Những yếu tố tiên lượng đến kết quả lâu dài của phẫu thuật van ba lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả các phương pháp sửa van ba lá trong phẫu thuật bệnh van hai lá (FULL TEXT) (Trang 106)

hở van ba lá trên 2+, đường kính vòng van ba lá dãn (trên 35 mm), đường

kính thất phải dãn (trên 25 mm) và áp lực động mạch phổi tâm thu nặng (trên

55 mmHg). Trong đó, yếu tố rung nhĩ được ghi nhận với chỉ số OR = 1,81,

nghĩa là những bệnh nhân được chỉ định tạo hình van ba lá có đặt vòng van

có tỷ lệ bị rung nhĩ cao 1,81 lần so với những bệnh nhân được chỉ định tạo hình van ba lá không đặt vòng van. Tương tự, các yếu tố khác: hở van ba lá thực thể (OR=4,81); mức độ hở van ba lá trên 2+ (OR=3,37); đường kính vòng van ba lá dãn trên 35 mm (OR= 4,01), đường kính thất phải dãn trên 25 mm (OR=1,07) và áp lực động mạnh phổi nặng tâm thu (OR=1,01).

3.9. Những yếu tố tiên lượng đến kết quả lâu dài của phẫu thuật van ba lá

Kết quả phẫu thuật van ba lá về lâu dài tốt khi không có các triệu chứng bệnh nặng tái diễn như hở van ba lá (trên 2+), tăng tình trạng suy tim

theo NYHA trên II và tăng áp lực động mạch phổi tâm thu (trên 55 mmHg).

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lâu dài của phẫu thuật giữa 2 nhóm bệnh nhân: nhóm tạo hình van ba lá đặt vòng van và nhóm tạo hình không đặt vòng van được xác định theo tiêu chí có làm tăng nguy cơ xuất hiện một trong bất kỳ ba triệu chứng trên hay không, thông qua tỉ số nguy cơ HR

(Harzard Ratio) từ mô hình nguy cơ tương xứng Cox theo phân tầng kỹ thuật can thiệp van ba lá.

Bảng 3.26: Chỉ số nguy cơ HR xuất hiện triệu chứng nặng

Yếu tốảnh hưởng Nguy cơ xuất hiện triệu chứng nặng HR (95%CI, giá trị p)

Giới tính - nữ 1,01 (p=0,88)

Rung nhĩ 1,75 (1,35 – 1,95, p<0,001) Hở van ba lá thực thể 1,95 (1,5 – 2,54, p<0,001)

Suy tim theo phân độ NYHA ban

đầu (≥ NYHA II) 1,14 (p=0,39)

Độ hở van ba lá ban đầu (>2+) 1,6 (1,3 – 1,85, p=0,02) Áp lực ĐMP tâm thu ban đầu

(trên 55 mmHg) 1,35 (1,04 – 1,55, p=0,01)

Qua bảng 3.26, chúng tôi ghi nhận được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lâu dài của phẫu thuật thông qua tỉ số nguy cơ HR, chẳng hạn như ở

bệnh nhân có áp lực động mạnh phổi tâm thu ban đầu nặng (trên 55 mmHg) thì HR=1,35 (1,95-2,65, p<0,001), nghĩa là, khả năng xuất hiện một trong ba triệu chứng của nhóm bệnh nhân được phẫu thuật không đặt vòng van là 1,35 lần so với nhóm bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình van ba lá có đặt vòng van, với khoảng tin cậy là 1,04 – 1,55 và sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê với p=0,01.

Như vậy qua bảng 3.26, chúng tôi ghi nhận được các yếu tố có ảnh

hưởng đến kết quả lâu dài của phương pháp phẫu thuật sửa van ba lá đồng

thời trong phẫu thuật van hai lá bao gồm:

- Bệnh nhân bị rung nhĩ trước phẫu thuật.

- Thương tổn của van ba lá ban đầu là hở van ba lá thực thể.

- Mức độ hở van ba lá trước phẫu thuật (trên 2+).

Chương 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả các phương pháp sửa van ba lá trong phẫu thuật bệnh van hai lá (FULL TEXT) (Trang 106)