quy định GPP
Theo quy định, nhân sự là một trong ba tiêu chuẩn của nhà thuốc GPP. Nhân sự đóng vai trò quyết định đến việc duy trì và vận hành hoạt động của nhà thuốc đạt được các nguyên tắc GPP. Nhân sự trong nhà thuốc GPP, bao gồm: Dược sĩ chủ nhà thuốc hoặc người phụ trách chuyên môn và các nhân viên có bằng cấp chuyên môn về dược hoạt động tại nhà thuốc.
Về dược sĩ chủ nhà thuốc:
Trước khi nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận GPP, dược sĩ chủ nhà thuốc đã tìm hiểu các quy định của pháp luật và nắm được các kiến thức chuyên môn để có thể điều hành nhà thuốc hoạt động theo các quy định của pháp luật, cũng như các quy định GPP.
Kết quả thanh, kiểm tra cho thấy, hơn 10% dược sĩ chủ nhà thuốc vắng mặt khi nhà thuốc hoạt động. Tuy nhiên, tỷ lệ chủ nhà thuốc vắng mặt không
64
phản ánh được thực trạng thực tế vì khi đi kiểm tra, nhận được thông báo, chủ nhà thuốc có thể có mặt sau 15-30 phút, những trường hợp này có thể không bị coi là dược sĩ chủ nhà thuốc vắng mặt (nếu có lý do chính đáng).
Để tìm hiểu nguyên nhân dược sĩ chủ nhà thuốc vắng mặt, chúng tôi tiến hành phỏng vấn tại các nhà thuốc, kết quả thu được: Có 46,2% nhà thuốc cho rằng khó thực hiện và 7,7 % nhà thuốc có ý kiến rất khó thực hiện quy định về người quản lý chuyên môn phải có mặt khi nhà thuốc hoạt động. Những lý do dẫn đến việc người quản lý chuyên môn vắng mặt khi nhà thuốc hoạt động, cụ thể như sau:
- Người quản lý chuyên môn bận công tác hoặc đi họp, gia đình có việc riêng, đi nghỉ mát… nên không thể có mặt thường xuyên trong thời gian nhà thuốc hoạt động.
- Một số trường hợp người quản lý chuyên môn vì lý do sức khỏe (chủ nhà thuốc tuổi cao hoặc bị ốm) nên không thể có mặt tại nhà thuốc trong một thời gian nhất định.
- Không có dược sĩ nhận ủy quyền trong thời gian dược sĩ chủ nhà thuốc đi vắng.
- Dược sĩ chủ nhà thuốc cư trú ở tỉnh, thành phố khác về Hà Nội đăng ký mở nhà thuốc nên gặp khó khăn về quy định dược sĩ có mặt thường xuyên trong thời gian nhà thuốc hoạt động.
- Dược sĩ không phải là chủ nhà thuốc thực sự nên sẽ gặp khó khăn trong điều hành mọi hoạt động của nhà thuốc theo quy định.
Trên thực tế, hầu hết các nhà thuốc vẫn phải hoạt động khi người quản lý chuyên môn vắng mặt vì những lý do sau:
- Nhà thuốc vẫn phải hoạt động bình thường để phục vụ kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người bệnh đồng thời để giữ khách hàng quen thuộc.
65
- Người quản lý chuyên môn không phải là chủ nhà thuốc thực sự nên mọi hoạt động của nhà thuốc là do chủ đầu tư điều hành, nhà thuốc vẫn phải hoạt động để đảm bảo doanh số, chi phí của nhà thuốc.
Như vậy, có thể nói rằng việc thực hiện quy định về người quản lý chuyên môn phải có mặt khi nhà thuốc hoạt động là rất khó thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hoạt động của nhà thuốc đều do NVNT (không phải dược sĩ chủ nhà thuốc hoặc người quản lý chuyên môn) trực tiếp thực hiện, ví dụ như bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn, hướng dẫn sử dụng cho người mua thuốc, kiểm nhập, kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc,…
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, năm 2009 toàn quốc đang có 13.928 dược sĩ đại học và trên đại học, 29.785 dược sĩ trung học, 32.699 dược tá. Như vậy, tỷ lệ dược sĩ tại Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân. Số dược sĩ này phân bố không đồng đều mà tập trung 52% tại hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, số dược sĩ tập trung tại hai thành phố trên chủ yếu làm việc tại các cơ quan nhà nước, các viện, các công ty, doanh nghiệp trong nước hoặc các công ty, chi nhánh công ty nước ngoài,…. Do đó, số dược sĩ gắn với nhà thuốc để thực hiện đúng vai trò của dược sĩ chủ nhà thuốc thực sự là không nhiều.
Từ thực tế trên, trong giai đoạn chưa có đủ dược sĩ chủ nhà thuốc thực hiện theo đúng quy định GPP, các cơ quan quản lý nên xem xét, điều chỉnh quy định người quản lý chuyên môn phải có mặt trong thời gian nhà thuốc hoạt động cho phù hợp với thực tế. Đồng thời, cần có kế hoạch đào tạo và kiểm tra thường xuyên kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp của NVNT. Như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thuốc hoạt động đảm bảo nhiệm vụ quan trọng là hướng dẫn, tư vấn về thuốc để đạt hiệu quả, an toàn, hợp lý. Nên đồng ý cho những nhân viên được huấn luyện, đào tạo,
66
đào tạo lại và kiểm tra đạt tiêu chuẩn quy định nhận ủy quyền điều hành hoạt động của nhà thuốc khi người quản lý chuyên môn vắng mặt, nhưng dược sĩ chủ nhà thuốc vẫn chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động chuyên môn của nhà thuốc.
Về trang phục của nhân viên nhà thuốc
Tất cả nhân viên của nhà thuốc GPP đều nắm vững và thực hiện theo yêu cầu trong thực hành nghề nghiệp. Một trong những yêu cầu đó là NVNT phải mặc trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ họ tên, chức danh. Trên thực tế, tỷ lệ nhân viên không mặc áo blu, không đeo thẻ biển hiệu chiếm khoảng 16-18%.
Kết quả phỏng vấn cho thấy, hầu hết các NVNT cho rằng việc mặc áo blu khi làm việc là dễ thực hiện và một số nhân viên có ý kiến là nhất định phải mặc áo blu khi làm việc. Tuy nhiên, khi đoàn thanh, kiểm tra tiến hành kiểm tra nhà thuốc thì vẫn có NVNT không mặc áo blu vì một số lý do dưới đây:
- Đa số NVNT cho rằng họ không mặc áo blu khi làm việc là do quên không mặc, họ không mang áo blu đến nhà thuốc hoặc áo blu bị bẩn.
- Một số NVNT không thích mặc áo blu hoặc trong một số trường hợp đặc biệt việc mặc áo blu sẽ không tiện, ví dụ: Khi thời tiết quá lạnh, hoặc khi mang bầu.
- Một số ít nhân viên không mặc áo blu do họ chưa có hoặc thấy không cần thiết phải mặc.
Như vậy, hầu hết các NVNT đều ý thức được việc mặc áo blu khi làm việc là cần thiết và họ cũng nhận thấy rằng quy định này rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số nhân viên vi phạm quy định này. Điều này nói lên, ý thức của nhân viên là chưa cao, bên cạnh đó không có dược sĩ chủ nhà thuốc kiểm tra giám sát nên nhân viên chưa thực hiện đúng quy trình thao
67
tác chuẩn tại nhà thuốc, chưa tạo thành thói quen khi làm việc. Cơ quan quản lý cần có biện pháp xử lý nghiêm những nhân viên vi phạm quy định này.
Cùng với việc mặc áo blu là việc NVNT phải đeo thẻ biển hiệu ghi rõ chức danh khi làm việc. Trong khi hầu hết các nhân viên có ý kiến là dễ dàng thực hiện đeo thẻ biển hiệu, nhưng họ vẫn vi phạm quy định này vì những lý do sau:
- Nhân viên nhà thuốc không có thẻ vì là nhân viên mới đang thử việc hoặc chưa có vì đang chờ Sở Y tế cấp.
- Đa số NVNT có thẻ biển hiệu nhưng họ quên không đeo, việc đeo thẻ biển hiệu chưa thành thói quen.
- Một số NVNT thấy rằng không cần thiết phải đeo thẻ biển hiệu nên họ không đeo. Bên cạnh đó, một số nhân viên cho biết họ đeo thẻ biển hiệu thường xuyên vì việc đeo thẻ biển hiệu tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
Như vậy, giống như việc mặc áo blu, đa số NVNT cho rằng họ dễ dàng thực hiện quy định này. Tuy nhiên, việc trang bị thẻ biển hiệu khác với áo blu (nhà thuốc tự trang bị được áo blu), còn thẻ biển hiệu là do Sở Y tế cấp nên cần có thời gian nhất định và nhân viên thường không làm việc ổn định lâu dài tại nhà thuốc nên việc thực hiện quy định này sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Do đó, cơ quan quản lý nên xem xét quy định đeo thẻ biển hiệu đối với nhân viên nhà thuốc cho phù hợp với thực tế.