VI Xác định nghĩa vụ nộp thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 45.498
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 47.105.733 33.167
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Lâm
tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Lâm Sản VietNam - Newzealand.
Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Lâm Sản VietNam- Newzealand.
Đối với các doanh nghiệp, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên, liên tục và đạt được hiệu quả cao, để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện các công cụ quản lý sản xuất kinh doanh trong đó kế toán là công cụ đặc biệt và phục vụ đắc lực nhất. Qua các thông tin kế toán cung cấp các nhà quản lý có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn cho Công ty. Vì vậy, hoàn thiện và đổi mới không ngừng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm nói riêng cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp là một vấn đề bức thiết trong điều kiện hiện nay.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Lâm Sản VietNam
-Newzealand, trên cơ sở tìm hiểu nắm bắt tình hình thực tế em nhận thấy trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin được mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán
thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Lâm Sản VietNam - Newzealand như sau:
Thứ nhất, về việc tiêu thụ thành phẩm.
Công ty nên đa dạng hóa phương thức bán hàng. Hiện nay, công ty chỉ bán trực tiếp tại kho và theo hợp đồng là chủ yếu, do vậy có thể thực hiện phương thức tiêu thụ qua đại lý, Công ty sẽ trả tiền hoa hồng bán hàng qua đại lý. Chẳng hạn, Công ty có thể ký kết với Cửa Hàng Hoa Thành – T.P Bắc Giang ( khách hàng quen của Công ty ) làm đại lý cho mình. Công ty quy định tỷ lệ trích hoa hồng đại lý sao cho phù hợp giữa hai bên. Nhu vậy, thì chi phí bán hàng sẽ tăng lên và khối lượng tiêu thụ cũng tăng lên. Tuy nhiên, Công ty cũng cần xem xét giữa việc tăng chi phí bán hàng với sự tăng doanh thu nếu mở rộng thêm phương thức tiêu thụ đại lý.
Ngày nay, internet là phương tiện thông hữu mà tiết kiệm chi phí, vì vậy Công ty có thể mở trang webside để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, qua các tạp trí, báo, truyền hình……để nhiều người biết đến không chỉ trong tỉnh mà các tỉnh khác trong nước cũng biết đến. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng này, Công ty có thể tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng những sản phẩm của Công ty.
Thứ hai, về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Với mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, Công ty có quan hệ thường xuyên với rất nhiều khách hàng, nên Công tác quản lý và thu hồi các khoản nợ gặp không ít khó khăn. Mặc dù, Công ty đã áp dụng việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nhưng chưa tuân thủ đúng đắn theo các quy định của Thông tư 228/2009/TT BTC ngày 07/12/2009 về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng và Thông tư 89 (Hướng dẫn CMKTVN đợt 1 ); đồng thời Công ty đã mở sổ chi tiết theo dõi cho từng khách hàng và thường
xuyên đôn đốc việc thanh toán nợ nhưng vẫn có một số khách hàng trì trệ trong thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Theo như em quan sát, Công ty có một khoản nợ của khách hàng Công ty Nhật Hà - Đường Lê lợi - T.P Bắc giang, mua hàng từ tháng 6/2011 với số tiền là 1.998.000 (đồng) đã quá hạn 7 tháng mà kế toán chưa trích lập dự phòng đối với khoản nợ này.
Theo quy định hiện hàng, tỷ lệ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:
30 % : Đối với nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm. 50 % : Đối với nợ quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70 % :Đối với nợ quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. 100 % : Đối với nợ quá hạn từ 3 năm trở lên.
Do vậy, theo quy định hiện hành thì kế toán phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với khoản nợ quá hạn trên với tỷ lệ trích lập là 30 % bằng 599.400 ( đồng) .Và bút toán trích lập dự phòng như sau:
Nợ TK 642 : 599.400 Có TK 139 : 599.400
Việc trích lập thiếu khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ sai thiếu 599.400 (đồng), lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sai thừa 599.400 (đồng), tổng lợi nhuận kế toán trước thuế sai thừa 599.400 ( đồng), chi phí thuế thu nhập hiện hành sai thừa 113.886 ( đồng) và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sai thừa 485.514 ( đồng).
Với việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi này theo đúng quy định sẽ đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán, đồng thời nó cũng có lợi cho doanh nghiệp, vì điều này đảm bảo rằng khi các khoản nợ khó đòi không đòi
được thì tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều, mặt khác với việc trích lập dự phòng đầy đủ, đúng đắn thì số thuế TNDN phải nộp cũng giảm.
Thứ ba, về chứng từ kế toán
Trong quá trình thực tế em quan sát tại Công ty, có một số chứng từ kế toán còn chưa đầy đủ chữ ký theo đúng quy định. Ví dụ như: phiếu xuất kho thiếu chữ ký của người nhận hàng. Do vậy Công ty nên chú trọng đối với vấn đề này để đảm bảo rằng tất cả các chứng từ liên quan tới các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới Công ty đều phải đảm bảo tính đúng đắn, khách quan tạo điều kiện cho công tác quản lý.
Thứ tư , sổ sách kế toán
Theo em, Công ty nên tổ chức mẫu sổ chi tiết Tài khoản phải thu của khách hàng theo đúng kết cấu quy định Quyết định 15 trong đó đưa thêm cột “ Thời hạn được chiết khấu “ và “ Thời hạn thanh toán “. Tại Công ty, kế toán chỉ ngầm hiểu là thời gian mua chịu của khách hàng thường chỉ từ 15 ngày đến 2 tháng, tùy theo đánh giá của đơn vị về mức độ chấp hành kỷ luật thanh toán của khách hàng. Do vậy, để tổ chức tốt công tác thu nợ từ người mua, nên Công ty nên quy định chính xác thời hạn thanh toán đối với khách hàng, đối với từng hóa đơn mua hàng từ lúc quyết định bán chịu và có tài liệu thể hiện thời hạn thanh toán đính kèm với hóa đơn. Và với việc thiết lập thêm cột “ thời hạn chiết khấu “ và “ Thời hạn thanh toán “ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trong quá trình theo dõi công nợ và việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Ví dụ: Sổ chi tiết tài khoản phải thu của khách hàng Cửa Hàng Đình Cường được tổ chức lại trên mẫu sổ như sau: