Khái quát về Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân

Một phần của tài liệu luận văn tài chính doanh nghiệp Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân (Trang 33)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Tiền thân của Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân là Công ty TNHH Thiên Ân được thành lập ngày 20/12/2001 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2502000053, đến năm 2006 Công ty TNHH Thiên Ân được chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102007734 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 04/8/2006, đăng ký thay đổi lần 09 ngày 19/09/2011.(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ số: 0103013408). Đến năm 2011 Công ty mở thêm một chi nhánh tại địa chỉ: 89 đường D3 Văn Thành Bắc, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty hoạt động chủ yếu trên hai lĩnh vực chính là: xây dựng hạ tầng và kinh doanh thương mại thép không gỉ và thép xây dựng. Công ty có trụ sở chính tại 907 - Đường Giải Phóng - Phường Giáp Bát - Quận Hoàng Mai - Hà Nội. Số vốn điều lệ hiện tại của công ty là 90.000.000.000 VNĐ.

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty:

• Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cầu cống hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng

• Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

• Giám sát công trình xây dựng : Lắp đặt thiết bị công trình, lắp đặt thiết bị công nghiệp, xây dựng hoàn thành công trình dân dụng, công nghiệp.

• Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành công nghiệp, dân dụng, xây dựng, giao thông vận tải.

• Sản xuất, mua bán, gia công cơ khí.

• Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp) Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần: Có đại hội đồng cổ đông, chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, ban Giám sát. Ngoài ra, Công ty còn có sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài đến từ Trung Quốc, Pháp, Philipin, Đức trong ban cố vấn của Công ty.

- Để hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra hiệu quả Công ty bao gồm các phòng ban như sau: Phòng hành chính tổng hợp, phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng dự án, phòng cơ giới, phòng xuất nhập khẩu và phòng vật tư thiết bị.

- Để thực hiện các công trình xây dựng Công ty còn có 06 xí nghiệp xây dựng và xưởng bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị.

2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

xác định theo đuổi 02 mảng kinh doanh chính là xây dựng hạ tầng và kinh doanh thép không gỉ, thép xây dựng.

- Với phương châm “Chất lượng – Tiến độ - Giá cả được quý khách hàng chấp nhận”. Trong lĩnh vực thi công công trình xây dựng Công ty luôn giữ uy tín với chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công và an toàn lao động trong thi công.

- Chính sách bán hàng (đối với mảng thương mại): Công ty không ngừng mở rộng kênh phân phối trong cả tỉnh thành trên cả nước, đồng thời Công ty cũng lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị , thúc đấy quảng cáo, tiếp thị, có chính sách ưu đãi tốt đối với khách hàng thường xuyên, mở rộng kinh doanh mặt hàng thép không gỉ, Bentonite, thép đen sang các khách hàng không thường xuyên giao dịch với Công ty.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Công ty chủ yếu tập trung là xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh thép thương mại bao gồm thép đen xây dựng và thép không gỉ

Mảng xây dựng.

Các công trình mà Công ty đều là những công trình có giá trị lớn, nằm trong lĩnh vực Công ty đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện, chủ đầu tư đều là những đơn vị có uy tín và tiềm lực.

Mảng kinh doanh thương mại:

Công ty tiếp tục đẩy mạnh mở rộng kênh phân phối ra các tỉnh thành trên khắp cả nước, phát triển khách hàng mới đồng thời duy trì quan hệ giao dịch với các khách hàng truyền thống như:

+ Công ty cổ phần Cơ điện và xây dựng Việt Nam + Công ty vật tư công nghiệp Quốc Phòng

+ Công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp Huy Hoàng + Công ty cổ phần tổng hợp Toàn Thắng

+ Công ty TNHH Inox Đại Phát + Công ty TNHH Tân Mỹ

+ Công ty TNHH SX TM Đại Dương...

Đối thủ cạnh tranh

Hiện tại, trong địa bàn Hà Nội có rất nhiều đơn vị có quy mô hoạt động lĩnh vực xây dựng như Công ty xây dựng Sông Đà, Công ty cổ phần xây dựng LICOGI, Công ty xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh…Tuy nhiên Công ty dưới sự chỉ đạo có đội ngũ lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm, cùng những nền tảng mà Công ty đã tạo dựng, mặt khác Công ty đã tạo ra một lợi thế nhất định so với Công ty khác trong mảng thi công phần ngầm. Công ty đã tạo dựng được uy tín cũng như vị thế nhất định trong lĩnh vực thi công hạ tầng.

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân

Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc phân tích tài chính. Tại Công ty Cổ phần hạ tầng Thiên Ân, công tác phân tích tài chính được thực hiện từ đầu năm 2007. Trong thời gian đầu, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của công việc này nên phân tích tài chính tại Công ty còn rất đơn giản và chưa được chú ý, nội dung phân tích còn sơ sài. Gần đây, lãnh đạo công ty đã quan tâm nhiều hơn dến việc phân tích tài chính công ty. Công việc phân tích tài chính tại công ty được thực hiện như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Về tổ chức công tác phân tích tài chính

Hiện tại, công ty vẫn chưa có phòng tài chính riêng biệt, công tác phân tích tài chính vẫn do phòng tài chính kế toán thực hiện.

Hàng năm nhân viên phòng kế toán tài chính dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng thực hiện phân tích tài chính thông qua các báo cáo tài chính được lập ra trên cơ sở thu thập, xử lý chính xác, kịp thời các thông tin kế toán. Từ đó tính toán, so sánh, rút ra nhận xét về các chỉ tiêu tài chính nhằm giúp giám đốc nắm được các thông tin về tình hình tài chính của công ty. Đồng thời đề xuất các giải pháp để khắc phục. Mặt khác, ban giám đốc đã quan tâm đến hoạt động phân tích tài chính tại công ty thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc phòng thống kê kế toán tài chính thực hiện phân tích

tài chính.

2.2.2. Về thông tin phân tích

Nguồn thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính công ty chủ yếu là từ các báo cáo tài chính, và các tài liệu có liên quan đến phân tích tài chính công ty.

a) Các thông tin nội bộ

Phòng Tài chính kế toán của Công ty thực hiện thu thập, xử lý các báo cáo tài chính của các xí nghiệp gửi lên. Cuối kỳ, máy tính sẽ tự tổng hợp và kết chuyển để đưa ra được các báo cáo tài chính bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính

Công ty vẫn chưa tổng hợp báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nên trong quá trình phân tích, công ty chưa phân tích báo cáo này.

Ngoài các báo cáo tài chính, khi phân tích, bộ phận phân tích còn sử dụng các thông tin khác trong nội bộ doanh nghiệp như: Chiến lược kinh doanh, chính sách với các cổ đông….

b) Thông tin bên ngoài doanh nghiệp

Bên cạnh những thông tin nội bộ trong công ty, công ty cũng quan tâm đến các thông bên ngoài như: Tình hình chính trị, kinh tế thế giới, chính sách, pháp luật các chủ trương của Đảng và Nhà nước, thông tin về đối thủ cạnh tranh và đối tác mà có tác động đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó phục vụ phân tích tài chính.

2.2.3. Về phương pháp phân tích

Khi phân tích tài chính công ty, bộ phận phân tích đã sử dụng phương pháp phân tích hệ số và phương pháp so sánh, để từ đó có những nhận xét, đánh giá về sự biến động các chỉ tiêu theo chiều ngang lẫn chiều dọc, bộ phận so với tổng thể, những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định sản xuất.

2.2.4. Về nội dung phân tích tình hình tài chính

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp người sử dụng thông tin nắm được tình hình tài chính của công ty, xem xét, đánh giá những nguyên nhân

và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng chú trọng đúng mức đối với công tác phân tích tài chính, và nội dung phân tích tài chính hiện nay ở phần lớn các doanh nghiệp vẫn còn sơ sài. Việc thực hiện phân tích tài chính tại công ty bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Phân tích diễn biến doanh thu, lợi nhuận

- Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty - Phân tích các nhóm chỉ số tài chính:

+ Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán + Nhóm chỉ số về khả năng hoạt động + Nhóm chỉ số về khả năng cân đối vốn + Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời

Bảng 2.1: Bảng phân tích tỷ trọng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011

Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng

Năm

2010/2009 2011/2010 Năm

1. Doanh thu thuần 416.762 100%

896.29 8 100% 800.389 100% 115% -11% 2. Giá vốn hàng bán 391.866 94,03% 833.327 92,97% 725.928 90,70% 113% -13% 3. Lợi nhuận gộp 24.896 5,97% 62.9 72 7,03% 74.461 9,30% 153% 18%

4. Doanh thu tài chính 829 0,20% 106 0,01% 343 0,04% -87% 224% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Chi phí tài chính 8.009 1,92% 33.028 3,68% 48.983 6,12% 312% 48%

6. Chi phí quản lý kinh doanh 3.098 0,74% 12.367 1.38% 9.988 1.25% 299% -19%

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 14.616 3,51% 17.683 1,97% 15.933 1,99% 21% -10%

8. Tổng Lợi nhuận trước thuế 14.616 3,51% 17.683 1,97% 15.833 1,98% 21% -10%

9. Chi phí thuế TNDN 3.654 0,88% 4.421 0,49% 3.958 0,49% 21% -10%

10. Lợi nhuận sau thuế 10.962.175 2630,32% 13.262.135 1479,66% 11.874.902 1483,64% 21% -10%

Dựa vào bảng số liệu trên, bộ phận phân tích đã đưa ra những nhận xét sau: Doanh thu năm 2010 tăng 479,536 triệu đồng so với năm 2009 tương đương tăng 115%, Năm 2011 doanh thu đã đạt 800,388 triệu đồng, giảm 12% so với năm 2010. Điều này do tình hình chung của nền kinh tế vĩ mô, ngành xây dựng chững lại nên doanh thu bán ra của công ty bị giảm.

Trong năm 2009 giá vốn hàng bán của Công ty ở mức 391,866 triệu đồng, chiếm 94.03% so với doanh thu, sang năm 2010 giá vốn hàng bán của Công ty tăng lên 833,327 triệu đồng chiếm 92.97% doanh thu, năm 2011 giá vốn hàng bán của Công ty ở mức 725,928 triệu đồng, chiếm 90,07% so với tổng doanh thu. Đối với doanh nghiệp về xây dựng thì giá vốn hàng bán ở mức trung bình 92.97% doanh thu là hoàn toàn hợp lý. Giá vốn hàng bán năm 2011 giảm 13% so với năm 2010, điều này là do doanh thu hàng bán giảm, một phần cũng là công ty đã cố gắng quản lý chặt chẽ các khoản chi phí làm cho giá vốn hàng bán giảm.

Về chi phí hoạt động, do đặc thù của ngành xây lắp không có chi phí bán hàng hoặc không đáng kể, chi phí hoạt động chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp, và chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2009-2011 tăng qua các năm cả về tỷ trọng và về số tuyệt đối. Chi phí này tăng là do tình hình lạm phát cao trong năm gần đây, giá cả các chi phí đều tăng. Về chi phí tài chính thì chi phí lãi vay chiếm chủ yếu. Chí phí tài chính trong những năm gần đây tăng nhanh trong 3 năm. Trong năm 2011, chi phí tài chính là 48.983 triệu bằng 6,12% doanh thu, tăng 48% so với năm 2010. Điều này là do trong năm 2011, lãi suất tăng cao, có thời điểm trần lãi suất tăng đến 16%, đã làm tăng lãi vay phải trả của doanh nghiệp.

Về lợi nhuận, trong ba năm công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đều có lãi, lợi nhuận năm 2009 là 10,962 triệu đồng, lợi nhuận năm 2010 là 13,262 triệu đồng tăng 2,3 triệu đồng tương đương tăng 21% so với năm 2009. Năm 2011 lợi nhuận của Công ty đạt 11,875 triệu đồng bằng 90% so với năm 2010. Lợi nhuận của công ty giảm là do doanh thu giảm trong khi chi phí tăng làm cho lợi nhuận năm 2011 giảm. Lợi nhuận của công ty năm 2011 giảm so với năm 2010, nhưng có thể đánh giá đây là một kết quả khả quan, vì trong năm 2011 là một năm rất khó khăn, đặc

biệt là đối với ngành xây dựng, nhưng công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt đạt được mức lợi nhuận khá cao.

2.2.4.2. Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn

Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn là việc phân tích khái quát tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định điều chính sách huy động vốn và sử dụng vốn cho phù hợp, đảm bảo cơ cấu vốn lành mạnh, hiệu quả.

Từ những số liệu trên bảng cân đối kế toán các năm từ năm 2009 đến năm 2011, bộ phận phân tích tài chính đã tính toán và đưa ra các bảng số liệu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn như sau:

TÀI SẢN Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng 2010/2009 Năm 2011/2010 Năm

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 238.578 58,80% 440.774 68,61% 445.053 69,22% 85% 1%

1. Tiền mặt 7.825 1,93% 1.723 0,27% 10.654 1,66% -78% 518%

2. Các khoản phải thu 49.901 12,30% 113.857 17,72% 149.258 23,22% 128% 31%

3. Hàng tồn kho 173.359 42,73% 319.856 49,79% 281.838 43,84% 85% -12%

4. Tài sản lưu động khác 7.492 1,85% 5.339 0,83% 3.303 0,51% -29% -38%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 167.143 41,20% 201.658 31,39% 197.857 30,78% 21% -2%

1. Tài sản cố định 167.143 41,20% 201.658 31,39% 197.857 30,78% 21% -2%

TỔNG TÀI SẢN 405.721 100,00% 642.433 100,00% 642.910 100,00% 58% 0%

Bảng 2.2. Bảng phân tích cơ cấu tài sản qua năm 2009, 2010, 2011 của Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân

Đơn vị: Triệu đồng

Cán bộ phân tích tài chính của công ty đã có những phân tích về cơ cấu tài sản của công ty trong ba năm qua như sau:

Về tài sản ngắn hạn:

Trong cả ba năm thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn, và tỷ trọng này thay đổi không đáng kể qua các năm. Sang năm 2011 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn có tăng lên một chút so với các năm trước đó.

Đặc thù của lĩnh vực thi công xây lắp là quy mô công nợ phải thu, hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản nên cơ cấu tài sản của công ty nghiêng về tài sản ngắn hạn, đều chiếm khoảng hơn 60% tổng tài sản giai đoạn 2009-2011, điều này là phù hợp bởi tài sản của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản tiền và tương đương tiền năm 2011 tăng 518% so với năm 2010. Điều này là do trong năm 2011 công ty thu được một lượng tiền từ lượng vốn chủ

Một phần của tài liệu luận văn tài chính doanh nghiệp Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân (Trang 33)