1.3.1. Nhân tố chủ quan
- Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính
Phân tích tài chính đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có nhận thức
DFL = % ▲EAT % ▲EBIT = % ▲EPS % ▲EBIT = % ▲EBIT % ▲EBIT – I DTL = % ▲EPS % ▲Doanh thu
đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động này. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính thì ở đó công tác phân tích tài chính sẽ được chú trọng và thực hiện một cách triệt để và hoạt động phân tích tài chính sẽ thực sự có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp chú trọng đến công tác phân tích tài chính thì kết quả của
hoạt động này sẽ hữu ích, góp phần giúp ban lãnh đạo có được những quyết định tài chính quan trọng cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu ban lãnh đạo của doanh nghiệp chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính thì ở đó sẽ thiếu sự chỉ đạo và phân tích tài chính sẽ không được thực hiện hoặc nếu có được thực hiện thì kết quả của hoạt động phân tích tài chính có thể không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Như vậy sự quan tâm của lãnh đạo doanh ngiệp cũng sẽ ảnh hượng đến chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động phân tích tài chính.
- Chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác phân tích tài chính. Nếu nguồn thông tin sử dụng để phân tích không chính xác thì kết quả phân tích sẽ sai lệch với tình hình thực tế và kết quả phân tích không có ý nghĩa.
Thông tin ở đây bao gồm thông tin bên trong và thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Công tác kế toán kiểm toán mang lại những thông tin thiết yếu nhất phục vụ cho quá trình phân tích. Công tác kế toán, kiểm toán không đảm bảo tính trung thực và hợp lý sẽ làm cho việc phân tích tài chính thiếu chính xác. Thông tin không chính xác thì rất có thể người phân tích sẽ không đánh giá đúng được tình hình tài chính doanh nghiệp, hoặc có thể xác định sai vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh tế, từ đó có thể dẫn đến những quyết định tài chính sai lầm.
- Trình độ và đạo đức của người phân tích
Thông qua quá trình thực hiện phân tích tài chính, người phân tích sẽ những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của những xu hướng và những rủi ro về tài chính của doanh nghiệp.
Nếu việc phân tích tài chính được thực hiện bởi một người có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững quy trình phân tích, có khả năng đánh giá, phân tích,
tổng hợp thì sẽ tác động tích cực đến công tác phân tích tài chính. Họ sẽ đưa ra được những kết quả phân tích chính xác, những nhận xét và những giải pháp tài chính đúng đắn cho doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu trình độ chuyên môn của người phân tích bị hạn chế, không nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc thì có thể dẫn đến việc phân tích không đạt kết quả tốt, đưa ra nhưng đánh giá thiếu tin cậy ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Mặt khác, nếu người phân tích tài chính có trình độ chuyên môn vững vàng nhưng lại thiếu tư cách đạo đức, cố tình làm sai lệch các thông tin và kết quả của hoạt động phân tích tài chính thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Lựa chọn phương pháp phân tích
Mỗi phương pháp phân tích tài chính đều có những ưu và nhược điểm riêng. Khi phân tích tài chính nếu áp dụng các phương pháp một cách linh hoạt và hiệu quả sẽ kết hợp các ưu điểm và làm giảm nhược điểm của các phương pháp, mang lại kết quả phân tích chính xác và toàn diện. Nếu như chỉ áp dụng một phương pháp phân tích nào đó nó sẽ không phản ánh hết các khía cạnh của vấn đề.
1.3.2. Nhân tố khách quan
1.3.2.1. Hệ số chỉ tiêu trung bình ngành
Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích thường so sánh các chỉ tiêu của công ty với các công ty khác cũng ngành hoặc là so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích, từ đó sẽ biết được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
1.3.2.2. Hệ thống pháp lý
Doanh nghiệp được hình thành và hoạt động dựa trên hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đó là các chính sách về thuế, về kế toán, thống kê… ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính doanh nghiệp. Các chính sách này được các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, tính sát thực của công tác phân tích với pháp luật của nhà
nước. Ngoài ra các chính sách đó còn có tính định hướng là động lực cho việc phân tích tài chính.
Hệ thống pháp lý có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến công tác phân tích tài chính. Khuyến khích hay hạn chế tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà phân tích .
Ngược lại, hệ thống pháp lý thiếu chặt chẽ, không thống nhất có tác động tiêu cực đến hoạt động phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Chế độ kế toán lỏng lẻo, không rõ ràng, tiếp cận thông tin bị hạn chế gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thu thập thông tin, thông tin không đầy đủ không phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời cũng gây khó khăn cho phân tích tài chính. Nếu các quy định về quản lý tài chính không hợp lý sẽ dẫn đến việc thực hiện phân tích tài chính không được thực hiện nghiêm túc, công tác phân tích kém hiệu quả.
1.3.2.3. Nhân tố công nghệ
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các phần mềm máy tính ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào công tác phân tích tài chính. Với các phần mềm máy tính và các phương tiện công nghệ hỗ trợ giúp cho các phương pháp cũng như các công thức phân tích có phức tạp đến đâu thì cũng có thể tính toán dễ dàng hơn. Đấy chính là tác động của công nghệ giúp đến công tác phân tích tài chính.
Với một công nghệ hoàn chỉnh thì việc đạt được kết quả như mong muốn trong việc phân tích tài chính là dễ dàng. Một công nghệ phân tích tài chính hoàn chỉnh phải được thiết lập từ trên xuống và thực hiện một cách có hệ thống .
Do vậy, nếu doanh nghiệp thiếu sự đầu tư trang thiết bị, công nghệ thông tin hiện đại khiến cho quá trình thu thập đến phân ticchs và xử lý số liệu tiến hành đều thủ công có thể ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ của hoạt động phân tích tài chính.
CHƯƠNG II
CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG THIÊN ÂN
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tiền thân của Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân là Công ty TNHH Thiên Ân được thành lập ngày 20/12/2001 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2502000053, đến năm 2006 Công ty TNHH Thiên Ân được chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102007734 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 04/8/2006, đăng ký thay đổi lần 09 ngày 19/09/2011.(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ số: 0103013408). Đến năm 2011 Công ty mở thêm một chi nhánh tại địa chỉ: 89 đường D3 Văn Thành Bắc, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty hoạt động chủ yếu trên hai lĩnh vực chính là: xây dựng hạ tầng và kinh doanh thương mại thép không gỉ và thép xây dựng. Công ty có trụ sở chính tại 907 - Đường Giải Phóng - Phường Giáp Bát - Quận Hoàng Mai - Hà Nội. Số vốn điều lệ hiện tại của công ty là 90.000.000.000 VNĐ.
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty:
• Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cầu cống hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng
• Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
• Giám sát công trình xây dựng : Lắp đặt thiết bị công trình, lắp đặt thiết bị công nghiệp, xây dựng hoàn thành công trình dân dụng, công nghiệp.
• Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành công nghiệp, dân dụng, xây dựng, giao thông vận tải.
• Sản xuất, mua bán, gia công cơ khí.
• Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp) Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần: Có đại hội đồng cổ đông, chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, ban Giám sát. Ngoài ra, Công ty còn có sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài đến từ Trung Quốc, Pháp, Philipin, Đức trong ban cố vấn của Công ty.
- Để hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra hiệu quả Công ty bao gồm các phòng ban như sau: Phòng hành chính tổng hợp, phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng dự án, phòng cơ giới, phòng xuất nhập khẩu và phòng vật tư thiết bị.
- Để thực hiện các công trình xây dựng Công ty còn có 06 xí nghiệp xây dựng và xưởng bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị.
2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
xác định theo đuổi 02 mảng kinh doanh chính là xây dựng hạ tầng và kinh doanh thép không gỉ, thép xây dựng.
- Với phương châm “Chất lượng – Tiến độ - Giá cả được quý khách hàng chấp nhận”. Trong lĩnh vực thi công công trình xây dựng Công ty luôn giữ uy tín với chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công và an toàn lao động trong thi công.
- Chính sách bán hàng (đối với mảng thương mại): Công ty không ngừng mở rộng kênh phân phối trong cả tỉnh thành trên cả nước, đồng thời Công ty cũng lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị , thúc đấy quảng cáo, tiếp thị, có chính sách ưu đãi tốt đối với khách hàng thường xuyên, mở rộng kinh doanh mặt hàng thép không gỉ, Bentonite, thép đen sang các khách hàng không thường xuyên giao dịch với Công ty.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Công ty chủ yếu tập trung là xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh thép thương mại bao gồm thép đen xây dựng và thép không gỉ
Mảng xây dựng.
Các công trình mà Công ty đều là những công trình có giá trị lớn, nằm trong lĩnh vực Công ty đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện, chủ đầu tư đều là những đơn vị có uy tín và tiềm lực.
Mảng kinh doanh thương mại:
Công ty tiếp tục đẩy mạnh mở rộng kênh phân phối ra các tỉnh thành trên khắp cả nước, phát triển khách hàng mới đồng thời duy trì quan hệ giao dịch với các khách hàng truyền thống như:
+ Công ty cổ phần Cơ điện và xây dựng Việt Nam + Công ty vật tư công nghiệp Quốc Phòng
+ Công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp Huy Hoàng + Công ty cổ phần tổng hợp Toàn Thắng
+ Công ty TNHH Inox Đại Phát + Công ty TNHH Tân Mỹ
+ Công ty TNHH SX TM Đại Dương...
Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại, trong địa bàn Hà Nội có rất nhiều đơn vị có quy mô hoạt động lĩnh vực xây dựng như Công ty xây dựng Sông Đà, Công ty cổ phần xây dựng LICOGI, Công ty xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh…Tuy nhiên Công ty dưới sự chỉ đạo có đội ngũ lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm, cùng những nền tảng mà Công ty đã tạo dựng, mặt khác Công ty đã tạo ra một lợi thế nhất định so với Công ty khác trong mảng thi công phần ngầm. Công ty đã tạo dựng được uy tín cũng như vị thế nhất định trong lĩnh vực thi công hạ tầng.
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân
Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc phân tích tài chính. Tại Công ty Cổ phần hạ tầng Thiên Ân, công tác phân tích tài chính được thực hiện từ đầu năm 2007. Trong thời gian đầu, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của công việc này nên phân tích tài chính tại Công ty còn rất đơn giản và chưa được chú ý, nội dung phân tích còn sơ sài. Gần đây, lãnh đạo công ty đã quan tâm nhiều hơn dến việc phân tích tài chính công ty. Công việc phân tích tài chính tại công ty được thực hiện như sau:
2.2.1. Về tổ chức công tác phân tích tài chính
Hiện tại, công ty vẫn chưa có phòng tài chính riêng biệt, công tác phân tích tài chính vẫn do phòng tài chính kế toán thực hiện.
Hàng năm nhân viên phòng kế toán tài chính dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng thực hiện phân tích tài chính thông qua các báo cáo tài chính được lập ra trên cơ sở thu thập, xử lý chính xác, kịp thời các thông tin kế toán. Từ đó tính toán, so sánh, rút ra nhận xét về các chỉ tiêu tài chính nhằm giúp giám đốc nắm được các thông tin về tình hình tài chính của công ty. Đồng thời đề xuất các giải pháp để khắc phục. Mặt khác, ban giám đốc đã quan tâm đến hoạt động phân tích tài chính tại công ty thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc phòng thống kê kế toán tài chính thực hiện phân tích
tài chính.
2.2.2. Về thông tin phân tích
Nguồn thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính công ty chủ yếu là từ các báo cáo tài chính, và các tài liệu có liên quan đến phân tích tài chính công ty.
a) Các thông tin nội bộ
Phòng Tài chính kế toán của Công ty thực hiện thu thập, xử lý các báo cáo tài chính của các xí nghiệp gửi lên. Cuối kỳ, máy tính sẽ tự tổng hợp và kết chuyển để đưa ra được các báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính
Công ty vẫn chưa tổng hợp báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nên trong quá trình phân tích, công ty chưa phân tích báo cáo này.
Ngoài các báo cáo tài chính, khi phân tích, bộ phận phân tích còn sử dụng các thông tin khác trong nội bộ doanh nghiệp như: Chiến lược kinh doanh, chính sách với các cổ đông….
b) Thông tin bên ngoài doanh nghiệp
Bên cạnh những thông tin nội bộ trong công ty, công ty cũng quan tâm đến các thông bên ngoài như: Tình hình chính trị, kinh tế thế giới, chính sách, pháp luật các chủ trương của Đảng và Nhà nước, thông tin về đối thủ cạnh tranh và đối tác mà có tác động đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó phục vụ phân tích tài chính.
2.2.3. Về phương pháp phân tích
Khi phân tích tài chính công ty, bộ phận phân tích đã sử dụng phương pháp phân tích hệ số và phương pháp so sánh, để từ đó có những nhận xét, đánh giá về sự biến động các chỉ tiêu theo chiều ngang lẫn chiều dọc, bộ phận so với tổng thể, những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định sản xuất.