- Phòng tư vấn: Thực hiện các dịch vụ tư vấn còn lại của công ty.
2.1.7 Tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán Âu Lạc –CPA
Hiện nay,cụng ty TNHH kiểm toán Âu Lạc cũng như nhiều công ty kiểm toán khác đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam tiến hành kiểm toán theo chu kỳ.Theo phương pháp này sẽ giúp trưởng nhóm kiểm toán luôn chú ý tới mối liên hệ giữa
các khoản mục một cách hợp lý nhất,cú thể kết nối được các vấn đề trong 1 chu kỳ kiểm toán dễ dàng,trỏnh trùng lặp công việc giữa các kiểm toán viên trong nhúm.Chẳng hạn,người phụ trách kiểm toán doanh thu thỡ kiờm luụn kiểm toán các khoản giảm trừ doanh thu và phải thu khách hàng;phụ trách khoản mục hàng tồn kho thì phụ trách luôn kiểm toán giá vốn hàng bỏn,nguyờn vật liệu trực tiếp và phải trả nhà cung cấp...
Các chương trình kiểm toán tuy khác nhau về thủ tục cũng như cách tiếp cận nhưng lại được thực hiện qua các bước giống nhau và kiểm toán viên phải tuân thủ các bước đó trong quá trình kiểm toán BCTC của công ty khỏch hàng.Cỏc bước đó bao gồm:lập kế hoạch kiểm toỏn,thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
Bước thứ nhất:Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể sẽ được chủ nhiệm kiểm toán lập trước khi thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng.Kế hoạch kiểm toán này được lập căn cứ vào chương trình kiểm toán chung của công ty.Cỏc nội dung bao gồm:
Một là,tỡm hiểu những thông tin chung về khách hàng
Tìm hiểu những thông tin chung về khách hàng là giai đoạn đầu của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toỏn.Phương phỏp kỹ thuật chủ yếu mà công ty sử dụng là quan sỏt,phỏng vấn,và thu thập tài liệu.
Với khách hàng mới,KTV có thể tham quan nhà xưởng và phỏng vấn các nhân viên để hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển;cơ cấu tổ chức;lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng như các đặc điểm khác biệt cơ bản của khách hàng so với ngành.Tuy nhiờn,việc xem xét các tài liệu liên quan được xem là cách thực hữu hiệu nhất về khách hàng như:giấy phép thành lập,điều lệ công ty;;;
Với khách hàng cũ,KTV chỉ cần cập nhập những thay đổi quan trọng như thay đổi về tổ chức quản lý,về sản phẩm sản xuất chính hoặc về bộ máy nhân sự...những thay đổi này thường được nêu rõ trong biên bản họp HĐQT hoặc BGĐ.Song với việc cập nhập thông tin ,KTV phải đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi đó tới hoạt động của khách hàng và nguyên nhân của sự thay đổi.
Sau khi tìm hiểu thông tin chung,Cụng ty tiến hành phân tích soát xét các số liệu trên BCTC mới nhất của khách hàng.Thủ tục phân tích Công ty thực hiện bao gồm so sánh năm nay với năm trước;phõn tớch tỷ suất;phõn tớch theo xu hướng;so sánh đối chiếu giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;phõn tớch soát xét doanh thu và chi phí.
Để kiểm tra tính liên hoàn của số liệu bỏo cỏo,KTV tiến hành kiểm tra quan hệ giữa chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chi tiết trên cũng một báo cáo xem có chênh lệch hay khụng?Từ đú,điều chỉnh nếu không tìm được nguyên nhân chênh lệch và các giải trỡnh.Đổng thời,KTV cũng tiến hành kiểm tra quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC để xem các chỉ tiêu phản ánh ở các báo cáo khác nhau tại cùng một thời điểm có nhất quán cùng số liệu hay khụng?Nếu cú chênh lệch thỡ tỡm nguyên nhân và thu thập bằng chứng giải trình
Ba là,xem xét tính liên tục hoạt động
Công ty tiến hành xem xét tính liên tục của hoạt động đối với khách hàng.Việc đánh giá này có thể là sơ bộ để thiết lập kế hoạch kiểm toán và áp dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp hoặc phân tích đánh giá tính liên tục khi phát hành báo cáo kiểm toán.
Bốn là,đỏnh giỏ rủi ro và trọng yếu của khách hàng
Song song với quá trình tìm hiểu khách hàng,KTV tìm hiểu và xem xột,đỏnh giỏ sơ bộ về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng từ đó đánh giá rủi ro và trọng yếu của khỏch hàng.Cụng ty xây dựng bảng soát xét hệ thống kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị:sự phù hợp của phương pháp hạch toán kế toỏn,niờn độ tài chớnh,cỏc chính sách kế toán chủ yếu,bộ máy kế toán và trình độ nhân viên kế toán...
Năm là,dự kiển kế hoạch và nội dung kiểm toán
Dự kiến kế hoạch và nội dung kiểm toán là những dự kiến về thời gian bắt đầu và kết thúc của cuộc kiểm toỏn,gồm:thời gian thực hiện kiểm toán từng phần hành,thời gian lập báo cáo kiểm toán và thời gian phát hành báo cáo kiểm toỏn.Dự kiến về thời gian thực hiện thường do trưởng phòng nghiệp vụ xây dựng căn cứ vào quy mụ,tớnh chất của cuộc kiểm toán cũng như yêu cầu của khách hàng.
Trước khi phân công nhóm KTV thực hiện cụng việc,cụng ty tiến hành đánh giá năng lực và tính độc lập của KTV.Dựa vào quy mô và tầm quan trọng của từng hợp đồng,Cụng ty phân công nhóm KTV bao gồm những người có nhiều kinh nghiệm vè ngành nghề kinh doanh của khách hàng để thực hiện công việc.Tuy nhiờn,tớnh độc lập của kiểm toán viên rất được coi trọng.
Ngoài các KTV trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán cũn cú cỏc kiểm toán viên phụ trách công việc kiểm soát quá trình thực hiện kiểm toán và KTV phụ trách soát xét sau kiểm toỏn.Trưởng phòng nghiệp vụ thường là người phụ trách kiểm soát quá trình thực hiện kiểm toỏn,thảo luận về các vấn đề sai sót hay rủi ro của khỏch hàng,cũn người phụ trách soát xét sau kiểm toỏn(soỏt xột cỏc file kiểm toỏn,soỏt xột dự thảo Báo cáo tài chính đã được kiểm toỏn...)thường là ban giám đốc.
Bảy là,thiết kế chương trình kiểm toán
Công ty xây dựng chương trình kiểm toán chung đối với chu trình bán hàng- thu tiền nói riêng bao gồm các bước công việc sau:
Bước 1: Kiểm tra hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục đang được kiểm toỏn.Đối với chu kỳ bán hàng-thu tiền,cần kiểm tra hệ thống KSNB đối với doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng.
Công ty thường kiểm tra xem xét việc thực hiện cỏc chớnh sỏch,cỏc quy chế quản lý đối với doanh thu,phải thu;xem xét việc ghi chép kế toán có tuan thủ các chế độ kế toán và các quy đinh khác có liên quan hay khụng.Ngoài ra,KTV có thể xem xét các dấu hiệu của sự phê duyệt của các nhà quản lý của khách hàng.
Bước 2:Phân tích soát xét
KTV thực hiện việc so sánh số dư khoản mục trong năm tài chính khác nhau hoặc so sánh các chỉ tiêu của các khoản mục so với số tổng cộng của các khoản mục hoặc tính toán và phân tích một số tỷ suất trong một số các khoản mục đặt biệt như: Doanh thu,phải thu khách hàng...từ đó xem xét tính phù hợp của các khoản mục.
Bước 3: Kiểm tra chi tiết
KTV tiến hành kiểm tra chi tiết đối chiếu các khoản mục cụ thể để tỡn và soát xét các sai phạm.Đõy là công việc chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ
cuộc kiểm toỏn.KTV tiến hành đối chiếu các số liệu trờn cỏc sổ sách kế toán của khách hàng với nhau để kiểm tra,cũng có thể thực hiện chọn mẫu để kiểm tra tớnh chớnh xỏc,tớnh đầy đủ,tớnh hợp lý của việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Đối với mỗi khoản mục cụ thể,Cụng ty đều xây dựng thủ tục rà soát các đối ứng để tìm và kiểm tra các đối ứng bất thường.Khi thực hiện kiểm tra chi tiết,cỏc KTV yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ làm việc cần thiết cho công việc của mình và mọi phát hiện của kiểm toán viên đều phải được ghi chép đầy đủ,đõy sẽ là cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toỏn.Trong chương trình kiểm toán mẫu có hướng dẫn,cụ thể các công việc cần làm cho KTV khi kiểm toán một khoản mục cụ thể.Thụng qua việc kiểm tra chi tiết này,KTV cũng có thể đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng.
Bước 4: Kết luận
Trên cơ sở kiểm tra tất cả các nghiệp vụ trong yếu và các nghiệp vụ không trọng yếu,cỏc KTV đưa ra ý kiến về phần hành mình phụ trách đối với các ghi chép kế toỏn,cỏc sai sót và điểm yếu,đồng thời đưa ra kiến nghị để đưa vào thư quản lý gửi cho khách hàng.
Quy trình kiểm toán được công ty xây dựng cho từng khoản mục trong từng chu kỳ cụ thể,đõy là cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán đối với từng khách hàng cụ thể.Đối với các khách hàng khác nhau thì KTV có thể sử dụng linh hoạt chương trình kiểm toán đã xây dựng để tạo ra hiệu quả cao nhất cho cuộc kiểm toán.
Bước thứ hai:Thực hiện kiểm toán
Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã được xây dựng ở trờn,KTV cỏc phần hành thực hiện kiểm toán theo trình tự các bước công việc trong kế hoạch kiểm toán đã lập.Đồng thời phải ghi chép đầy đủ công việc của mình đã thực hiện trờn cỏc giấy tờ làm việc và các chứng từ cú liờn quan.Cỏc KTV không được tự ý thay đổi kế hoạch đã xây dựng trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng phải có sự đồng ý của chủ nhiệm kiểm toán sau khi đã thỏa thuận với khách hàng.Đối với các sự kiện phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán mà không có trong kế hoạch kiểm toán thì đều phải báo cáo cho chủ nhiệm kiểm toán để có hướng giải quyết phù hợp và phải được ghi chép rõ ràng.
Bước thứ ba:Kết thúc kiểm toán
Căn cứ vào các bằng chứng kiểm toán thu được khi thực hiện các nội dung công việc như trờn,KTV đưa ra kết có thể luận của mình cho từng khoản mục trong chu kỳ đã kiểm toỏn,cỏc trưởng nhóm kiểm toán tập hợp các ý kiến của các KTV trong từng phần hành và lập báo cáo kiểm toán sơ bộ.Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm về nội dung và tính pháp lý của báo cáo kiểm toỏn.Cỏc kết luận mà KTV đưa ra phải dựa trên các khía cạnh trọng yếu của các khoản mục.
Sau khi lập báo cáo kiểm toán sơ bộ,bỏo cỏo này sẽ được soát xét bởi trưởng phòng nghiệp vụ trước khi chuyển lên cho TGĐ ký duyệt.Tiếp đến sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chớnh thức,bỏo cỏo được phát hành phải thể hiện được chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp đồng thời giảm thiểu tối đa những rủi ro mà công ty có thể gặp phải.Bờn cạnh đú,Cụng ty thường lập thư quản lý cho khách hàng nhằm hoàn thiện hoàn thiện công tác kế toán và quản lý cho khách hàng. 2.2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG THU TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC-CPA