Ảnh hưởng của hở van ba lá nặng xuất hiện sau phẫu thuật đố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả các phương pháp sửa van ba lá trong phẫu thuật bệnh van hai lá (FULL TEXT) (Trang 134)

dự hậu của bệnh nhân

Ngay từ năm 1991, một nghiên cứu của Groves trên bệnh nhân đã phẫu thuật thay van hai lá có và không có hở van ba lá nặng đã cho thấy so

với những người không có hở van ba lá nặng, nhưng người có hở van ba lá

nặng có thời gian gắng sức trên thảm lăn, mức tiêu thụ oxy tối đa và ngưỡng yếm khí thấp hơn có ý nghĩa [67].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng các bệnh nhân có hở

van ba lá nặng sau phẫu thuật van hai lá có tác động bất lợi đối với tình trạng cải thiện chức năng (suy tim theo phân độ NYHA). Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị hở van ba lá nặng có tỷ lệ suy tim theo phân độ NYHA và suy tim phải cao hơn so với bệnh nhân không bị hở van ba lá nặng sau phẫu thuật van hai lá.

Chúng tôi nhận thấy rằng, hở van ba lá nặng với những ảnh hưởng

huyết động bất lợi của nó là nguyên nhân đưa đến tình trạng suy giảm tình

trạng chức năng của bệnh nhân. Ở người có hở van ba lá, dòng máu từ các

tĩnh mạch chủ đổ về nhĩ phải trong kỳ tâm thu giảm và trong những trường

hợp hở nặng dòng máu đổi chiều đi từ thất phải vào nhĩ phải và vào các tĩnh

mạch chủ. Dòng máu ngược chiều này có thể kéo dài suốt thời kỳ tâm thu, khi đó dòng máu từ tĩnh mạch chủ về nhĩ phải chỉ còn trong phần đầu của kỳ

tâm trương [64]. Đôi khi lưu lượng trào ngược gần bằng với lưu lượng đổ

đầy thất phải. Hậu quả là cung lượng tim giảm và không thể đáp được nhu cầu của bệnh nhân khi gắng sức. Hở van ba lá nặng cơ năng một mặt là hậu quả của giãn thất phải nhưng mặt khác hở van ba lá nặng lại khiến cho thất phải ngày càng giãn. Khi thất phải giãn nhiều, nhất là trong điều kiện áp lực

này cũng hạn chế khả năng gắng sức của người bệnh. Điều trị bằng lợi tiểu giúp làm giảm các triệu chứng sung huyết hệ thống nhưng không cải thiện

được khả năng gắng sức của bệnh nhân.

Xét về ảnh hưởng của hở van ba lá nặng trên tử vong, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tử vong trễ rất thấp: chỉ có 2 bệnh nhân tử vong trong suốt thời gian theo dõi và nguyên nhân tử vong không do tim.

Theo báo cáo của Chan, hở van ba lá tăng nặng ở những bệnh nhân có

hở van ba lá trước phẫu thuật ≥ 2+(2/4) là một yếu tố nguy cơ của tăng tử

vong trễ (HR = 3,7, p=0,005) [40]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả

Chan tuổi bệnh nhân lớn tuổi hơn bệnh nhân trong nghiên cứu này (tuổi trung bình 63,5 ± 12,4) và bị tổn thương van hai lá do nhiều nguyên nhân khác nhau (có 34% bệnh nhân được phẫu thuật bắt cầu nối động mạch vành kèm theo). Izumi và cộng sự đã có báo cáo chi tiết về dự hậu của hở van ba lá nặng mới xuất hiện sau phẫu thuật thay van hoặc sửa van hai lá ở 208

người bệnh van tim hậu thấp: Trong số 30 bệnh nhân hở van ba lá nặng có

23 người được điều trị nội khoa và 7 người được phẫu thuật lại trên van ba

lá. Trong nhóm điều trị nội khoa, 3 bệnh nhân nặng (suy tim theo phân độ

NYHA IV) tử vong do suy đa cơ quan 3 – 7 năm sau khi được chẩn đoán hở

van ba lá nặng, còn trong nhóm phẫu thuật lại 2 trong số 4 bệnh nhân suy tim

theo phân độ NYHA IV tử vong, trong khi 3 bệnh nhân suy tim theo phân độ

NYHA II – III đều có hậu phẫu tốt [73].

Theo kinh nghiệm của Antunes và Barlow, các yếu tố tăng nguy cơ tử

vong và biến chứng khi phẫu thuật lại trên van ba lá gồm: suy tim theo phân

độ NYHA cao, triệu chứng suy tim phải nặng, phân suất tống máu thất phải thấp, áp lực và kháng lực mạch phổi cao và giãn thất phải nhiều [25].

Không có bệnh nhân nào trong nghiên cứu này ở lần tái khám gần nhất

có suy tim theo phân độ NYHA IV hoặc có triệu chứng suy tim phải nặng

không được kiểm soát bằng điều trị nội khoa. Chúng tôi cho rằng điều này

góp phần quan trọng khiến cho tử vong trễ trong nghiên cứu thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả các phương pháp sửa van ba lá trong phẫu thuật bệnh van hai lá (FULL TEXT) (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)