Khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cơ thể thực vật và các điều kiện ngoại cảnh hay còn gọi là nhân tố sinh thái như: ánh sáng, nhiệt độ, nước dinh dưỡng… là một khối thống nhất. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ngoài phụ thuộc vào giống (kiểu gen) cong phụ thuộc lớn vào điều kiện ngoại cảnh. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây và cuối cung là ảnh hưởng đến năng suất sau này. Do đó có thẻ nói, năng suất cây trồng là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường, nó phản ánh sự thích ghi của giống với điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra điều kiện ngoại cảnh còn ảnh hưởng đến sự phất sinh, phát triển của sâu bệnh, tác động xấu đến năng suất sau này.
Đậu tương là cây trồng có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây trồng chịu rét tốt. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, đậu tương yêu cầu tổng tích ôn từ 1888-27000C, lượng mưa 350-360 mm, ẩm độ 70-80%, cường độ ánh sáng vừa phải.. thì cây sẽ cho năng suất và phẩm chất tốt nhất. Tuy nhiên mỗi giai đoạn đồi hỏi một sốđiều kiện ngoại cảnh nhất định. Do đó nắm vững diễn biến của thời tiết, khí hậu và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, phát triển của đậu tương khi nghiên cứu không thể thiếu. Qua đó đánh giá được khả năng chống chịu của cây, đông thời giúp chúng bố trí thời vụ
sao cho đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt, tạo ra năng suất cao và phẩm chất hạt tốt.
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc,
28
mưa thường kéo dài, mùa đông đến sớm cùng với nhiệt độ thấp. Diễn biến thới tiết, khí hậu tại Thái Nguyên trong vụ xuân 2014 được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên Chỉ tiêu Tháng T0TB (0C) A0TB (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng 3 19,4 79 85,9 96 4 24,7 89 139,3 13 5 28,4 91 152,2 62 6 28,9 82 164,6 85
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, 2014)
Qua bảng 4.1. cho thấy:
Tháng 3 độẩm và lượng mưa cao (85,7 mm), đủđiều kiện thích hợp để
hạt nảy mầm nên chúng tôi đã tiến hành gieo đậu tương thí nghiệm ngày 25
tháng 3 năm 2014.
Thực tế nhiệt độ tháng 3 và tháng 4 tương đối thích hợp cho quá trình sinh trưởng (dao động từ 19,4-24,70C). Tuy nhiên độ ẩm và lượng mưa trong
2 tháng này khá cao. Tháng 3 ẩm độ là 79%, lượng mưa 85,9mm. Mưa nhiều
ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho sâu xám phát sinh và gây hại. Váo tháng 4 cây đang ở thời kỳ ra hoa, thời kỳ này tương đối quan trọng đối với việc tạo năng suất của đậu tương. Đậu tương ở thời kỳ ra hoa đồng thời thân, cành, lá vẫn tiếp tục sinh trưởng rất mạnh nên đây được coi là thời kỳ khủng hoảng của đậu tương cả về dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh. Bất kỳ tác động nào không thuận lợi của thời tiết đều ảnh hưởng đến năng suất sau này. Đặc biệt trong thời kỳ này cây rất nhạy cảm với bất lợi về nước, phần lớn sự biến đổi về năng suất là do biến động về lượng nước cho cây trồng thời kỳ ra hoa, tạo quả. Sự thiếu nước trong giai đoạn này dẫn đến rụng hoa, rụng quả, làm giảm
29
kích thước hạt. Trong tháng 4 nhiệt độ, ẩm độ tương đối thuận lợi cho quá trình ra hoa, tạo quả và phát triển thân lá (tổng lượng mưa/tháng là 139,3mm). Trong tháng 5, đậu tương bước vào giai đoạn chắc xanh, lúc này lượng vật chất khô tích lũy về hạt tăng nên quá trình quang hợp tăng. Số liệu bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ 28,40C tương đối tốt cho cây phát triển trong giai đoạn này tuy nhiên với lượng mưa 152,2 mm, cao hơn so với các tháng trước là yếu tố không thuận lợi cho quá trình quang hợp của đậu tương, lá đậu tương bị
rụng nhiều. Tháng 6 đậu tương bước vào thời kỳ thu hoạch, lúc này nhiệt độ
tương đối thích hợp cho quá trình chín của đậu tương (28,90C), tuy nhiên lượng mưa khá cao hơn so với tất cả các tháng trước (164,6mm) là điều kiện không thuận lợi cho quá trình chính và thu hoạch đậu tương.
Nhìn chung vụ xuân 2014 điều kiện thời tiết khá bất thuận cho sự sinh trưởng và phát triển cho cây đậu tương. Đây cũng là nguyên nhân làm cho năng suất đậu tương vụ xuân 2014 giảm năng suất hơn nhiều cùng thời vụ các năm trước.