Phân tích ảnh hưởng của các đòn bẩy

Một phần của tài liệu luận văn tài chính doanh nghiệp Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân (Trang 28)

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với các rủi ro như rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Người ta có thể đo lường và phân tích các loại rủi ro này dựa trên các số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Để đo lường rủi ro kinh doanh hay rủi ro hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động. Độ lớn của đòn bẩy hoạt động (DOL) được xác định là thay đổi tính theo phần trong thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) trên thay đổi tính theo phần trăm trong doanh số. DOL được tính như sau:

Có thể xác định độ lớn đòn bẩy kinh

doanh theo công thức sau:

Trong đó: S: Doanh thu

TVC: Tổng chi phí hoạt động biến đổi FC: Tổng chi phí hoạt động cố định

Rủi ro tài chính là phần rủi to của chủ sở hữu sẽ phải gánh chịu ngoài phần rủi ro kinh doanh cơ bản do doanh nghiệp sử dụng vốn từ các khoản nợ vay. Rủi ro tài chính sẽ được đo lường bằng đòn bẩy tài chính (DFL). Đòn bẩy tài chính kế tục đòn bẩy kinh doanh, phản ánh những thay đổi của mức độ tiêu thụ ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Độ lớn của DFL là tỷ lệ %thay đổi của lợi nhuận sau thuế(EAT) hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu(EPS) khi có 1 tỷ lệ% thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT):

DOL = % ▲EBIT

% ▲Doanh thu

DOL = S-TVC

Trong đó I là chi phí lãi vay.

Từ công thức trên chúng ta thấy độ lớn đòn bẩy tài chính sẽ bằng 1 nếu doanh nghiệp không sử dụng các khoản vay nợ, khi đó EBIT tăng 100% thì EPS cũng tăng 100%. Như vậy 1 là giá trị tối thiểu của độ lớn đòn bẩy tài chính và khi đó không có rủi ro tài chính. Khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay thì độ lớn đòn bẩy tài chính càng cao và có nghĩa là mức độ rủi ro tài chính càng lớn.

Xét trên phương diện kế toán, rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính được kết hợp trong chỉ tiêu đòn bẩy tổng hợp. Đòn bẩy tổng hợp đo lường mức độ nhạy cảm thu nhập vốn cổ phần (EPS) khi doanh thu thay đổi 1%.

Việc phân tích đòn bẩy rất có ích trong việc xem xét ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh tới lợi nhuận của doanh nghiệp và lãi trên cổ phiểu. Tuy nhiên đòn bẩy là một con dao hai lưỡi nên các nhà quản lý phải sử dụng hợp lý để cân bằng mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính doanh nghiệp Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân (Trang 28)