ĐH Nông lâm Thái Nguyên
Đậu tương thuộc loại cây thân thảo, hàm lượng đạm trong lá đậu tương tương đối cao nên là đối tượng phá hoại của nhiều loại sâu bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt. Mặt khác nước ta có khí hật nhiệt đới, nóng và ẩm nên rất thuận lợi cho sâu phát triển. Theo thống kê của FAO, nếu cố định được các yếu tố khác thì riêng sâu, bệnh có thể làm giảm 25% năng suất đậu tương. Sâu hại có thể gây hại cho đến tất cả các bộ phận của cây như:
- Sâu hại lá: sâu xanh, cuốn lá, bọ nhảy… - Sâu hại thân: sâu đục thân bọ nhảy… - Sâu hại quả và hạt đậu tương: sâu đục thân
- Sâu hại các bộ phận dưới mặt đất: ruồi hại nốt sần ở đậu tương, bọ
cánh cứng…
Sâu có thể phá hoại ở bất kỳ giai đoạn nào nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất là khi sâu phá hoại lá và quảở giữa và cuối vụ. Trong các thời vụ trồng đậu tương, vụ xuân sâu phá hoại nhiều nhất, do đặc điểm khí hậu tương đối thích hợp cho sâu phát sinh và phát triển. Bằng thuốc hóa học có thể hạn chếđược sâu hại, nhưng thực tế cho thấy rằng việc sử dụng mạnh thuốc hóa học gây ra nhiều hậu quả (giá thành nông sản tăng, ô nhiễm môi trường…). Trương hợp đó phương pháp sử dụng giống kháng mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Khi sử dụng giống kháng, mức thiệt hại do sâu bệnh gây ra thấp hơn so với giống nhiễm, góp phần làm tăng năng suất, lại không gây ô
43
nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất, góp phần đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Khả năng chống chịu sâu bệnh có liên quan đến đặc điểm di truyền giống, các đặc trưng, đặc tính như: biểu bì lá, tập tính nở hoa, thành phần hóa học của dịch bào trong các bộ phận của cây… có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển sâu hại. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định sức đề kháng của nhiều loại sâu hại đậu tương. Lông đậu tương có tác dụng chống bọ nhảy, gây khó khăn cho việc đẻ trứng và ăn hại của sâu… Ngoài ra tính chống chịu sâu bệnh của đậu tương cũng chịu ảnh hưởng củ yếu tố ngoại cảnh, chủ yếu là nhiệt độ,
ẩm độ. Vì vậy trong công tác nghiên cứu có thể dựa trên các đặc trưng, đặc tính nói trên đểđánh giá cây có tính chống chịu sâu bệnh khỏe hay kém, mục
đích chọn tạo ra những giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt. Trong điều kiện thời tiết ở Thái Nguyên vụ xuân 2014 sâu hại đậu tương chủ
yếu là sâu cuốn lá, sâu đục thân và sâu đục quả. Ngoài ra còn có một số loại sâu khác (sâu xanh, ban miêu… tuy nhiên mức độ gây hại không nghiêm trọng. Kết quả điều tra, theo dõi tình hình sâu bệnh hại đậu tương được thể
hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tình hình sâu bệnh của đậu tương thí nghiệm vụ xuân năm 2014 tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên
TT1 Giống Sâu cuốn lá (con/m2) Sâu đục quả (% quả bị hại) Khả năng chống đổ (điểm 1 - 5) 1 DT84 (đ/c) 12,27 1,95 1 2 ĐT22 11,50 1,54 1 3 D30 15,01 2,55 1 4 ĐT51 13,22 3,86 1 5 ĐT29 18,70 6,86 2 6 ĐT26 13,33 2,33 2
44
Sâu cuốn lá (Lamprosema Indicata Fabricius): Sâu trưởng thành có màu xám, trứng màu hồng được đẻ rải rấc trên cây. Sâu non có màu xanh nhạt, màu nâu, sâu non nhả tơ cuốn hau mép lá lại với nhau hoặc đính 2-3 lá lại với nhau rồi nằm im trong đó ăn lá. Chúng ở thành tổ, mỗi tổ có khoảng 2- 10 con, sâu cuốn lá xuất hiện từ giai đoạn đậu tương phân cành đến hoa hình thành quả. Qua số liệu bảng 4.6 cho thấy: mật độ sâu cuốn lá ở các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ 12,27- 18,70con/m2. Trong đó giống ĐT22 có mật độ sâu cuốn lá thấp nhất thí nghiệm là 11,50 con/m2 thấp hơn so với đối chứng 0,77 con/m2. Giống ĐT29 có mật độ sâu cuốn lá cao nhất thí nghiệm (18,70 con/m2), cao hơn so với đối chứng 6,43 con/m2. Ba giống D30, ĐT51 và ĐT26 có mật độ sâu là 15,01 con/m2 , 13,22 con/m2,và 13,33 con/m2 cao hơn đối chứng 2,74 con/m2, 0,95 con/m2 ,và 1,06 con/m2.
Sâu đục quả (Etiella Zincknella Treitscheke): đây là loại sâu gây hại và có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất và phẩm chất hại ở đậu tương, đặc biệt ở thời kỳ hình thành quả cho đến lúc thu hoạch. Sâu trưởng thành có mầu nâu, sâu non có màu vàng đậm hoặc màu đỏ. Khi nở sâu nhả tơ, rệt kén, nằm trong kén thò đầu ra đục quả. Sau đó sâu bỏ kén chui vào trong quả đục hết quả này đến quả khác. Qua số liệu bảng 4.6 cho thấy: tỷ lệ quả bị sâu hại ở tất cả các giống đậu tương dao động từ 1,95-6,86%. Giống đối chứng bị sâu hại nhẹ so với các giống đậu tương thí nghiệm (1,95% quả bị hại). Giống ĐT29 bị sâu hại nặng nhất, tỷ lệ số quả bị hại là 6,86%, cao hơn giống đối chứng 4,91%. Giống ĐT22 có tỷ lệ sâu hại nhẹ nhất là 1,54%, thấp hơn giống đối chứng 0,41%.
Với điều kiện thời tiết mưa nhiều, độảm đất và ẩm độ không khí cao ở
vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên, nhìn chung tất cả các giống đậu tương thí nghiệm đều bị sâu phá hại, do vậy làm ảnh hưởng đến năng suất. Trong thí
45
nghiệm ba giống ĐT22, D30 và ĐT26có khả năng chống chịu sâu khá hơn các giống khác. Ba giống còn lại bị sâu phá hoại mạnh hơn.