tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên
Tính chống chịu sâu bệnh được đánh giá theo thang điểm của Trung tâm nghiên cứu Rau-Đậu Châu Á. Được theo dõi, đo đếm ở 3 lần nhắc lại sau
đó lấy số trung bình. - Sâu cuốn lá (con/m2):
Phương pháp điều tra: theo dõi từ khi sâu xuất hiện. Đếm toàn bộ số
sâu/ô thí nghiệm sau đó lấy tổng số sâu/ô thí nghiệm đã đếm được ở bên trên chia cho số diện tích ô thí nghiệm ta được số con/m2.
- Sâu đục thân (% cây bị hại): tiến hành đếm toàn bộ số cây bị sâu hại trên một ô thí nghiệm. Ta có.
25
% cây bị hại = Ka x 100 Kb
Trong đó: Ka: số cây bị hại/ô Kb: tổng số cây/ô
- Sâu đục quả (% số quả bị hại): tiến hành đếm số quả bị sâu hại ở 5 mẫu/ô (tức 15 cây/công thức, làm vào lúc thu hoạch). Ta có:
% quả bị sâu = KKq x 100% t Trong đó: Kq: số quả bị hại của 5 cây mẫu Kt: tổng số quả của 5 cây mẫu 3.4.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của đậu tương thí nghiệm
được đo đếm ở từng lần nhắc lại rồi lấy trung bình (làm vào lúc thoạch). - Tổng số cây thực thu/ô: đếm số cây thực tế lúc thu hoạch của từng ô. - Số quả chắc/cây: lấy 10 cây mẫu/ô, đếm số quả chắc của 10 cây mẫu/ô.
- Số hạt chắc/quả: lấy 10 cây mẫu/ô, đếm số quả chắc của 10 cây mẫu/ô. sau đó chia cho tổng số quả/10 cây mẫu:
- Khối lượng 1000 hạt (M1000):
Cách xác định: hạt phơi khô, loại bỏ những hạt sâu bệnh, dàn đều hạt,
đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt. Đem cân hạt ta được khối lượng M1, M2 (giả sử
M1>M2). Lấy mẫu lớn trừ mẫu nhỏ rồi so với khối lượng trung bình của 2 mẫu (M1+M2/2). Kết quả chấp nhận khi: % % 100 2 1− × ≤ tb M M M (nếu kế quả này >5% thì phải làm lại) Khi đó ta có: M1000hạt = M1+M2
26
NSLT = Số quả chắc/cây x hạt chắc/quả x M1000hạt x mật độ cây/m2
(tạ/ha) 10.000
- Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha):
Thu hoạch toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm, phơi khô đập lấy hạt, loại bỏ những hạt sâu, cân toàn bộ khối lượng hạt của từng ô (có tính bù những cây phân tích). Sau đó quy ra tạ/ha.
3.4.2. Xử lý số liệu
- Số liệu đo đếm về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu được xác định ở 3 lần nhắc lại, sau đó được tính theo trung bình số học thông thường.
- Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và các chỉ tiêu sinh lý, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết được xử lý số liệu trên máy tính
27
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu tại Thái Nguyên
Khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cơ thể thực vật và các điều kiện ngoại cảnh hay còn gọi là nhân tố sinh thái như: ánh sáng, nhiệt độ, nước dinh dưỡng… là một khối thống nhất. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ngoài phụ thuộc vào giống (kiểu gen) cong phụ thuộc lớn vào điều kiện ngoại cảnh. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây và cuối cung là ảnh hưởng đến năng suất sau này. Do đó có thẻ nói, năng suất cây trồng là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường, nó phản ánh sự thích ghi của giống với điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra điều kiện ngoại cảnh còn ảnh hưởng đến sự phất sinh, phát triển của sâu bệnh, tác động xấu đến năng suất sau này.
Đậu tương là cây trồng có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây trồng chịu rét tốt. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, đậu tương yêu cầu tổng tích ôn từ 1888-27000C, lượng mưa 350-360 mm, ẩm độ 70-80%, cường độ ánh sáng vừa phải.. thì cây sẽ cho năng suất và phẩm chất tốt nhất. Tuy nhiên mỗi giai đoạn đồi hỏi một sốđiều kiện ngoại cảnh nhất định. Do đó nắm vững diễn biến của thời tiết, khí hậu và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, phát triển của đậu tương khi nghiên cứu không thể thiếu. Qua đó đánh giá được khả năng chống chịu của cây, đông thời giúp chúng bố trí thời vụ
sao cho đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt, tạo ra năng suất cao và phẩm chất hạt tốt.
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc,
28
mưa thường kéo dài, mùa đông đến sớm cùng với nhiệt độ thấp. Diễn biến thới tiết, khí hậu tại Thái Nguyên trong vụ xuân 2014 được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên Chỉ tiêu Tháng T0TB (0C) A0TB (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng 3 19,4 79 85,9 96 4 24,7 89 139,3 13 5 28,4 91 152,2 62 6 28,9 82 164,6 85
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, 2014)
Qua bảng 4.1. cho thấy:
Tháng 3 độẩm và lượng mưa cao (85,7 mm), đủđiều kiện thích hợp để
hạt nảy mầm nên chúng tôi đã tiến hành gieo đậu tương thí nghiệm ngày 25
tháng 3 năm 2014.
Thực tế nhiệt độ tháng 3 và tháng 4 tương đối thích hợp cho quá trình sinh trưởng (dao động từ 19,4-24,70C). Tuy nhiên độ ẩm và lượng mưa trong
2 tháng này khá cao. Tháng 3 ẩm độ là 79%, lượng mưa 85,9mm. Mưa nhiều
ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho sâu xám phát sinh và gây hại. Váo tháng 4 cây đang ở thời kỳ ra hoa, thời kỳ này tương đối quan trọng đối với việc tạo năng suất của đậu tương. Đậu tương ở thời kỳ ra hoa đồng thời thân, cành, lá vẫn tiếp tục sinh trưởng rất mạnh nên đây được coi là thời kỳ khủng hoảng của đậu tương cả về dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh. Bất kỳ tác động nào không thuận lợi của thời tiết đều ảnh hưởng đến năng suất sau này. Đặc biệt trong thời kỳ này cây rất nhạy cảm với bất lợi về nước, phần lớn sự biến đổi về năng suất là do biến động về lượng nước cho cây trồng thời kỳ ra hoa, tạo quả. Sự thiếu nước trong giai đoạn này dẫn đến rụng hoa, rụng quả, làm giảm
29
kích thước hạt. Trong tháng 4 nhiệt độ, ẩm độ tương đối thuận lợi cho quá trình ra hoa, tạo quả và phát triển thân lá (tổng lượng mưa/tháng là 139,3mm). Trong tháng 5, đậu tương bước vào giai đoạn chắc xanh, lúc này lượng vật chất khô tích lũy về hạt tăng nên quá trình quang hợp tăng. Số liệu bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ 28,40C tương đối tốt cho cây phát triển trong giai đoạn này tuy nhiên với lượng mưa 152,2 mm, cao hơn so với các tháng trước là yếu tố không thuận lợi cho quá trình quang hợp của đậu tương, lá đậu tương bị
rụng nhiều. Tháng 6 đậu tương bước vào thời kỳ thu hoạch, lúc này nhiệt độ
tương đối thích hợp cho quá trình chín của đậu tương (28,90C), tuy nhiên lượng mưa khá cao hơn so với tất cả các tháng trước (164,6mm) là điều kiện không thuận lợi cho quá trình chính và thu hoạch đậu tương.
Nhìn chung vụ xuân 2014 điều kiện thời tiết khá bất thuận cho sự sinh trưởng và phát triển cho cây đậu tương. Đây cũng là nguyên nhân làm cho năng suất đậu tương vụ xuân 2014 giảm năng suất hơn nhiều cùng thời vụ các năm trước.
4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của đậu tương thí nghiệm vụ xuân 2014 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Thực vật là một cơ thể sống, chúng có các chức năng sinh lý riêng biệt như: quang hợp, hô hấp, sự vận chuyển và phân bố các chất… kết quả tổng hợp của các chức năng sinh lý trên đã làm cho cây trồng lớn lên, ra hoa, kết quả, già và chết. Những biểu hiện do kết quả hoạt động tổng hợp đó gọi là sính trưởng và phát triển của cây trồng, trong đó:
Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô và toàn bộ cây. Kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích và sinh khối của chúng.
- Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây, dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng.
30
Trong thực tế hai quá trình này xen kẽ nhau và khó tách bạch do đó người ta chia chu kỳ sống của thực vật thành 2 giai đoạn: sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng và sinh trưởng, phát triển thực. Trong đó giai đoạn thứ
nahats hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng (thân, lá, rễ) chiếm ưu thế, giai
đoạn thứ 2 là sự phát triển và phân hóa của các cơ quan sinh sản, cơ quan dự
trữ chiếm ưu thế. Thời gian sinh trưởng của các giống cây trồng là tổng hợp số ngày của các quá trình sinh trưởng và phát triển (sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực). Thời gian sinh trưởng phụ thuộc và nhiều yếu tố
như giống và điều kiện ngoại cảnh. Chính vì vậy các giống khác nhau thời gian sinh trưởng sẽ khác nhau, cùng một giống gieo trồng trong những điều kiện ngoại cảnh khác nhau cũng có thời gian sinh trưởng không giống nhau. Tuy nhiên trong thí nghiệm của tôi, sự tác động của điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc là như nhau, do đó thời gian sinh trưởng chủ yếu do giống quy định. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng được tính từ khi gieo
đến khi chín thu hoạch va được chia thành nhiều giai đoạn. Xác định các giai
đoạn sinh trưởng của cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăm sóc và tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của 6 giống đậu tương thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.2.
31
Bảng 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của đậu tương thí nghiệm vụ xuân 2014 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
ĐVT: ngày TT Tên giống Thời gian từ gieo đến TGST Mọc Phân cành Ra hoa Chắc xanh 1 DT84 (đ/c) 6 38 55 98 120 2 ĐT22 7 38 56 98 119 3 D30 7 37 55 99 119 4 ĐT51 6 37 56 98 120 5 ĐT29 7 39 57 100 121 6 ĐT26 6 38 56 99 121
4.2.1. Thời gian từ gieo đến mọc
Thời gian này phụ thuộc chủ yếu vào phẩm chất hạt giống và điều kiện ngoại cảnh. Trong đó tỷ lệ nảy mầm của hạt giống là một chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá chất lượng hạt giống. Hạt đậu tương chứu nhiều protein và lipit, trong quá trình nảy mầm, trải qua hàng loạt các biến đổi sâu sắc dưới ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện môi trường để chuyển hóa các chất dự trữ
thành cấu tạo của cây con. Các quá trình chủ yếu của sự nảy mầm bao gồm: - Sức hút nước của hạt:
- Hoạt động của các men phân giải và các hoạt động sinh lý của quá trình nảy mầm.
- Sự nảy mầm của hạt giống
Nảy mầm là thời kỳ đầu tiên hạt giống chuyển từ giai đoạn tiềm sinh sang trạng thái sống. Trước gieo ẩm độ hạt giống thấp (<12%), khi gieo hạt hút đủ lượng nước trên 50% khối lượng hạt, trong điều kiện nhiệt độ từ 18-
32
220C, đủ oxy thì hạt giống sữ nảy sinh ra các biến đổi sinh lý, dưới tác động của các men như proteaza, amylaza… các chất dự trữ ở dạng phức tạp sẽ
chuyển sang dạng đơn giản để cug cấp dinh dưỡng nuôi phôi và cơ thể mới. Quá trình nảy mầm diễn ra như sau: khi hút nước hạt trương lê, mầm phôi
được phát động sinh trưởng, sau đó mầm mọc lên khỏi mặt đất, 2 lá tử diệp xòe ngang. Thời kỳ này cây non sinh trưởng chủ yếu phụ thuộc và năng lượng dự trữ trong phôi hạt, hoạt động quang hợp của lá mầm tuy có nhưng rất yếu, cây con chỉ có khả năng hút nước, khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ đất kém. Sau khi nảy mầm cây con có sức đề kháng, chịu rét, chịu hạn khá. Như vậy hạt hút nước nhiều hay ít là do chất lượng bên trong của hạt. Hạt đậu tương chứa nhiều protein nên hút nước nhiều hơn so với các hạt tinh bột khác.
Trong giai đoạn này các yếu tố tác động mang tính chất quyết định là giống và điều kiện môi trường. Các giống khác nhau, phẩm chất hạt giống tốt hay kém quyết định thời gian nảy mầm dài hay ngắn. Giống tốt có sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm cao là cơ sở để tăng năng suất vì quần thể có độ đồng
đều cao. Trong giai đoạn đầu kể từ khi gieo hạt, hạt đậu tương hút nước nhiều, nhiệt độ thích hợp để nảy mầm là nhiệt độ 180C, độ ẩm đất 60-65%,
đất tơi xốp, giàu oxy. Ở điều kiện T0=15-200C sau khoảng 5-7 ngày hạt mọc, nếu T0=100C hạt kéo dài thời gian mọc đến 10-15 ngày, nếu nhiệt độ T0>300 mầm mọc nhanh nhưng cây con yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Do
đó trong giai đoạn này cần tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm tốt, nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng bằng các biện pháp như: chọn giống có phẩm chất tốt, tạo điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho hạt nảy mầm (gieo trồng đúng thời vụ, làm đất thông thoáng…). Thí nghiệm được tiến hành vào tháng 3, khi gieo hạt, nhiệt độ trung bình là 20,60C khá thích hợp cho nảy mầm. Tuy nhiên với ẩm độ là 90%, lượng mưa 85,7mm làm cho độ ẩm đất quá cao, đất bị dí,
33
chặt, thiếu oxy lại là điều gây bất lợi cho quá trình nảy mầm của các giống
đậu tương trong thí nghiệm.
Qua số liệu bảng 4.2 cho thấy: giai đoạn từ gieo đến mọc của các giống
đậu tương thí nghiệm dao động nhẹ từ 6-7 ngày, đây là cơ sở đảm bảo độ
chính xác các thí nghiệm sau này. Các giống D30, ĐT29, ĐT22 có cùng thời
gian mọc là 7 ngày sau gieo, chậm hơn so với giống đối chứng 1 ngày. Hai giống ĐT51 và giống DDT26 có thời gian mọc cùng ngày với giống đối chứng (6 ngày sau gieo).
4.2.2. Thời gian gieo đến phân cành
Đậu tương phân cành bất đầu từ khi cây có lá kép. Đây là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của cây nhằm hoàn thiện các bộ phận và là tiền đề chuẩn bị cho giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của cây trong giai đoạn này chậm, chỉ khi cây bắt đầu ra hoa thì thân cành mới phát triển nhanh. Trong khi bộ rễ phát triển nhanh về cả chiều sâu lẫn chiều ngang. Do sự xâm nhập của vi khuẩn nốt sần Rhizobium japobicum vào rễ (khoảng 10-15 ngày sau khi cây mọc – cây có lá kép) nốt sần lúc này đang hình thành và phát triển, quá trình cốđịnh đạm bắt đầu diễn ra.
Cũng trong giai đoạn này còn diễn ra sự phân hóa mầm hoa, tích lũy vật chất khô cần thiết cho quá trình tạo quả. Trong thời kỳ chuẩn bị ra nụ thì tốc độ sinh trưởng tăng nhanh, cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật như: làm cỏ kết hợp với xới đất nhẹ, nhằm tạo độ thông thoáng cho đất. Nhiệt đột thích hợp cho cây đậu tương trong giai đoạn này là 22-270C, ẩm độ đất 70-80%, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ là diều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh. Điều kiện khí hậu ở Thái Nguyên tháng 4 (nhiệt độ là 22,90C, ẩm độ
82%) rất thích hợp cho sự phát triển của thân, cành, lá cũng như khả năng phân cành ở các giống đậu tương thí nghiệm.
34
Qua bảng 4.2 cho thấy: các giống đậu tương thí nghiệm có thời gian từ