bỏ có nghĩa là “bác đi, không chấp nhận, không thừa nhận”, và trong từ điển cũng đưa ra ví dụ : đề nghị đưa ra bị bác bỏ; bác bỏ tin đồn, đồng thời từ

trái nghĩa của bác bỏ là chấp nhận, chấp thuận. Theo giải thích của từ bác bỏ

thì câu phủ định bác bỏ được hiểu là những câu mang nghĩa không chấp nhận thậm chí phản bác sự việc nào đó đã nêu ra.

Theo Nguyễn Đức Dân trong “Lô-gích và tiếng Việt” của NXB Giáo dục

ra khi trước đó đã có sự khẳng định A, khẳng định trực tiếp, gián tiếp hay khẳng định phi ngôn ngữ qua một hành động, cử chỉ nào đó.

Trong đó, phủ định bác bỏ được thể hiện theo hai phương diện: tường thuật và nghi vấn. Đặng Thị Hảo Tâm cũng trình bày quan điểm tương tự trong

sách “Hành động ngôn từ gián tiếp và sự tri nhận” - nhà xuất bản Đại học Sư

phạm in năm 2010: hành động bác bỏ là sản phẩm ở lời của những phát ngôn có hiệu lực ở lời khẳng định nhưng hình thức có thể khác nhau (ví dụ như hỏi, trần thuật).

a) Câu phủ định bác bỏ - tường thuật

Cấu trúc phủ định này nói một cách đơn giản là trước hết phải có sự khẳng định của một nội dung nào đó, và sự khẳng định này tức là nội dung dẫn ra sự phủ định để bác bỏ những ý kiến của nội dung đó, và trong cấu trúc này sẽ dùng những từ phủ định như “không, chưa, chẳng, chả...” hoặc những cụm từ phủ định như “không phải, chẳng phải, đâu phải...” để thực hiện hành động bác bỏ. Ví dụ:

(33) Ban đầu ba tôi nói: "Nhà tôi cũng như nhà mấy chú, đừng có nghe lời người ta tới đây đòi dọn đòi dời, tôi không đi đâu!" [85] b) Câu phủ định bác bỏ - nghi vấn

Câu phủ định bác bỏ - nghi vấn là loại câu dùng từ nghi vấn bác bỏ ý kiến của người khác, kiểu cấu trúc câu này có thể coi như kiểu câu chất vấn bác bỏ.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân trong bài viết “câu chất vấn” đã trình

bày rõ mối quan hệ giữa câu phủ định bác bỏ - nghi vấn với câu chất vấn: “Hàm ý hoặc hành vi ngôn ngữ gián tiếp của câu chất vấn là sự phê phán, sự bác bỏ một sự tình nào đó. Cơ sở lô gích cho sự hình thành những hàm ý này như sau: Tôi chất vấn sự tình A, nếu người nghe không trả lời được tức là không có sự tình A. Mà tôi tin là người nghe không trả lời được tức là không có sự tình A. Vậy lời chất vấn của tôi có hàm ý tôi bác bỏ A.” [6]

Theo Nguyễn Đức Dân, cấu trúc chất vấn của câu phủ phủ định sẽ gồm có những từ nghi vấn vừa mang nghĩa chất vấn, vừa mang nghĩa bác bỏ, còn Đặng

Thị Hảo Tâm, trong sách “Hành động ngôn từ gián tiếp và sự tri nhận” đã đưa

ra một số khuôn cố định để thể hiện sự phủ định bác bỏ - nghi vấn cũng như phủ định - chất vấn: “thế nào được, ...sao được, làm gì có..., có phải...đâu, nào...đâu, v.v”[16]. Ví dụ:

(34) Nó chưa hề gì, dẫu có về, chân nó đã gẫy rồi nào có nối liều lại được đâu? [79]

2.2 Đặc điểm cấu trúc của câu phủ định tiếng Hán

Câu phủ định trong tiếng Hán từ trước đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Đặc điểm và cấu trúc của câu phủ định tiếng Hán hiện nay đã có nhiều sự thay đổi về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa, tuy vậy, cách sử dụng và nghĩa biểu hiện của ba yếu tố phủ định chủ yếu trong tiếng Hán hầu như không thay đổi. Ở phần này chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về cấu trúc phủ định của ba yếu tố “不”, “没”, “别”.

2.2.1 Các phương thức thể hiện câu phủ đinh

Xét theo phương thức thể hiện, câu phủ định tiếng Hán có bốn phương thức thể hiện cơ bản sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.1 Phương thức vị trí của các yếu tố

Xét về mặt ví trí của yếu tố phủ định trong câu, do sự phân bố của các yếu tố phủ định, câu phủ định trong tiếng Hán được chia thành hai loại là phủ định chung và phủ định ngữ dụng. Trong đó, các từ phủ định gồm có: 不, 不是,不 能, 没, 没有, 别, 甭, 莫 ... Ví dụ:

(35)我与父亲不相见已二年余了,我最不能忘记的是他的背影。

Dịch: Bố và tôi không gặp nhau đã hơn hai năm nay. Không bao giờ tôi quên được dáng người của bố nhìn từ sau lưng. [124]

(36)他走了几步,回过头看见我,说,进去吧,里边没人。

Dịch: được mấy bước, quay lại thấy tôi còn đứng đó, bố giục: “Lên toa ngồi đi con. Trên ấy đâu có ai!” [124] 2.2.1.2 Phương thức sử dụng cấu trúc cú pháp

Trong tiếng Hán có một số từ không thuộc về từ phủ định, chúng thường đi với cấu trúc cảm thán hoặc nghi vấn, nhưng ở một số trường hợp riêng biệt, chúng được sử dụng theo một cấu trúc cú pháp nhất định, lúc đó mới mang nghĩa phủ định. Những yếu tố phủ định này gồm có: 什么, 哪, 谁... Ví dụ:

(37) “他再三再四的请我上湖北,我还没有肯。谁愿意在这小县城里做

事情。……”

Dịch: “Anh ta khẩn khoản đến ba bốn lần mời tôi đi lên Hồ Bắc, tôi còn chưa chịu đi. Làm việc trong một thành huyện tí hon này, chán chết, ai mà

thích làm...” [105]

(38) “我什么时候跳进你的园里来偷萝卜?”阿Q且看且走的说。

Dịch: "Tôi nhảy vào vườn bà ăn trộm củ cải bao giờ?" A Q. cãi lại, vừa đi vừa ngó. [105] 2.2.1.3 Phương thức từ vựng ngữ nghĩa

Phủ định tiềm ẩn cũng là một kiểu phủ định trong tiếng Hán xét theo phương thức từ vựng ngữ nghĩa. Những từ mang nghĩa bác bỏ như “未必”,

những từ mang nghĩa phủ nhận như “才怪”, và những từ ngữ mang nghĩa từ

chối như “有约” v.v... Tùy theo trường hợp và nội dung câu thì chúng có nghĩa

phủ định rõ rệt. Ví dụ:

(39)知道的人都说阿Q 太荒唐,自己去招打;他大约未必姓赵,即使

真姓赵,有赵太爷在这里,也不该如此胡说的。

Dịch: Những người biết chuyện đều nói A Q. láo xược quá, tự mình chuốc lấy đòn, chứ chưa chắc hắn là họ Triệu ; mà dù cho thật họ Triệu đi nữa, trước mặt ông cụ Triệu cũng không nên nói bướng như thế. [105] 2.2.2 Loại hình của câu phủ định

Theo hình thức ý nghĩa của câu, câu phủ định trong tiếng Hán có thể chia thành hai loại: phủ định chung và phủ định ngữ dụng.

2.2.2.1 Phủ định chung

Phủ định chung còn có tên gọi khác là phủ định mặt ngữ nghĩa, kiểu phủ định này chuyên dùng để truyền đạt những nghĩa cần phủ định, và nó thường chỉ có một kết quả phủ định.

Ở trong tiếng Hán có hai loại phủ định chung là phủ định miêu tả và phủ định giả thiết.

a). Phủ định miêu tả trong tiếng Hán

Phủ định miêu tả trong tiếng Hán có tính chất phán đoán đúng - sai cho mệnh đề, tức “nếu A đúng, thì B sai” hoặc ngược lại. Ví dụ:

(40) 第二,立传的通例,开首大抵该是“某,字某,某地人也”,而我

并不知道阿Q姓什么。

Dịch: Hai là, lệ thường làm truyện cho ai, mở đầu đại khái phải là: Mỗ, tên chữ là mỗ, người xứ mỗ vậy. Thế nhưng tôi chẳng hề biết họ của A Q. là gì.

[105] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở ví dụ trên, nếu “我知道阿Q姓什么(tôi biết họ của A Q. là gì)” thì

mệnh đề này là sai; nếu “我并不知道阿Q姓什么(tôi chẳng hề biết họ của A Q.

là gì)” thì mệnh đề này là đúng.

(41)“我虽然没有见过这部书,但既然连大学教授也那么称赞他,想来

他们也一定都爱看……”

Dịch: “Ta tuy chưa thấy qua sách ấy, song đã là cả đến giáo thụ đại học cũng khen nó, thì chắc họ cũng đều thích xem ...” [117]

Ở trong ví dụ trên, nếu “我没有见过这部书(Ta chưa thấy qua sách ấy)”

thì mệnh đề này là đúng; nếu “ 我见过这部书(Ta thấy qua sách ấy)” thì mệnh

đề này là sai.

b). Phủ định chung về mặt giả thiết trong tiếng Hán

Phủ định giả thiết là kiểu phủ định đặc biệt, thông thường trước khi đặt ra một mệnh đề phủ định đã có sự khẳng định giả thiết về nội dung mệnh đề, nhưng có lúc khi tiến hành phủ định cũng phủ định luôn nội dung giả thiết của mệnh đề. Ví dụ:

(42) - “打虫豸,好不好?我是虫豸——还不放么?”

Dịch: “Đánh sâu bọ, vừa ý chưa? Tớ là sâu bọ đây! - Còn chưa chịu buông ra ư?”

- 但虽然是虫豸,闲人也并不放……

Dịch: Song le, mặc dù là sâu bọ, kẻ kia cũng chẳng chịu buông...

[105] Ở ví dụ trên, phủ định giả thiết của câu “打虫豸,好不好?” là “放人(thả

người cho đi - theo nội dung trong truyện)”, và cũng có tình hình khác là “不放

(không thả người)”, vậy ở đây khi trả lời câu hỏi này là dựa trên cơ sở chấp nhận “có khả năng thả người” và có hai cách trả lời gồm cả cách phủ định.

(43) -“胡说!此刻说,也迟了。现在你的同党在那里?”

Dịch: "Nói bậy! Bây giờ mới nói thì đã muộn rồi. Hiện nay bọn đồng đẳng của mày ở đâu?"

-“什么?……”

Dịch: "Thưa, cái gì ạ?"

-“那一晚打劫赵家的一伙人。”

Dịch: "Ta hỏi về bọn người đánh cướp nhà cụ Triệu đêm hôm nọ."

-“他们没有来叫我。他们自己搬走了。”阿Q提起来便愤愤。

Dịch: "Chúng nó không hề đến gọi tôi. Chính mình chúng khuân đồ đi mất." A Q. nhắc lại với cái vẻ căm tức. [105]

Ở ví dụ trên phủ định giả thiết của “现在你的同党在那里?(Hiện nay

bọn đồng đẳng của mầy ở đâu?)” là “có đồng đẳng”, nhưng câu trả lời đã phủ định mệnh đề này bằng câu “他们没有来叫我。他们自己搬走了(Chúng nó

không hề đến gọi tôi. Chính mình chúng khuân đồ đi mất)” và đồng thời cũng phủ định cả câu phủ định giả thiết “có đồng đẳng”.

Về phủ định giả thiết, nhà nghiên cứu ngôn ngữ Trương Bác Giang [49] đã từng lấy hai ví dụ sau để trình bày và phân tích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(44) 我不去了,我不能去了。

Dịch: Tôi không đi nữa, tôi không thể đi được. [49]

(45) 当然,我不想感动他们,也感动不了他们。

Dịch: Tất nhiên, tôi không muốn làm xúc động họ, cũng không thể khiến họ xúc động được. [49]

Với hai ví dụ trên, ông cho rằng trong mỗi một câu hoàn chỉnh thì ngữ nghĩa của hai phần câu có xu hướng tăng lên và chúng có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau. Về mức độ phủ định, “不能去(không đi được)” mạnh hơn “不去(không

đi)”, “感动不了(không thể xúc động được)” mạnh hơn “不想感动(không

muốn làm xúc động)”. Vì phủ định giả thiết của từ “不去(không đi)” là “可以 去(có thể đi được)”, nhưng ở đây “不能去(không thể đi được)” đã phủ định

tính giả thiết “可以去(có thể đi được)”, vậy thì so với “không đi” thì “không

thể đi được” khiến người nghe cảm thấy vì một lý do bắt buộc nào đó nên “không đi”, vậy mang tính phủ định mạnh hơn.

Đồng nghĩa với trên, phủ định giả thiết của cụm từ “不想感动(không

muốn làm xúc động)” là “能够感动(có thể làm xúc động)”, thì “感动不了

(không thể xúc động được)” đã phủ định tính giả thiết của cụm từ “能够感动

(có thể làm xúc động được)”,vậy về mặt mức độ phủ định ngữ nghĩa thì “không thể làm xúc động được” mạnh hơn.

2.2.2.2 phủ định ngữ dụng

Phủ định ngữ dụng mang tính so sánh đối chiếu, nó không chỉ có một kết quả phủ định, mà còn có thêm nội dung khẳng định liên quan đến việc phủ định của câu, có thể nói loại phủ định này là một biện pháp tu từ đặc biệt.

a). Đặc điểm của phủ định ngữ dụng

Về phủ định ngữ dụng thì nhiều nhà nghiên cứu như Hà Xuân Yến, Từ Thịnh Hằng v.v đã tìm hiểu rất sâu sắc, ví dụ nhà nghiên cứu Hà Xuân Yến [29] cho rằng, phủ định ngữ dụng thường dùng trong trường hợp phi chính thức, là một kiểu tu từ, đó là sự nhận thức của người nói đối với nội dung của giao tiếp.

Thẩm Gia Huyên [43] tổng kết ba đặc điểm chung của phủ định ngữ dụng như sau: phủ định ngữ dụng là sự phủ định lời dẫn; phủ định ngữ dụng là phủ định kiểu biện bạch; phủ định ngữ dụng cùng với sự khẳng định trong phần cuối câu thuộc cùng một hành vi ngôn ngữ. Dưới đây là ba ví dụ:

(45) a.她不是鲁镇人。

Dịch: Mụ Tường Lâm không phải người Lỗ Trấn. [121]

b.她不是鲁镇人,她是卫家山人。

Dịch: Mụ Tường Lâm không phải người Lỗ Trấn, mà là người Vệ gia sơn.

c.她不是鲁镇人,她是鲁镇东区人。

Dịch: Mụ Tường Lâm không phải người Lỗ Trấn, mà là người Lỗ Trấn khu Đông.

Trong ba ví dụ trên, “a.” “b.” thuộc loại phủ định chung, còn “c.”là phủ định ngữ dụng. Với câu “a.” không có nội dung khẳng định ở trong câu, vậy nó là kiểu câu phủ định chung; ở trong câu “b.” tuy có phần nội dung khẳng định tương ứng, nhưng xét theo mặt hình thức thì có thể chia nó thành hai câu đơn, tức là hai hành vi ngôn ngữ, vậy nó vẫn là kiểu phủ định chung; còn câu “c.” tuy theo hình thức thì cũng có thể chia thành hai hành vi ngôn ngữ, nhưng xét về mặt ngữ dụng thì chúng ta có thể đoán ra “khu Đông Lỗ Trấn” nằm trong Lỗ

Trấn, thì phần trước và phần sau của câu “c.” sẽ mâu thuẫn lẫn nhau, mặc dù xét theo ngữ pháp thì câu này chẳng có vấn đề gì, nói cách khác, trong hai cụn từ “Lỗ Trấn” hay “khu Đông Lỗ Trấn” không hợp với ngữ cảnh cả câu.

b). Loại hình của phủ định ngữ dụng

Phủ định ngữ dụng trong tiếng Hán đa dạng và phong phú, đồng thời tỷ lệ sử dụng cũng khá cao về mặt tu từ, nói chung, các loại hình phủ định ngữ dụng cũng chiếm một phần quan trọng trong cấu trúc câu phủ định.

b1). Phủ định giả thiết

Phủ định giả thiết chỉ có thể xuất hiện ở trong ứng dụng ngôn ngữ, nó dựa vào ngữ cảch giao tiếp mà tồn tại. Ngữ cảnh đã cung cấp thông tin giả thiết cho cách biểu đạt nội dung của người nói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trương Nghị Sinh [53] cho rằng, trong tiếng Hán hiện đại, có hai cách phủ định câu tường thuật: cách thứ nhất là phủ định mệnh đề, còn cách thứ hai là phủ định giả thiết. Trong đó đối tượng phủ định của phủ định giả thiết không phải mệnh đề đó, mà là những nội dung mà người nói và người nghe cùng biết. Ví dụ:

(47)我于是不穿洋服了,改了大衫,他们骂得更利害。

Dịch: Tôi khi ấy không mặc đồ tây nữa, đổi mặc áo dài, họ lại càng mắng mỏ hơn. [116]

Ở ví dụ trên, sự giả thiết của “不穿洋服(không mặc đồ tây)” là “穿洋服

(mặc đồ tây)”, nhưng phần câu sau lại khẳng định đã “改了大衫(đổi mặc áo

dài)” có nghĩa là phủ định sự giả thiết này, và chính vì sự thay đổi đồ mặc mà “他们骂得更厉害(họ lại càng mắng mỏ hơn)”, vì vậy giả thiết “tôi mặc đồ

tây” là không tồn tại,và sự phủ định này là phủ định giả thiết.

Nói chung, phủ định ngữ dụng về mặt giả thiết so với phủ định chung về mặt giả thiết có sự khác nhau ít nhiều: khi dùng phủ định chung để phủ định giả thiết trong câu, sẽ tăng cường mức độ phủ định những nội dung cần phủ định và nó chú trọng thực chất của nội dung; còn sau khi tiến hành phủ định ngữ dụng về mặt giả thiết, thực chất là mang nghĩa chỉnh sửa thông tin, làm thay đổi nòng cốt câu không phải là phủ định nội dung đang nói, mà là khẳng định nội dung phần câu sau, đó mới là nội dung quan trọng cần lưu ý.

b.2). Phủ định hàm ý của nội dung giao tiếp

dùng câu phủ định để trình bày thái độ này, trong đó từ phủ định ở trong câu sẽ có chức năng phủ định về nội dung toàn câu chứ không chỉ phủ định về cụm từ nào. Ví dụ:

(48)“什么清白?我前天亲眼见你偷了何家的书,吊着打。”孔乙己便

涨红了脸,额上的青筋条条绽出,争辩道,“窃书不能算偷……窃书!……

读书人的事,能算偷么?”

Dịch: "Chính mắt tôi đây hôm kia thấy ông ăn trộm sách nhà họ Hà, bị treo lên đánh, còn bôi nhọ gì nữa ?" Khổng ất Kỷ bèn đỏ mặt, gân xanh trên

Một phần của tài liệu Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt (Trang 32)