Thời kỳ ra hoa, tạo quả là thời kỳ quan trọng trong chu kỳ sống của cây
đậu tương, ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất cây trồng. Hoa đậu tương thuộc loại hoa lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Hoa thường mọc từ đốt thứ 4
đến đốt thứ 8 trở lên, hoa mọc thành chùm (thường 2-5 hoa) ở nách lá, hoa thường nở vào buổi sáng. Hoa nở sớm hay muộn tùy đặc điểm của giống, thời vụ gieo trồng, thường thì 3-4 tuần sau mọc. Hoa đậu tương nở nhiều nhưng tỷ
lệ đậu quả lại thấp, hoa và quả thường rụng nhiều nhất khoảng 1-7 ngày sau khi ra hoa. Nguyên nhân là do giống và điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho quá trình ra hoa tạo quả như: nhiệt độ cao, thời tiết hanh, khô, mưa nhiều… tuy nhiên đậu tương có đặc tính ra hoa kéo dài và chia thành nhiều
đợt, đây là đặc điểm có lợi cho đậu tương khi ra hoa gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi làm rụng hoa, các đợt ra hoa bổ sung vẫn có thể đậu quả, tránh mất mùa trắng. Nhưng hoa nở trong đợt đầu có tỷ lệđậu quả cao hơn, tỷ
lệ lép thấp hơn so với các đợt hoa rải rác sau này.
Khác với cây trồng khác, khi cây đang sinh trưởng sinh thực thì sinh trưởng dinh dưỡng vẫn tiếp tục diễn ra. Vì vậy trong thời kỳ này cây thường bị khủng hoảng về sinh dưỡng và rất mẫn cảm với các điều kiện thời tiết bất thuận như: gió lớn, mưa to… do đó trong thời kỳ này cần đáp ứng đầy đủ
phân bón và nước để cây vừa ra hoa, vừa phát triển thân, cành, lá được thuận lợi.
35
Song song với quá trình ra hoa thì quá trình hình thành quả cũng đồng thời diễn ra. Giữa giai đoạn ra hoa và hình thành quả không có ranh giới rõ ràng, thường trên cây đậu tương có đồng thời cả nụ, hoa và quả, thậm chí ở
cùng đốt hoa. Tính từ lúc hoa nở thì khoảng 5-7 ngày sau quả hình thành. Ban
đầu quả và hạt lớn chậm, chỉ tới khi hoa tắt tốc độ lớn của quả mới tăng nhanh, tốc độ tích lũy vật chất khô của hạt tăng dần cho đến khi hạt chắc. Tìm hiểu và nghiên cứu thời kỳ ra hoa của đậu tương có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng thích ứng của giống, làm cơ sở bố trí cây trồng hợp lý trong từng thời vụ và từng vùng sinh thái khác nhau. Qua nghiên cứu cho thấy: thời gian đậu tương ra hoa rộ cũng là lúc chiều cao cây và hoạt động của nốt sần tăng mạnh. Đây là giai đoạn quyết dịnh số hoa nở và số quả chắc/cây, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng.
Đậu tương là cây trồng ngắn ngày điển hình, các giống khác nhau yêu cầu độ dài ngày nhất định để ra hoa kết quả. Cây sẽ ra hoa kết quả khi có độ
dài ngày nơi trồng ngắn ngày hơn trị số giới hạn của giống. Qua nghiên cứu của Cte Panova Lefet (1971) cho thấy: trong thời kỳ cây con (khi cây 1-2 lá thật), đậu tương mẫn cảm nhất là ánh sáng ngày ngắn và giảm dần ở giai đoạn nụ và giai đoạn ra hoa. Đậu tương ra hoa thích hợp ở nhiệt độ 22-250C, ẩm độ
70-80%. Thời tiết, khí hậu vào tháng 4 năm 2014 ở Thái Nguyên khá thuận lợi cho quá trình ra hoa của các giống đậu tương thí nghiệm (nhiệt độ trung bình là 22,90C, ẩm độ 82%), song lượng mưa lại tương đối cao (135,4) lại là
điều bất lợi cho quá trình ra hoa của các giống đậu tương thí nghiệm.
Quan bảng 4.2 cho thấy: Các giống đậu tương thí nghiệm có thời gian gieo đến ra hoa dao động từ 38-46 ngày. Giống DT84 (đ/c) và giống D30 ra hoa sớm nhất thí nghiệm là 55 ngày sau gieo. Ba giống DDT22, ĐT51 và
36
ngày sau gieo). Giống DDT29 có thời gian từ gieo đến ra hoa dài hơn đối chứng là 2 ngày