- Bị thƣơng lái ép giá, giá cả thƣờng do thƣơng lái chủ động đƣa ra, bấp bênh không ổn định.
- Chi phí đầu vào nhƣ vật tƣ NN, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, vật liệu xây dựng, chi phí đi lại, xăng dầu tăng cao, đầu ra không ổn định dẫn đến thu nhập bấp bênh.
- Phải tự tìm kiếm thị trƣờng, chƣa có sự hỗ trợ hiệu quả từ địa phƣơng.
- Sự thay đổi thất thƣờng về thời tiết, khiến quá trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi gặp nhiều khó khăn và sinh ra nhiều bệnh dịch, làm hại mùa màng nên chat lƣơng còn kém.
- Thiếu lao động NN, phần lớn LĐ thu hút vào các KCN, nên LĐ NN bị thiếu hụt phải thuê LĐ.
- Tỷ lệ giảm nghèo nhanh chóng, nhƣng chƣa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Khoảng cách giàu nghèo lớn.
- Các chính sách đƣợc ban hành chồng chéo, việc sử dụng các nguồn lực không hiệu quả. Bên cạnh đó, 1 số chính sách còn nhiều bất cập, chƣa phù hợp với thực tiễn, việc sửa đổi bổ sung còn chậm. Ngƣời nghèo đang đƣợc hƣởng lợi của nhiều chính sách nhƣ giáo dục, y tế, dạy nghề,… dẫn đến tâm lý ngƣời nghèo còn phổ biến, chính sách giảm nghèo còn nặng nề về cho không, thiếu điều kiện ràng buộc, không tạo ra động lực tự vƣơn lên giảm nghèo, ngƣời dân ỷ lại, không muốn thoát nghèo. Nguy cơ cản trở thoát nghèo, nguy cơ tái nghèo cao.
- Sự liên kết của 4 nhà: Nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông chƣa chặt chẽ.
- Địa phƣơng chƣa xác định đƣợc cơ chế và thiếu hụt trong các chính sách giảm nghèo, mà vẫn áp dụng đo lƣờng nghèo theo hƣớng 1 chiều, chƣa nghĩ đến việc thực hiện chính sách tiếp cận đa chiều nhằm thực hiện, tháo gỡ vấn đề nghèo đói cho 1 bộ phận đông đảo ngƣời dân.