Một số đề xuất của nhà thuốc

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận huyện mới của thành phố hà nội giai đoạn 2010 đến 2012 (Trang 72)

Các nhà thuốc đề xuất với các nhà quản lý một số ý kiến như sau:

 Về nhân sự:

- Nghiên cứu lại quy định người quản lý chuyên môn hoặc chủ nhà thuốc phải có mặt thường xuyên khi nhà thuốc hoạt động.

- Xây dựng tiêu chuẩn của NVNT để có thể điều hành nhà thuốc khi dược sĩ chủ nhà thuốc vắng mặt.

- Không quy định NVNT phải đeo thẻ biển hiệu có ghi rõ chức danh.

 Về cơ sở vật chất và trang thiết bị

 Về cơ sở vật chất:

- Khu vực trưng bày và bảo quản phù hợp với quy mô kinh doanh và

có thể < 10 m2.

- Không nhất thiết phải có các khu vực tư vấn, ghế ngồi cho bệnh nhân chờ đợi, khu vực rửa tay.

 Về trang thiết bị:

- Không quy định phải trang bị tủ lạnh đối với nhà thuốc không kinh doanh loại thuốc yêu cầu bảo quản ở thiết bị này.

- Bao bì ra lẻ thuốc chỉ cần ghi hướng dẫn cách dùng, liều dùng. Không nên quy định thuốc dùng ngoài phải đóng gói trong bao bì dễ phân biệt.

 Về hoạt động chuyên môn:

 Về hồ sơ, sổ sách:

Xây dựng các mẫu sổ sách chung cho các nhà thuốc với nội dung yêu cầu ngắn gọn, phù hợp với thực tế.

 Về thực hiện quy chế chuyên môn:

- Cần có giải pháp cụ thể để nhà thuốc thực hiện tốt quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú.

62

- Hàng năm mở các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho NVNT.

 Một số vấn đề khác:

- Gia hạn thêm đối với giấy chứng nhận GPP và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Một số nhà thuốc có ý kiến nên cấp không thời hạn hai loại giấy chứng nhận này.

- Thủ tục và thời gian cấp giấy chứng nhận cần nhanh gọn hơn. Tóm lại:

Sau khi các nhà thuốc thực hiện quy định “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP”, điều thay đổi rõ nét nhất là hình ảnh các nhà thuốc GPP khang trang, sạch đẹp, đảm bảo điều kiện mua, bán và bảo quản thuốc đúng quy định.

Các nhà thuốc GPP đã nắm bắt và thực hiện được các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định GPP. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của các nhà thuốc GPP thì việc duy trì và tuân thủ một số điều kiện, tiêu chuẩn GPP của các nhà thuốc gặp những khó khăn nhất định. Chính vì vậy, khi Sở Y tế hoặc phòng Y tế tiến hành thanh, kiểm tra tại các nhà thuốc vẫn còn tồn tại những lỗi vi phạm về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động chuyên môn. Để việc thực hiện GPP đạt kết quả tốt thì cần phải có sự nỗ lực từ cả hai phía nhà quản lý và nhà thuốc, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về việc chăm sóc sức khỏe ban đầu.

63

Chương 4. BÀN LUẬN

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” ra đời từ năm 2007, vì vậy, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 là giai đoạn đầu các nhà thuốc tiếp cận với GPP nên còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Trong giai đoạn này, các nhà thuốc có tâm lý lo ngại tiếp cận với quy định mới. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, số lượng các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP không ngừng tăng lên, đến hết năm 2011, thành phố Hà Nội cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận GPP cho các nhà thuốc.

Công tác thanh, kiểm tra được thực hiện nhằm đưa các hoạt động y tế vào nền nếp, đồng thời hướng dẫn, thuyết phục mọi người có trách nhiệm nắm vững luật lệ - quy chế tránh sai phạm … để không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân [5].

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận huyện mới của thành phố hà nội giai đoạn 2010 đến 2012 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)