Tình hình triển khai GPP tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận huyện mới của thành phố hà nội giai đoạn 2010 đến 2012 (Trang 26)

Tính đến ngày 31/12/2010, trên cả nước có tổng số cơ sở bán lẻ thuốc là 43.629, trong đó số nhà thuốc 10.250 (3.950 nhà thuốc đã đạt tiêu chuẩn GPP, chiếm tỷ lệ 39%). Tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP là 1.535 nhà thuốc, chiếm tỷ lệ 47%. Tại Hà Nội, số lượng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP là 1.379 nhà thuốc, chiếm tỷ lệ 72%. Như vậy, số lượng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số nhà thuốc đạt GPP trên cả nước. Đa số các nhà thuốc bệnh viện đều đạt tiêu chuẩn GPP. Tại bốn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ và Đà Nẵng tỷ lệ nhà thuốc bệnh viện đạt tiêu chuẩn GPP xấp xỉ 100%. Như vậy, tỷ lệ nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tính trên cả nước còn thấp, nên lộ trình thực hiện GPP theo quy định của Bộ Y tế khó có thể hoàn thành đúng tiến độ trên tất cả các địa phương trong cả nước [9].

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy số lượng nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến ngày 31/12/2011 là 2243 nhà thuốc. Đến ngày 31/12/2012 toàn thành phố đã có 2500 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP (có nghĩa là 100% nhà thuốc đạt GPP) và 386 quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP. Kết quả trên cho thấy, việc triển khai thực hiện Thực hành tốt nhà thuốc của thành phố Hà Nội là rất đáng ghi nhận so với mặt bằng chung của cả nước. Cùng với sự hoàn thiện của các văn bản quy phạm pháp luật, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, sự đồng thuận của xã hội và ý thức, sự hiểu biết pháp luật của người hành nghề nên việc triển khai thực hiện GPP trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp những thuận lợi nhất định [16], [17]. 1.3. Tổng quan về hoạt động của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.3.1. Một vài nét về đặc điểm địa lý, kinh tế

Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của cả nước. Hà Nội sau khi hợp nhất là thành

16

phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên với 3.345,0 km², và đứng thứ hai về diện tích đô thị, sau thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội cũng đứng thứ hai về dân số với 6.561.900 người (năm 2010). Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây sớm trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế ngay từ buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, Hà Nội là một trong bốn trung tâm kinh tế hàng đầu của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của Hà Nội tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ ngày 01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương

Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội [15].Hà Nội hiện nay gồm 29 đơn

vị hành chính cấp huyện (bao gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã). Trong đó có các quận, huyện mới là quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và 13 huyện: Đan Phượng, Ba Vì, Chương Mỹ, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Ứng Hòa.

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kinh tế Hà Nội năm 2010 đã phục hồi và tăng trưởng khá, tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu đề ra và gấp 1,64 lần mức tăng chung của cả nước. Với kết quả này, mức tăng tổng sản phẩm quốc nội bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10,7%.

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, trong năm 2010, đời sống nhân dân và văn hóa - giáo dục phát triển mạnh. Giải quyết tốt công tác lao động, việc làm, tạo khoảng 135.800 việc làm mới. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được đảm bảo [11].

1.3.2. Một số đặc điểm của thị trường dược phẩm của thành phố Hà Nội Trong lĩnh vực dược, Hà Nội là một trong những trung tâm sản xuất và Trong lĩnh vực dược, Hà Nội là một trong những trung tâm sản xuất và phân phối dược phẩm lớn của cả nước. Hà Nội là nơi tập trung số lượng rất

17

lớn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối dược phẩm, bao gồm: các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện của các hãng dược phẩm quốc tế lớn … Thị trường dược phẩm luôn sôi động bởi đây là đầu mối lưu thông, phân phối dược phẩm quan trọng đến hầu hết các tỉnh, thành phố, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa trong cả nước. Trong mấy năm qua, các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn tăng nhanh về số lượng, đa dạng về quy mô kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, ngoài các doanh nghiệp địa phương còn có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành, chi nhánh doanh nghiệp các tỉnh.

Hà Nội là địa phương có số lượng nhà thuốc và quầy thuốc lớn thứ hai trong cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 12/2012, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3.109 cơ sở bán lẻ thuốc:

Bảng 1.7. Cơ cấu cơ sở bán lẻ thuốc tại Hà Nội (tính đến tháng 12/2012) Số TT Loại hình Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nhà thuốc tư nhân 1994 64,1

2 Nhà thuốc bệnh viện 75 2,4

3 Nhà thuốc của các công ty, doanh nghiệp 181 5,8

4 Quầy thuốc của các công ty, doanh nghiệp 316 10,2

5 Quầy thuốc bệnh viện 3 0,1

6 Đại lý bán thuốc 509 16,4

7 Tủ thuốc trạm y tế xã 31 1,0

Tổng số 3564 100,0

(Nguồn: Sở Y tế Hà Nội)

Tính đến ngày 31/12/2012, có 100% số nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP nâng tổng số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP lên 2.500 nhà thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP đã

18

tạo ra một hình ảnh khang trang, sạch đẹp và hiện đại hơn nhiều so với các nhà thuốc chưa đạt tiêu chuẩn GPP [17].

1.3.3. Thực trạng hoạt động của nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây Nội trong những năm gần đây

1.3.3.1. Sự phát triển của hệ thống nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội là địa phương có số lượng nhà thuốc và quầy thuốc lớn thứ hai trong cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội thì số lượng các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.8. Số lượng nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội từ năm 2005-2008

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Số lượng nhà thuốc 1180 1355 1503 1989 2 Tỷ lệ (%) năm sau

so với năm trước 100 115 111 132

(Nguồn: Sở Y tế Hà Nội)

Số liệu trên cho thấy số lượng nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội không ngừng tăng lên hàng năm, năm sau so với năm trước tăng từ 10% đến 32%. Đến cuối năm 2008, số lượng nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội là 1989, chiếm khoảng 20% số nhà thuốc cả nước. Điều này cho thấy, với sự gia tăng số lượng, các nhà thuốc sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có nhiều sự lựa chọn sản phẩm phù hợp với sức khỏe và điều kiện kinh tế của mình [12], [16], [17].

1.3.3.2. Số lượng nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn

GPP trên địa bàn Hà Nội trong những năm gần đây

Ngày 24 tháng 01 năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”. Như vậy, năm 2007 và năm 2008 là giai đoạn đầu triển khai thực hiện GPP.

19

Theo Sở Y tế Hà Nội, số lượng nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn trong những năm đầu triển khai thực hiện GPP được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.9. Số lượng nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận đạt GPP trên địa bàn Hà Nội từ tháng 7/2007-6/2009

Số TT Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2007 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 1 Số lượng nhà thuốc GPP 12 50 97 142

2 Tỷ lệ (%) năm sau so với

năm trước 100 417 194 146

(Nguồn: Sở Y tế Hà Nội)

Trong 6 tháng cuối năm 2007, toàn thành phố mới chỉ có 12 nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình triển khai GPP tại Việt Nam, do đó các cơ quan quản lý cũng như tất cả các chủ nhà thuốc đều còn nhiều bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn. Bước sang 6 tháng đầu năm 2008, toàn thành phố đã có thêm 50 nhà thuốc đạt GPP - một tăng trưởng đáng kể (417%) so với giai đoạn đầu tiên. Đến 6 tháng đầu năm 2009, số lượng nhà thuốc đạt GPP là 142. Các số liệu trên, một phần nào đó chứng minh rằng đã có sự tăng trưởng ổn định về số lượng nhà thuốc GPP tại Hà Nội. Điều này cũng phản ánh được sự bắt nhịp của Sở Y tế Hà Nội và các chủ nhà thuốc với việc triển khai GPP.

Một kết quả đáng ghi nhận về việc triển khai thực hiện GPP trên địa bàn thành phố Hà Nội là tính đến ngày 31/12/2012 toàn thành phố đã có 2500 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP (có nghĩa là 100% nhà thuốc đạt GPP) và 386 quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP [14], [16], [17].

1.3.3.3. Thực trạng hoạt động của các nhà thuốc GPP trong những năm

gần đây

Năm 2007, học viên Thiều Thị Hậu đã thực hiện đề tài: “Phân tích,

20

bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 - 2007”. Đề tài đã dựa

trên cơ sở nghiên cứu số liệu các báo cáo thanh tra nhà thuốc tư nhân quận Đống Đa, giai đoạn 2002-2007 và các tài liệu liên quan đến hoạt động của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa. Trong thời gian thực hiện đề tài, hầu như chưa có loại hình nhà thuốc GPP. Tính đến hết năm 2007 trên địa bàn Hà Nội chỉ mới có 12 nhà thuốc đạt GPP nên việc đánh giá hoạt động hành nghề dược tại nhà thuốc GPP chưa được đề tài thực hiện [12].

Năm 2009, học viên Nguyễn Minh Tâm đã thực hiện đề tài: “Đánh giá

chất lượng dịch vụ dược của một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại Hà

Nội”. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 30 nhà thuốc đạt GPP được chọn

ngẫu nhiên từ 125 nhà thuốc đạt GPP trong 9 quận nội thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đa số các nhà thuốc GPP tại Hà Nội đạt yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị, điều này đã tạo ra một hình ảnh khang trang, sạch đẹp và hiện đại hơn nhiều so với các nhà thuốc chưa đạt GPP. Tuy nhiên, hầu hết các quy chế chuyên môn vẫn chưa được chấp hành một cách nghiêm túc và chất lượng dịch vụ chăm sóc dược chưa được chú trọng. Vì cỡ mẫu quá nhỏ nên đề tài chưa phản ánh được hết thực chất của chất lượng dịch vụ dược tại nhà thuốc GPP [18].

Năm 2010, học viên Bùi Hữu Ngư đã thực hiện đề tài: “Khảo sát hoạt

động của một số nhà thuốc GPP tại Hà Nội thông qua một số chỉ tiêu của

thực hành nhà thuốc tốt”. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 30 nhà thuốc

đạt GPP nhưng cũng thuộc 9 quận nội thành Hà Nội cũ. Tác giả đã dựa trên các số liệu nhà thuốc được cấp GPP tại địa bàn Hà Nội thu thập từ các báo cáo tổng kết của Sở Y tế Hà Nội và tiến hành khảo sát 30 nhà thuốc bằng phương pháp đóng vai khách hàng. Kết quả, đề tài đã đánh giá được các nhà thuốc GPP về các tiêu chuẩn: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, việc tuân thủ quy chế chuyên môn và kỹ năng thực hành dược của nhân viên nhà thuốc đối với nhóm thuốc bán theo đơn và nhóm thuốc bán không phải kê đơn [14].

21

Như vậy, có thể nói, đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận, huyện mới của thành phố Hà Nội.

Tóm lại:

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc - GPP ra đời từ năm 2007, vì vậy, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 là giai đoạn bước đầu các nhà thuốc tiếp cận với GPP nên còn gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn này, các nhà thuốc còn tâm lý lo ngại tiếp cận với quy định mới. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà thuốc GPP cũng khó khăn và người dân còn băn khoăn lo lắng về giá thuốc ở nhà thuốc GPP sẽ cao hơn nhà thuốc thường.

Kết quả nghiên cứu của các đề tài liên quan đến hoạt động của nhà thuốc GPP, cho ta thấy: Sự ra đời của các nhà thuốc GPP đã làm thay đổi diện mạo của các nhà thuốc nói chung và các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Các nhà thuốc GPP khang trang, sạch đẹp, đảm bảo điều kiện mua, bán và bảo quản thuốc đúng quy định. Bên cạnh đó là chất lượng dịch vụ dược cũng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận, huyện mới của thành phố Hà Nội chưa được xem xét từ kết quả thanh, kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội và các phòng Y tế, đồng thời chưa tìm hiểu được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số vi phạm quy định GPP tại các nhà thuốc trên địa bàn. Đây là vấn đề sẽ được nghiên cứu trong đề tài này.

22

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận, huyện mới của thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012. Thông qua các chỉ tiêu quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ Y tế:

- Về nhân sự.

- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

- Về hoạt động chuyên môn tại nhà thuốc.

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2012 đến tháng 8/2013. Địa điểm nghiên cứu:

- Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược - Trường Đại học Dược Hà Nội. - Sở Y tế Hà Nội.

- Nghiên cứu được triển khai tại các nhà thuốc thuộc các quận, huyện mới của thành phố Hà Nội, bao gồm: quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và 13 huyện (Đan Phượng, Ba Vì, Chương Mỹ, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Ứng Hòa).

23

2.2. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

Hình 2.4. Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp mô tả hồi cứu

Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu [1], [3] (hồi cứu số liệu thanh, kiểm tra) để thực hiện nội dung 1: Phân tích hoạt động của một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận, huyện mới của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010-2012. Các chỉ tiêu nghiên cứu nội dung 1, cụ thể như sau: Nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận huyện mới của thành phố hà nội giai đoạn 2010 đến 2012 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)