0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của đậut ương thí nghiệm vụ xuân

Một phần của tài liệu KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG MỚI TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN (Trang 34 -34 )

tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Thực vật là một cơ thể sống, chúng có các chức năng sinh lý riêng biệt như: quang hợp, hô hấp, sự vận chuyển và phân bố các chất… kết quả tổng hợp của các chức năng sinh lý trên đã làm cho cây trồng lớn lên, ra hoa, kết quả, già và chết. Những biểu hiện do kết quả hoạt động tổng hợp đó gọi là sính trưởng và phát triển của cây trồng, trong đó:

Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô và toàn bộ cây. Kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích và sinh khối của chúng.

- Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây, dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng.

30

Trong thực tế hai quá trình này xen kẽ nhau và khó tách bạch do đó người ta chia chu kỳ sống của thực vật thành 2 giai đoạn: sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng và sinh trưởng, phát triển thực. Trong đó giai đoạn thứ

nahats hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng (thân, lá, rễ) chiếm ưu thế, giai

đoạn thứ 2 là sự phát triển và phân hóa của các cơ quan sinh sản, cơ quan dự

trữ chiếm ưu thế. Thời gian sinh trưởng của các giống cây trồng là tổng hợp số ngày của các quá trình sinh trưởng và phát triển (sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực). Thời gian sinh trưởng phụ thuộc và nhiều yếu tố

như giống và điều kiện ngoại cảnh. Chính vì vậy các giống khác nhau thời gian sinh trưởng sẽ khác nhau, cùng một giống gieo trồng trong những điều kiện ngoại cảnh khác nhau cũng có thời gian sinh trưởng không giống nhau. Tuy nhiên trong thí nghiệm của tôi, sự tác động của điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc là như nhau, do đó thời gian sinh trưởng chủ yếu do giống quy định. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng được tính từ khi gieo

đến khi chín thu hoạch va được chia thành nhiều giai đoạn. Xác định các giai

đoạn sinh trưởng của cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăm sóc và tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của 6 giống đậu tương thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.2.

31

Bảng 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của đậu tương thí nghiệm vụ xuân 2014 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

ĐVT: ngày TT Tên giống Thời gian từ gieo đến TGST Mọc Phân cành Ra hoa Chắc xanh 1 DT84 (đ/c) 6 38 55 98 120 2 ĐT22 7 38 56 98 119 3 D30 7 37 55 99 119 4 ĐT51 6 37 56 98 120 5 ĐT29 7 39 57 100 121 6 ĐT26 6 38 56 99 121

Một phần của tài liệu KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG MỚI TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN (Trang 34 -34 )

×