4.3.2.1. Thuận lợi
- Địa hình, đất đai quy hoạch thuận lợi cho việc áp dụng máy móc thiết bị KT - CN vào sản xuất, góp phần giải phóng sức LĐ, giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập cho NN, đặc biệt cây lúa nƣớc và cây rau màu, cây ăn quả.
- Hệ thống thủy lợi cung cấp nguồn nƣớc dồi dào cho tƣới tiêu phát triển cây trồng và chăn nuôi.
- Hệ thống điện lƣới đa dạng, đảm bảo cho sinh hoạt và chăn nuôi.
- Hệ thống giao thông thuận lợi, giúp vận chuyển hàng hóa và giao lƣu hàng hóa với các vùng lân cận.
- Cơ sở hạ tầng (trƣờng học, y tế, công cộng, nhà văn hóa…) đƣợc xây dựng và phát triển.
- Hệ thống an ninh, vững mạnh.
- Gần chợ, gần các xƣởng sản xuất chế biến, nên việc thu mua sản phẩm NN và chăn nuôi đƣợc linh hoạt và đa dạng.
4.3.2.2. Khó khăn
- Đất gieo trồng ít, còn hạn chế, rất nhiều hộ phải thuê đất để SXNN với sản lƣợng chi trả cao. Giảm thu nhập NN.
- Khí hậu thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều, dẫn đến ngập úng, dịch bệnh bùng phát làm giảm hiệu quả kinh tế.
- Thiếu vốn: Tuy đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ vay vốn, nhƣng thủ tục rƣờm rà, ngƣời dân chƣa biết sử dụng hợp lý nguồn vốn vay làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn,ngƣời cần thì không đƣợc hộ trợ vốn.
- Sản xuất mang tính phong trào, tự phát, nhỏ lẻ, manh mún.
- Ngƣời dân không quan tâm đến việc tham gia tập huấn, nâng cao trình độ tay nghề, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
- Ngƣời dân còn bảo thủ khi trao đổi kinh nghiệm, không muốn chia sẻ.
- Phần lớn ngƣời dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu 1 cách bừa bãi, không hợp lý về liều lƣợng và chủng loại, không đúng thời gian là ảnh hƣởng tới năng xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi không hợp lý dẫn đến vật nuôi trong gia đình chậm phát triển.
- Ý thức ngƣời dân chƣa cao trong việc sử lý chất thải, vứt rác thải sinh hoạt, chất thải NN một cách bừa bãi.
- Các KCN thải các chất thải làm ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí và môi trƣờng sống. Ảnh hƣởng tới sức khỏe, cây trồng và vật nuôi.
- Ngƣời dân chƣa có ý thức quan tâm tới sức khỏe của mình.
4.3.2.3. Cơ hội
- Giảm nghèo bền vững là giải pháp quan trọng để phát triển KT - VH - XH, nó là vấn đề cấp bách cần đƣợc giải quyết, đƣợc địa phƣơng quan tâm và có các chính sách nhằm giảm nghèo bền vững.
- Thị trƣờng ngày càng rộng lớn, có các KCN tập chung thu hút lƣợng ngƣời tiêu dùng, nhu cầu đáp ứng lƣơng thực thực phẩm, tăng mạnh là điều kiện thuận lợi để ngƣời dân phát triển sản xuất.
- KH - CN phát triển mạnh, tạo điều kiện áp dụng cho việc tiếp cận và ứng dụng CN - SH, công nghệ chế biến, công ngệ thông tin vào phát triển, góp cho việc giảm nghèo có hiệu quả.
- Xã hội ngày càng phát triển, việc tiếp cận với các nguồn thông tin thị trƣờng, giá cả sản xuất… ngày càng đƣợc tiếp cận nhanh chóng tới ngƣời dân, thông qua TV, sách báo, đài phát thanh, internet, v.v...
- Đƣợc nhà nƣớc quan tâm, có cơ hội tiếp cận với các chính sách phúc lợi xã hội. -Nhà nƣớc quan tâm tới vấn đề việc làm, gắn với hỗ trợ vốn sản xuất cho ngƣời dân, thƣờng xuyên mở các lớp dạy nghề, ngƣời dân có cơ hội tiếp cận nâng cao trình độ tay nghề của mình.
- Liên kết các nghành khoa học công nghệ với sản xuất và xây dựng.
4.3.2.4. Thách thức
- Bị thƣơng lái ép giá, giá cả thƣờng do thƣơng lái chủ động đƣa ra, bấp bênh không ổn định.
- Chi phí đầu vào nhƣ vật tƣ NN, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, vật liệu xây dựng, chi phí đi lại, xăng dầu tăng cao, đầu ra không ổn định dẫn đến thu nhập bấp bênh.
- Phải tự tìm kiếm thị trƣờng, chƣa có sự hỗ trợ hiệu quả từ địa phƣơng.
- Sự thay đổi thất thƣờng về thời tiết, khiến quá trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi gặp nhiều khó khăn và sinh ra nhiều bệnh dịch, làm hại mùa màng nên chat lƣơng còn kém.
- Thiếu lao động NN, phần lớn LĐ thu hút vào các KCN, nên LĐ NN bị thiếu hụt phải thuê LĐ.
- Tỷ lệ giảm nghèo nhanh chóng, nhƣng chƣa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Khoảng cách giàu nghèo lớn.
- Các chính sách đƣợc ban hành chồng chéo, việc sử dụng các nguồn lực không hiệu quả. Bên cạnh đó, 1 số chính sách còn nhiều bất cập, chƣa phù hợp với thực tiễn, việc sửa đổi bổ sung còn chậm. Ngƣời nghèo đang đƣợc hƣởng lợi của nhiều chính sách nhƣ giáo dục, y tế, dạy nghề,… dẫn đến tâm lý ngƣời nghèo còn phổ biến, chính sách giảm nghèo còn nặng nề về cho không, thiếu điều kiện ràng buộc, không tạo ra động lực tự vƣơn lên giảm nghèo, ngƣời dân ỷ lại, không muốn thoát nghèo. Nguy cơ cản trở thoát nghèo, nguy cơ tái nghèo cao.
- Sự liên kết của 4 nhà: Nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông chƣa chặt chẽ.
- Địa phƣơng chƣa xác định đƣợc cơ chế và thiếu hụt trong các chính sách giảm nghèo, mà vẫn áp dụng đo lƣờng nghèo theo hƣớng 1 chiều, chƣa nghĩ đến việc thực hiện chính sách tiếp cận đa chiều nhằm thực hiện, tháo gỡ vấn đề nghèo đói cho 1 bộ phận đông đảo ngƣời dân.
4.4 Giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
4.4.1 Định hướng giảm nghèo bền vững tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
* Mục tiêu chung:
Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lƣợc phát triển KT - XH của xã La Hiên nhằm cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của hộ nghèo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các thôn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nhóm ngƣời giàu và nghèo. Giúp ngƣời nghèo thoát nghèo bền vững khi gặp rủi do, thiên tai không dễ dàng rơi vào nghèo đói và không có nguy cơ làm ảnh hƣởng đến nghèo trong tƣơng lai.
* Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu đến năm 2020, thu nhập BQ đầu ngƣời của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống từ 3-4%, các hộ thoát nghèo, không có nguy cơ hoàn nghèo và tái nghèo trở lại.
- Điều kiện sống của ngƣời nghèo đƣợc cải thiện rõ rệt, trƣớc hết là về y tế, giáo dục, nhu cầu sống nhƣ: nhà ở, sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà vệ sinh tiêu chuẩn, sử dụng điện, tiếp cận tài sản tiêu dùng, v.v... ngƣời nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Cơ sở hạ tầng KT - XH ở các thôn đƣợc tập trung đầu tƣ đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trƣớc hết là hạ tầng thiết yếu nhƣ: giao thông, điện, nƣớc sinh hoạt thủy lợi, v.v…Đảm bảo bền vững môi trƣờng.
- Cộng đồng lớn mạnh, giúp ngƣời nghèo thoát nghèo vƣơn lên hộ khá, do vậy khi gặp bất kì khó khăn nào, hộ không dễ dàng rơi vào nghèo đói.
4.4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững nâng cao chất lượng giảm nghèo cho các nhóm hộ nghèo xã La Hiên
Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hƣớng tiếp cận đa chiều không phải phủ định tác động của việc đo nghèo đơn chiều bằng thu nhập, phƣơng pháp tiếp cận đa chiều chỉ là phƣơng pháp bổ sung cùng với phƣơng pháp tiếp cận nghèo đơn chiều giúp cho việc xác định nghèo và đề ra các chính sách giảm nghèo mang lại hiệu quả hơn. Do vậy, việc xây dựng các chính sách giảm nghèo bền vững và toàn diện sẽ đƣợc bám chặt chẽ vào các nhóm đối tƣợng nghèo đa chiều và từ đó, tất yếu sẽ giải quyết đƣợc nhóm nghèo theo thu nhập hiện tại. Giải pháp giảm nghèo theo ƣu tiên nhóm nghèo cụ thể nhƣ sau:
Nhóm nghèo về tiếp cận thông tin
-Nhà nƣớc: Tổ chức thực hiện tốt chƣơng trình đƣa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp ngƣời nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gƣơng thoát nghèo.
Tuyên truyền cho ngƣời dân, hộ nghèo có ý thức tự vƣơn lên thoát nghèo. Thực tế, có rất nhiều hộ có tâm lý không muốn thoát nghèo vì hộ nghèo đƣợc nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc. Hỗ trợ ngƣời nghèo cần phải có tính ràng buộc, để ngƣời nghèo tự có ý thức vƣơn lên thoát nghèo. -Ngƣời dân: Có ý thức tham gia các phong trào văn hóa, truyền thông của xóm, xã. Đồng thời hiểu và nâng cao ý thức vƣơn lên thoát ngheo đói, loại bỏ tính ỷ lại vào các chính sách nhà nƣớc.
Nhóm nghèo về điều kiện sống
-Nhà nƣớc: Thực hiện những chính sách giúp tăng thu nhập cho hộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo tiếp cận các nguồn vốn với lãi xuất ƣu đãi thấp để hỗ trợ sản xuất. Đồng thời gắn với việc dạy nghề, tạo việc làm, giới thiệu việc làm, nâng cao tay nghề hƣớng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao KT - CN vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả nguồn vốn giúp tăng thu nhập. Gây quỹ ủng hộ ngƣời nghèo, thực hiện các buổi chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, kiến thức xã hội, kiến thức KH - KT áp dụng vào sản xuất, tay nghề chuyên môn với các hộ nghèo giúp ngƣời nghèo định hƣớng tƣơng lai và có cơ hội thoát nghèo bền vững.
Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng xá, giao thông, thủy lợi, chợ,… ngày càng hoàn thiện hơn.
Chính sách vay vốn ƣu đãi hơn, quan tâm tới những ngƣời mới thoát nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà vệ sinh, nƣớc sạch; cấp, hỗ trợ thêm tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuất cho hộ nghèo.
-Ngƣời dân: Không nên chỉ trông chờ vào NN, cần mở rộng cơ cấu nghề nghiệp trong gia đình, tức là cần phải tìm thêm những công việc phụ để tăng thu nhập cho gia đình.
Chủ động cập nhật thông tin và mạnh dạn áp dụng KH – CN vào SX nhƣ: trồng các giống lúa mới có năng suất cao, quy mô và tối đa hóa việc sử
dụng đất NN, áp dụng máy móc vào trong SX, giải phóng sức LĐ nâng cao thu nhập.
Mạnh dạn đƣa ra ý kiến những khó khăn của gia đình lên các cấp chính quyền địa phƣơng để có các chính sách hỗ trợ.
Tự có ý thức vƣơn lên thoát nghèo, không ỷ lại vào những hỗ trợ từ các chính sách giảm nghèo của địa phƣơng.
Nhóm nghèo về nhà ở
- Nhà nƣớc: Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, để cải thiện nhà ở, định canh định cƣ.
- Ngƣời dân: Thƣc hiện đinh canh đinh cƣ để an cƣ lạc nghiệp. Nhóm nghèo về y tế
-Nhà nƣớc: Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dƣới 6 tuổi; xây dựng chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ cung cấp dinh dƣỡng cho phụ nữ, ngƣời già, trẻ em suy dinh dƣỡng. Giảm tối đa tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Hỗ trợ bảo hiểm y tế cho ngƣời cận nghèo, học sinh, sinh viên.
Sử dụng các chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trƣờng để trợ giúp nhƣ bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo nghề giúp nâng cao tay nghề, giới thiệu việc làm tạo thu nhập cho ngƣời lao động giúp hộ tăng thu nhập và giúp thoát nghèo.
Đầu tƣ vào Y tế, Trang thiết bị phải đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Y tế, tăng chỉ tiêu đào tạo bác sĩ và đào tạo bác sĩ giỏi. Miễn tri trả 100% viện phí cho ngƣời nghèo.
Có chính sách hỗ trợ những hộ có ngƣời ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo nguồn vốn trong gia đình.
-Ngƣời dân: Cần có ý thức chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.
Nhóm nghèo về giáo dục
-Nhà nƣớc: Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là
bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.
Cần phải thực hiện các chính sách - Hỗ trợ đúng mức cho con em hộ nghèo sau khi có công việc ổn định.
-Ngƣời dân: Cần chủ động tìm tòi, học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng và chất lƣợng tay nghề. Không ngừng học hỏi tìm ra các giải pháp giảm nghèo thiết thực cho hộ gia đình. Cần phải nhận thức rõ, học vấn là cơ sở tạo nên nhận thức cho con ngƣời. Trình độ học vấn thấp là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và ít có cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm tốt với mức thu nhập cao và ổn định.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Tình hình nghèo của xã La Hiên vẫn còn phổ biến. Hộ nghèo tụt hậu khá xa so với mức độ trung bình của toàn xã, thu nhập của hộ nghèo còn bấp bênh. Các hộ cận nghèo có mức thu nhập sát với chuẩn nghèo, dễ tái nghèo.
Tình trạng nghèo theo hƣớng tiếp cận đa chiều phổ biến, ngoài thiếu hụt về thu nhập nghèo đa chiều còn đánh giá mức độ nghèo về giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin. Thực trạng nghèo đa chiều ở xã La Hiên cụ thể nhƣ sau:
Trong 80 hộ điều tra, có 26 hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng (chiếm 32,5%). Có 48 hộ nghèo đa chiều (chiếm 60%). Có 6 hộ cận nghèo đa chiều (chiếm 7,5%) .
Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều theo phƣơng án 1 có 40 hộ nghèo, 34 hộ cận nghèo, 6 hộ trung bình, còn phƣơng án 2 có 74 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo. Qua việc sử dụng 2 phƣơng án 1 và 2 với cách tính khác nhau thì số hộ nghèo và cận nghèo có sự chênh lệch khá lớn. Qua phƣơng pháp tính và kết quả thu đƣợc của 2 phƣơng án tính nghèo đa chiều ta thấy phƣơng án 1 có tính bao quát hơn, phản ánh phạm vi đối tƣợng nghèo rộng rãi hơn và có tính khả thi hơn khi kết hợp giƣa mức sống tối thiểu cũng nhƣ những thiếu hụt nhu cầu xã hội cơ bản, còn phƣơng án 1 chỉ xét về 1 trong 2 phƣơng diện về mức sống tối thiểu hoặc thiếu hụt nhu cầu xã hội cơ bản.
5.2. Kiến nghị
- Do thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài có hạn và địa bàn xã rộng nên chƣa điều tra chi tiết đƣợc 1 cách hệ thống các các hộ trong toàn xã mà chỉ điều tra 80 số hộ đại diện cho toàn xã, sau đó đánh giá thực trạng và giải pháp giảm nghèo đa chiều suy rộng cho toàn xã.
- Do thời gian và giới hạn của đề tài nên chƣa điều tra cụ thể việc tiếp cận các nguồn vốn kinh tế nhƣ chi phí, thu nhập, lợi nhuận doanh thu cụ thể cho từng hộ gia đình mà chỉ nêu một cách tổng quát, chủ yếu tập chung vào các chỉ số đánh giá nghèo đa chiều. Cần tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu chi tiết hơn.
- Đề xuất phƣơng án phân loại các đối tƣợng nghèo đa chiều: theo tôi phƣơng án 1 tốt hơn phƣơng án 2 vì vậy nên áp dụng phƣơng án 1 vào thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Đỗ Văn Nha (2006), Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
2. Trần Tiến Danh, Nguyễn Ngọc Danh (12/2012), Quan hệ giữa sinh kế và