Về thực hiện các quy trình thao tác chuẩn (SOP)

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận huyện mới của thành phố hà nội giai đoạn 2010 đến 2012 (Trang 83)

4.3.3.1. Thực hiện quy trình thao tác chuẩn nói chung

Theo quy định, tất cả mọi hoạt động trong nhà thuốc GPP đều được chuẩn hóa bằng các quy trình thao tác chuẩn (SOP) do chủ nhà thuốc biên soạn, bao gồm quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc; quy trình bán thuốc theo đơn, quy trình bán thuốc không kê đơn, quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng, quy trình giải quyết đối với thuốc khiếu nại hoặc thu hồi, quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn, các quy trình khác có liên quan.

Trên thực tế, trước khi nộp hồ sơ thẩm định để được cấp giấy chứng nhận GPP, dược sĩ chủ nhà thuốc đã soạn thảo và tập huấn NVNT trong việc thực hiện các SOP của nhà thuốc. Tuy nhiên, việc NVNT tuân thủ các SOP trong quá trình nhà thuốc hoạt động là rất khó, bởi vì:

- Đa số nhà thuốc đi thuê địa điểm kinh doanh nên không chủ động về chi phí và thời gian thuê. Do đó, hầu hết các nhà thuốc chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh doanh trước mắt, chưa chú trọng vào việc xây dựng uy tín, thương hiệu lâu dài.

- Để thực hiện đầy đủ các quy định theo SOP đòi hỏi nhà thuốc phải có đủ số lượng nhân viên để bố trí vào các vị trí làm việc (mua thuốc, bán thuốc, lau dọn vệ sinh nhà thuốc, …). Do vậy, chi phí của nhà thuốc sẽ tăng lên đồng nghĩa với thu nhập giảm đi.

73

Như vậy, hiện nay dược sĩ chủ nhà thuốc đã soạn thảo và ban hành các SOP cho nhà thuốc, nhưng việc NVNT tuân thủ các SOP trong quá trình nhà thuốc hoạt động là điều khó thực hiện. Bởi vì, điều này liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà thuốc cũng như nguồn nhân lực, chi phí, thu nhập và nhận thức của nhân viên. Để thực hiện được quy định này, đòi hỏi sự chuyên nghiệp của nhân viên nhà thuốc và phải có sự giám sát chặt chẽ, xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm.

4.3.3.2. Việc thực hiện một số quy trình thao tác chuẩn

 Thực hiện quy trình bán thuốc theo đơn

Theo quy định, thuốc kê đơn phải bán theo đơn. Trên thực tế khi bán thuốc theo đơn, các nhà thuốc thường gặp một số vấn đề như: Không có đơn, có đơn nhưng không đọc được đơn hoặc không đủ thuốc trong đơn, bác sĩ không ghi rõ hoạt chất bên cạnh tên biệt dược, khó khăn trong việc thay thế thuốc. Do vậy, các nhà thuốc rất khó thực hiện quy định đối với thuốc phải kê đơn và bán theo đơn. Muốn thực hiện tốt quy định này đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa bác sĩ kê đơn tại các cơ sở khám chữa bệnh, người dân và nhà thuốc.

 Thực hiện việc niêm yết giá

Niêm yết giá là một nội dung trong quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc. Các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc bằng cách in hoặc ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc, đảm bảo không che khuất nội dung của nhãn gốc và không được bán cao hơn giá đã niêm yết. Trên thực tế, một số nhà thuốc niêm yết giá thuốc không đầy đủ vì số mặt hàng thuốc tại nhà thuốc quá nhiều, một số mặt hàng nhập với số lượng lớn nên việc niêm yết giá đầy đủ là khó thực hiện, chi phí tốn kém, mất nhiều thời gian. Một số nhà thuốc không niêm yết giá vì sợ lộ giá bán lẻ hoặc NVNT nhớ giá các mặt

74

hàng nên thấy không cần thiết phải niêm yết. Do vậy, các nhà quản lý nên có quy định cụ thể về niêm yết giá cho phù hợp với thực tế.

Tóm lại: Nhìn chung các nhà thuốc đã có ý thức trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện các quy định GPP. Đa số các nhà thuốc GPP đã tạo được một hình ảnh khang trang, sạch đẹp và hiện đại hơn nhiều so với các nhà thuốc chưa thực hiện GPP trước đây.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thì việc duy trì và tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn GPP là điều đáng quan tâm. Một số vi phạm vẫn tồn tại ở cả ba tiêu chuẩn: Nhân sự, cơ sở vật chất trang thiết bị và hoạt động quy chế chuyên môn, với nhiều lý do khác nhau.

Để nhà thuốc GPP hoạt động thực sự hiệu quả, tuân thủ theo các quy định GPP cần phải:

- Nâng cao nhận thức và vai trò trách nhiệm của nhân viên nhà thuốc trong việc thực hiện GPP.

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà thuốc với các cơ sở bán buôn thuốc để đảm bảo thuốc có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có hóa đơn chứng từ hợp lệ và có chất lượng tốt.

- Có sự phối hợp giữa nhà thuốc với bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh để thực hiện tốt quy định đối với thuốc phải kê đơn và bán theo đơn.

- Nâng cao ý thức của người dân trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Tăng cường sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở và có các chế tài xử lý nghiêm của cơ quan quản lý các cấp cùng với những văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với thực tiễn trong quá trình hoạt động của nhà thuốc. 4.4. Một số hạn chế của luận văn

- Do hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu của luận văn là phân tích các kết quả thanh, kiểm tra tại các nhà thuốc đạt

75

tiêu chuẩn GPP từ năm 2010 đến năm 2012. Từ kết quả phân tích trên, chúng tôi tổng hợp các vi phạm quy định GPP thường gặp tại các nhà thuốc đã tiến hành thanh, kiểm tra. Từ đó, thiết kế bộ câu hỏi để tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vi phạm trên của các nhà thuốc. Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn nhân viên tại các nhà thuốc (đã tiến hành thanh, kiểm tra năm 2012, tổng số là 104 nhà thuốc) bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để đạt được mục đích nghiên cứu. Do vậy, luận văn mới đề cập đến “tính chất tĩnh” của nhà thuốc GPP chứ chưa nghiên cứu về “tính chất động” của nhà thuốc (các hoạt động như bán thuốc, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc tại các nhà thuốc GPP).

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận, huyện, thị xã mới của thành phố Hà Nội nhưng chưa phân được thành 3 nhóm nhà thuốc GPP theo quận, huyện, thị xã để nghiên cứu và so sánh giữa các nhóm. Số lượng nhà thuốc thanh, kiểm tra của các năm chủ yếu tập trung ở quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây. Vì vậy, luận văn chưa thể phản ánh đầy đủ, chính xác thực tế và chưa đưa ra được cái nhìn tổng quát về hệ thống các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn nghiên cứu. Hơn nữa, luận văn mới chỉ đề cập đến nhà thuốc GPP, trong khi trên địa bàn các huyện chủ yếu là quầy thuốc GPP. Do vậy, luận văn chưa phân tích được hoạt động của các cơ sở đạt GPP nói chung trên địa bàn nghiên cứu.

76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ các kết quả phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: 1. Về thực trạng hoạt động của một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận, huyện mới của thành phố Hà Nội từ 2010 đến 2012:

Kết quả thanh, kiểm tra việc thực hiện ba tiêu chuẩn GPP trong quá trình hoạt động của nhà thuốc như sau:

- Về nhân sự: Tỷ lệ dược sĩ chủ nhà thuốc vắng mặt khi nhà thuốc hoạt động chiếm tỷ lệ từ 12,5% đến 15,7%. Nhân viên nhà thuốc không mặc áo blu, không đeo thẻ chiếm tỷ lệ từ 16,3% đến 18,6%.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Số lượng các nhà thuốc có diện tích

khu trưng bày, bảo quản thuốc > 10m2 chiếm tỷ lệ rất cao từ 92,9% đến

94,3%. Tỷ lệ các nhà thuốc có đủ các khu vực quy định chỉ chiếm tỷ lệ từ 8,6% đến 10,6%. Tất cả các nhà thuốc đều trang bị đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo cho điều kiện bảo quản thuốc (máy điều hòa, tủ lạnh, ẩm kế, nhiệt kế, phương tiện phòng cháy chữa cháy…). Hầu như các trang thiết bị này đều ở trạng thái hoạt động, nhưng riêng máy điều hòa chỉ có khoảng 48% hoạt động. Tỷ lệ về điều hòa không được sử dụng cũng không phản ánh đúng thực chất, bởi vì vào mùa lạnh nhà thuốc không nhất thiết phải sử dụng điều hòa.

- Về hoạt động chuyên môn:

+ Năm 2010 có 94,3%, đến năm 2012 có 96,2% nhà thuốc GPP trang bị các tài liệu chuyên môn, tài liệu tra cứu hướng dẫn sử dụng thuốc, các văn bản pháp quy và các văn bản khác của ngành dược.

+Tỷ lệ nhân viên nhà thuốc không cập nhật văn bản giảm dần qua các năm: Năm 2010 là 34,3% đến năm 2012 giảm còn 22,1%.

+ Việc trang bị và tình hình ghi chép hồ sơ sổ sách tại nhà thuốc GPP còn nhiều bất cập: Nhà thuốc ghi sổ sách không đầy đủ, không đúng chiếm tỷ

77

lệ từ 51,8% đến 57,1%. Tỷ lệ nhà thuốc không thực hiện việc ghi chép sổ sách năm 2010 là 5,7%, năm 2011 là 7,1% và năm 2012 là 6,7%.

+ Tỷ lệ nhà thuốc không thực hiện SOP chiếm 3,8%-4,7%, nhà thuốc thực hiện SOP không đầy đủ chiếm 9,4%-10%. Do vậy, vẫn còn tình trạng nhà thuốc kinh doanh thuốc hết hạn, thuốc thu hồi hoặc thuốc chương trình.

+ Việc thực hiện quy định về niêm yết giá tại các nhà thuốc chưa tốt, niêm yết giá không đúng quy định hoặc niêm yết giá mang tính hình thức. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm qua các năm: Năm 2010 là 22,9% đến năm 2012 là 13,5%.

2. Một số nguyên nhân vi phạm các quy định trong hoạt động của

các nhà thuốc GPP đã tiến hành thanh, kiểm tra năm 2012:

Kết quả thu được từ bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên các nhà thuốc đã tiến hành thanh, kiểm tra năm 2012, qua phân tích cho thấy những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số vi phạm thường gặp trong quá trình nhà thuốc hoạt động, cụ thể như sau:

- Dược sĩ chủ nhà thuốc vắng mặt khi nhà thuốc hoạt động: Nguyên nhân chủ yếu là do dược sĩ bận công tác, không phải là chủ nhà thuốc thực sự. Nhà thuốc vẫn hoạt động khi dược sĩ chủ nhà thuốc vắng mặt là để phục vụ kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người bệnh và để giữ khách hàng quen thuộc.

- Nhân viên nhà thuốc không mặc áo blu, không đeo thẻ biển hiệu: Lý do chủ yếu là quên không mặc áo blu, không đeo thẻ biển hiệu.

- Khu vực trưng bày và bảo quản không đủ 10m2, không còn duy trì các

khu vực phải bố trí thêm cho hoạt động khác của nhà thuốc vì diện tích chật hẹp, hiệu quả sử dụng các khu vực ngoài khu vực bảo quản không cao.

- Ghi chép sổ sách không đầy đủ, không đúng quy định vì có quá nhiều loại và biểu mẫu rườm rà, việc ghi chép mất nhiều thời gian. Thực hiện SOP không đầy đủ vì nhân viên không đủ thời gian và có nhiều yếu tố ảnh hưởng dẫn đến việc rất khó thực hiện.

78

KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả thu được trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: Với Bộ Y tế và Cục quản lý dược

Cần có giải pháp tạo điều kiện để nhà thuốc thực hiện đúng quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú.

Với Sở Y tế và các phòng Y tế

- Có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng quy chế, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho NVNT thường xuyên, đồng thời có kiểm tra, đánh giá kết quả các lớp tập huấn một cách nghiêm túc.

- Tăng cường nhân lực để đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, liên tục. Cần có chế tài xử phạt rõ ràng, chặt chẽ, nghiêm khắc phù hợp với các trường hợp vi phạm.

- Tích cực phổ biến, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về mua, sử dụng thuốc bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Với các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP

- Nhân viên nhà thuốc phải nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp để thực hiện tốt nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP.

- Nhân viên nhà thuốc không ngừng học tập, cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững quy chế, quy định và giữ gìn đạo đức hành nghề dược.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Vũ Anh (1998), Thiết kế và tiến hành các dự án nghiên cứu hệ

thống y tế, tr.99-100, 119-121, 131-137, 189-190, Trường Cán bộ

Quản lý Y tế.

2. Nguyễn Thanh Bình – Lê Viết Hùng (2011), Kỹ năng giao tiếp và thực

hành tốt tại nhà thuốc, tr.86-92, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt

Nam.

3. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2007), Dịch tễ dược học, tr.37-44,

88-91, 99-101, 102-116, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2007), Quản lý và Kinh tế Dược,

tr.95-100, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2011), Pháp chế dược, tr.226-239,

Bộ Y tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

6. Bộ Y tế (2007), Quyết định về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn

“Thực hành tốt nhà thuốc” số 11/2007/QĐ-BYT, ngày 24/01/2007.

7. Bộ Y tế (2010), Cẩm nang thực hành tốt nhà thuốc, Nhà xuất bản Y

học.

8. Bộ Y tế (2010), Thông tư qui định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu

chuẩn :“Thực hành tốt nhà thuốc” GPP; Địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc, số 43/2010/TT-BYT, ngày 15/12/2010.

10. Bộ Y tế (2011), Thông tư ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” số 46/2011/TT-BYT, ngày 21/12/2011.

11. Cục thống kê Hà Nội (2011), Niên giám thống kê Hà Nội 2010.

12. Thiều Thị Hậu (2007), Phân tích, đánh giá hoạt động hành nghề dược

của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố

Hà Nội giai đoạn 2002 - 2007, Luận văn Thạc sĩ dược học, Trường Đại

học Dược Hà Nội.

13. Hội Dược học thành phố Hà Nội (2009), Cẩm nang thực hành tốt nhà

thuốc, Nhà xuất bản Y học.

14. Bùi Hữu Ngư (2010), Khảo sát hoạt động của một số nhà thuốc GPP

tại Hà Nội thông qua một số chỉ tiêu của thực hành nhà thuốc tốt,

Luận văn Thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

15. Quốc Hội (2008), Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành

phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Nghị quyết số 15/2008/NQ-

QH12, ngày 29/5/2008.

16. Sở Y tế Hà Nội (2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2012), Báo cáo

hoạt động thanh tra chuyên ngành Y tế.

17. Sở Y tế Hà Nội (2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2012), Báo cáo

thống kê các cơ sở hành nghề Dược tư nhân.

18. Nguyễn Minh Tâm (2009), Đánh giá chất lượng dịch vụ dược của một

số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ dược

học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

Tiếng Anh

19. FIP (1993), Standards for quality of pharmacy services, The Tokyo

Declaration, Tokyo 1993.

20. FIP (1997), Standards for quality of pharmacy services, Good

pharmacy practice.

21. FIP (1998), Good pharmacy practice in developing countries.

22. FIP (2002), A global view of good pharmacy practice.

23. Joint FIP/WHO (2009), Guidelines on good pharmacy practice:

standards for quality of pharmacy services.

24. Malaysian Pharmaceutical society (2006), Community Pharmacy

Benchmarking Guidelines.

25. Pharmaceutical society of Singapore (2009), Guidelines on good

PHỤ LỤC 01

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận huyện mới của thành phố hà nội giai đoạn 2010 đến 2012 (Trang 83)