Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu luận văn tài chính doanh nghiệp Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân (Trang 47)

a. Phân tích khả năng thanh toán.

Công ty đã thực hiện phân tích khả năng thanh toán của mình, một mặt để quản lý khả năng thanh toán của công ty, một mặt là để cung cấp cho các đối tác, nhà cung cấp, ngân hàng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng khi giao dịch. Sau khi tính toán ra bảng số liệu các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, bộ phận phân tích đã thực hiện phân tích như sau:

Bảng 2.4. Bảng nhóm các tỷ số về khả năng thanh toán của Công ty

Đơn vị: lần

STT Khả năng thanh toán ngắn hạn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Hệ số thanh toán hiện thời 1,19 1,19 1,11

2 Hệ số thanh toán nhanh 0,33 0,33 0,40

3 Hệ số thanh toán tức thời 0,04 0,04 0,03

(Nguồn: Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân)

Hệ số thanh toán hiện hành trong 3 năm đều lớn hơn 1, năm 2011, hệ số này có giảm nhẹ xuống còn 1.11. Như vậy, công ty vẫn đảm bảo khá năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thì vẫn ở mức thấp và thay đổi không đáng kể qua các năm. Điều này là do Công ty có lượng hàng tồn kho và khoản phải thu của khách hàng lớn, thể hiện ở chỗ năm 2009 tỷ lệ hàng tồn kho trong TSNH là 72.66%, năm 2010 là 72.57% và năm 2011 là 63,33%, năm 2011 tỷ trọng hàng tồn kho trong TSNH của công ty khá cao.

Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2011 tăng mạnh so với 2 năm trước đó, năm 2011 là 10,654 triệu đồng, năm 2010 chỉ có 1,723 triệu đồng. Mặc dù lượng tiền mặt năm 2011 tăng so với năm 2010, song hệ số thanh toán tức thời vẫn giảm, điều này là do trong năm 2011 nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so với lượng tiền mặt tại công ty.

Nhìn chung, công ty đảm bảo được khả năng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Song khả năng thanh toán vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho và các

khoản phải thu của khác hàng, công ty cần điều chỉnh sao cho tỷ trọng hàng tồn kho trong TSNH của công ty giảm xuống để nâng cao khả năng thanh toán của công ty hoặc công ty phải nâng cao chất lượng hàng tồn kho.

b. Phân tích khả năng hoạt động

Để đánh giá về khả năng hoạt động, Công ty tiến hành phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động trong bảng dưới đây:

Bảng 2.5 : Bảng nhóm tỷ số về khả năng hoạt động của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Vòng quay tổng tài sản 1,58 1,71 1,25

2. Vòng quay tiền 82,06 187,75 129,33

3.Vòng quay của TSCĐ 4,39 4,86 4,01

4. Vòng quay các khoản phải thu 10,49 10,95 6,08

5. Vòng quay hàng tồn kho 3,28 3,38 2,41

6. Vòng quay vốn lưu động 1,75 2,03 1,80

7. Kỳ thu tiền bình quân( 1 năm có 365 ngày )

34,78 33,34 59,99

8. Vòng quay khoản phải trả 11,90 10,31 5,10

(Nguồn: Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân) Vòng quay tổng tài sản của công ty qua 3 năm đều thấp. Năm 2009 vòng quay tổng tài sản là 1,58, năm 2010 là 1,71, năm 2011 giảm xuống còn 1,25. Như vậy, một đồng tài sản chỉ mang về hơn 1 đồng doanh thu. Công ty nên tăng cường hiệu quả sử dụng tổng tài sản hơn nữa.

Vòng quay tiền năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, năm 2011 có giảm một chút so với năm 2010 nhưng vẫn khá cao so với năm 2009. Điều này do công ty đã có chiến lược quản lý tiền khá tốt. Vòng quay tiền càng cao thì chứng tỏ công ty quay vòng tiền nhanh, không để tiền ứ đọng. Vì nếu dự trữ nhiều tiền thì sẽ mất chí phí cơ hội và các chi phí bảo quản khác.

Vòng quay TSCĐ năm 2010 và năm 2011 tăng so với năm 2009, và ở mức tương đối cao. Tuy nhiên hệ số này trong năm 2011 lại giảm so với năm 2010. Như trên đã phân tích thì TSCĐ chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản ít hơn so với tài sản ngắn hạn. Mà tài sản cố định của công ty chủ yếu là máy móc, thiết bị và một số bất động sản... Trong năm 2011 một đồng đầu tư vào tài sản cố định tạo ra được hơn

4,01 đồng doanh thu, giảm so với năm 2010. Điều này là do cả doanh thu và TSCĐ năm 2011 đều giảm nhưng doanh thu giảm nhanh hơn TSCĐ. Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản cố định có dấu hiệu giảm do doanh thu giảm, trong thời gian tới công ty cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hơn nữa.

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay khoản phải thu của công ty là không ổn định qua 3 năm. Năm 2009 vòng quay khoản phải thu là 10,49 vòng, năm 2010 tăng lên là 10,95 vòng, tuy nhiên năm 2011 lại giảm xuống chỉ còn 6,08 vòng. Có sự giảm sút trong năm 2011 là do: Các khoản phải thu tăng 35.400 triệu đồng (từ 113.857 triệu đồng lên 149.258 triệu đồng), trong khi đó doanh thu lại giảm 95.909 triệu đồng (từ 896.298 triệu đồng xuống còn 800.389 triệu đồng). Do tình hình kinh tế năm 2011 rất khó khăn, công ty buộc phải thực hiện chính sách tín dụng thương mại nới lỏng hơn so với năm 2010 để góp phần thúc đẩy doanh thu bán hàng, tuy mức doanh thu có giảm nhưng so với tình hình chung năm 2011 thì đây là một kết quả có thể chấp nhận được. Trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa đối với các khoản phải thu, vì để khách hàng chiếm dụng vốn lâu và nhiều có thể ảnh hưởng đến các kế hoạch kinh doanh của công ty.

Vòng quay hàng tồn kho của công ty cũng không ổn định. Năm 2009 tỷ số này là 3,28, năm 2010 tăng lên là 3,38, nhưng năm 2011 lại giảm xuống còn 2,41. Mặc dù hàng tồn kho năm 2011 giảm so với năm 2010, nhưng vẫn chiếm tỷ 43,84% trong tổng tài sản, đồng thời giá vốn hàng bán năm 2011 giảm nhanh hơn so với năm 2010 dẫn đến vòng quay hàng tồn kho giảm. Giá vốn hàng bán giảm là do sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2011 giảm so với năm 2010, dẫn đến giá vốn hàng bán giảm, doanh thu cũng giảm. Qua đây cho thấy với quy mô hiện tại,

công ty đang có nhiều hàng tồn kho, công ty cần có biện pháp điều chỉnh tỷ trọng hàng tồn kho giảm xuống để tăng tỷ số vòng quay hàng tồn kho lên. Công ty cũng cần xem xét đến chính sách sản xuất, nó liên quan đến nguyên vật liệu tồn kho và chính sách tiêu thụ hàng hóa vì nó liên quan đến thành phẩm tồn kho. Công ty cần có những chính sách hợp lý để quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả nhất.

Vòng quay vốn lưu động ròng cũng có quy luật giống như vòng quay khoản phải thu. Năm 2011 tỷ số này giảm hẳn so với năm 2010, công ty cần có những biện pháp để tăng tỷ số này lên.

Vòng quay khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Trong 3 năm vòng quay khoản phải trả giảm dần, năm 2009 là 11,9 vòng, năm 2010 là 10,31 vòng, năm 2011 giảm xuống còn 5,1 vòng. Có sự giảm sút trong năm 2011 là do doanh thu giảm trong khi các khoản phải trả lại tăng cao. Điều này chứng tỏ Công ty chiếm dụng nhiều vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Do công ty làm ăn có uy tín nên được sự tín nhiệm của các nhà cung cấp. Việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp Công ty giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Tuy nhiên các khoản phải trả lớn mà công ty không quản lý tốt có thể dẫn đến những rủi ro về thanh toán làm ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.

Nhìn chung khả năng hoạt động của công ty không ổn định. Năm 2010, khả năng hoạt động của công ty tăng mạnh so với năm 2009, nhưng sang năm 2011 thì lại giảm do khó khăn của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng. Tuy nhiên với những kết quả mà công ty đạt được có thể nói là tương đối. Song công ty cũng cần có những biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng các loại tài sản, tăng hiệu quả quản lý hàng tồn kho... để đạt hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn.

c. Phân tích khả năng cân đối vốn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Hệ số nợ 75.72% 81.51% 79.79%

2. Hệ số tự tài trợ 24.28% 18.49% 20.21%

3. Tỷ số TSNH/ Tổng TS 58.80% 68.61% 69.22%

4. Tỷ số TSCĐ/ Tổng TS 41.20% 31.39% 30.78%

(Nguồn: Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân) Theo những tính toán trên đây, bộ phận phân tích đã phân tích như sau:

Công ty có hệ số nợ tương đối cao, năm 2011 hệ số nợ của Công ty là 79.79%. Đối với một Công ty trong thi công hạ tầng và kinh doanh thép thương mại đòi hỏi số vốn lớn nên việc vay vốn để đầu tư sản xuất là cần thiết. Công ty duy trì một tỷ lệ nợ vay ở mức khá cao trong 3 năm. Với mức tỷ lệ này, công ty khó có thê huy động thêm nợ vay vì vậy công ty nên điều chỉnh mức nợ vay cho phù hợp. Thêm vào đó, năm 2011, lãi suất tín dụng tăng cao, việc sử dụng nhiều nợ sẽ làm tăng chi phí lãi vay của doanh nghiệp, sang năm 2012 lãi suất đã giảm với hệ số nợ của công ty vẫn ở mức cao, khi cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty sẽ khó có thể vay thêm nợ.

Hệ số tự tài trợ của Công ty ở mức thấp, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính là thấp. Công ty cần kết hợp một tỷ lệ hợp lý giữa nợ vay và VCSH để vừa tận dụng được đòn bẩy tài chính, vừa đảm bảo được an toàn về tài chính.

Tỷ số TSNH/ Tổng tài sản và tỷ số TSCĐ/Tổng tài sản của công ty cho thấy công ty đầu tư vào TSNH nhiều hơn là TSCĐ. Kết cấu này là phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty.

d. Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 2.7. Bảng nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.Tỷ suất lợi nhuận biên gộp 5,97% 7,03% 9,30%

2.Tỷ suất lợi nhuận biên sau thuế(ROS) 2,63% 1,48% 1,48% 3. Suất sinh lời trên tài sản (ROA) 2,70% 2,06% 1,85% 4. Suất sinh lời trên VCSH (ROE) 11,13% 11,16% 9,14%

(Nguồn: Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân)

Trên cơ sở tính toán nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời, bộ phận phân tích công ty đã đưa ra những nhận xét sau:

Tỷ số lợi nhuận biên gộp tăng dần qua các năm, năm 2009 là 5,97%, năm 2010 là 7,03%, năm 2011 tăng lên 9,3%. Năm 2011 doanh thu giảm nhưng giá vốn hàng bán giảm nhiều hơn nên tỷ số lợi nhuận biên gộp tăng. Mặc dù giá vốn hàng bán giảm nhưng do các chi phí tài chính và chi phí khác tăng nên tỷ số lợi nhuận biên sau thuế năm 2011 không tăng so với năm 2010 và giảm so với năm 2009. Để cải thiện tỷ số lợi nhuận biên sau thuế, Công ty nên có những biện pháp hạ thấp chi phí và tăng doanh thu trong thời gian tới.

ROA của Công ty giảm dần qua các năm. Năm 2009 ROA là 2,70%, năm 2010 là 2,06%, năm 2011 ROA giảm xuống còn 1,85%. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư của năm 2010 giảm so với năm 2009, năm 2011 giảm so với năm 2010. Trong năm 2011, trong 100 đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra 1.85 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do doanh thu năm 2011 giảm so với năm 2010 (giảm từ 896.298 triệu đồng xuống 800.389 triệu đồng), đồng thời các khoản chi phí lại tăng nhanh, đặc biệt là chi phí tài chính, một phần là do chi phí lãi vay trong năm 2011 tăng mạnh.

ROE của công ty năm 2009 là 11,13%, năm 2010 là 11,16%, năm 2012 giảm xuống còn 9,14%. Có sự giảm sút này là do năm 2011, vốn chủ sở hữu gia tăng nhưng doanh thu lại giảm.

Trong môi trường kinh tế vĩ mô trong năm 2011 không thuận lợi, lạm phát, lãi suất tăng nhanh, giá cả các yếu tố đầu vào tăng. Công ty duy trì được các tỷ suất lợi nhuận như trên là tương đối tốt. Nhìn chung, năm 2011 các tỷ số về khả năng sinh lời có giảm so với năm 2009 và năm 2010, để gia tăng các tỷ số này trong thời gian tới, công ty cần có các biện pháp thúc đẩy tăng doanh thu và cắt giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận của công ty.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính doanh nghiệp Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân (Trang 47)