Thực trạng nghèo đa chiều

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã la hiên huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 53)

Dựa vào nghiên cứu 5 chiều nghèo đƣợc sử dụng tính toán chỉ số nghèo đa chiều ở bảng 3.1. (Chuẩn nghèo đa chiều năm 1015) để tính toán cƣờng độ nghèo của các hộ điều tra).

Xã La Hiên bao gồm 80 hộ điều tra. Kết quả điều tra nghiên cứu, đánh giá nghèo đa chiều cụ thể cho từng hộ. Cho thấy sự thiếu thốn về từng chỉ số đối với từng hộ điều tra.

Một hộ đƣợc gọi là nghèo đa chiều trầm trọng nếu hộ đó bị thiếu hụt từ 50 điểm trở lên các chỉ số có trọng số, hộ nghèo đa chiều nếu hộ đó thiếu từ 30-49 điểm, hộ cận nghèo đa chiều nếu hộ đó thiếu từ 20-30 điểm, hộ trung bình nếu thiếu từ 10-20 điểm, hộ giàu và khá nếu thiếu dƣới 10 điểm. Cƣờng độ nghèo biểu thị tỷ lệ của các chỉ số trong đó bị thiếu hụt. Do đó, kết quả điều tra nhƣ sau:

Bảng 4.8: Tỷ lệ phân loại hộ qua tiếp cận đa chiều

Chỉ tiêu Cận nghèo

đa chiều

Nghèo đa chiều

Nghèo đa chiều

nghiêm trọng Tổng

Số hộ 6 48 26 80

Tỷ lệ (%) 7,5 60 32,5 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhƣ vậy, trong 80 hộ nghiên cứu, có 32,5% hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng, có 60% số hộ thuộc hộ nghèo đa chiều, tƣơng ứng 48 hộ điều tra. Trong đó: Hộ nghèo đơn chiều là 20 hộ (25%), cận nghèo 20 hộ(25%), trung bình là 16 hộ (20%), giàu và khá 18 hộ(22,5%). Qua kết quả trên, hộ nghèo đa chiều không chỉ ở các hộ nghèo đơn chiều có thu nhập thấp dƣới mức tối thiểu, mà còn ở các hộ cận nghèo, trung bình, khá có thu nhập trên mức tối thiểu nhƣng hộ chƣa giải quyết đƣợc vấn đề con cái đi học, ốm đau, bệnh tật, khám chữa bệnh hay vấn đề về nhu cầu sống nhƣ điện, nƣớc sạch, nhà vệ sinh an toàn, nấu ăn nhiên liệu hay tiếp cận với các loại tài sản tiêu dùng. Trên cơ sở này, xây dựng đƣợc các chính sách cho từng nhóm đối tƣợng phù hợp để giảm nghèo bền vững một cách khoa học và công bằng.

Hình 4.1. Tỷ lệ hộ nghèo qua tiếp cận đa chiều 0 5 10 15 20 25

Giàu và khá Trung bình Cận nghèo Nghèo

Sốhộ

(Nguồn: Số liệu điều tra)

4.1.5. So sánh tỷ lệ hộ nghèo của phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều với nghèo đơn chiều

So sánh tỷ lệ hộ nghèo qua 2 phƣơng pháp tiếp cận đa chiều và đơn chiều để ta biết đƣợc sự khác nhau trong việc đánh giá nghèo nhƣ sau:

Trong 80 hộ điều tra, có 26 hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng chiếm 32,5% trong đó có 14 hộ nghèo đơn chiều (chiếm 17,5%), 10 hộ cận nghèo đơn chiều ( chiếm 12,5%), 2 hộ trung bình đơn chiều ( chiếm 2,5%). Có 48 hộ nghèo đa chiều (chiếm 60%) trong đó có 6 hộ nghèo đơn chiều (chiếm 7,25%), 10 hộ cận nghèo đơn chiều(chiếm 12,5%), 14 hộ trung bình đơn chiều (chiếm 22,5%), 18 hộ giàu và khá đơn chiều ( chiếm 20%). Có 6 hộ cận nghèo đa chiều (chiếm 7,5%) trong đó 4 hộ trung bình đơn chiều ( chiếm 5%), 2 hộ giàu và khá đơn chiều ( chiếm 2,5%).

Bảng 4.9: Bảng so sánh tỷ lệ hộ nghèo qua phƣơng pháp tiếp cận đa chiều và đơn chiều trong 80 hộ điều tra

STT Nghèo đơn chiều

Nghèo

đa chiều Giàu và khá Trung bình

Cận

nghèo Nghèo Tổng

1 Nghèo đa chiều nghiêm trọng(>50 điểm) 0 2 10 14 26 2 Nghèo đa chiều(30-49 điểm) 18 14 10 6 48 3 Cận nghèo đa chiều(20-29 điểm) 2 4 0 0 6

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Chỉ số nghèo khổ đa chiều đã phản ánh tất cả phạm vi ảnh hƣởng của đói nghèo. Một ngƣời đƣợc coi là nghèo đa chiều nếu ngƣời đó bị thiếu hụt đi ít nhất từ 30 điểm của các chỉ số có trọng số. Nhƣ vậy chỉ số nghèo đa chiều hay chuẩn nghèo đa chiều là tiêu trí đo lƣờng thiếu hụt các nhu cầu cơ bản của mỗi con ngƣời. Ý nghĩa của Chỉ số nghèo đa chiều là bao quát đƣợc trực tiếp hơn sự túng thiếu, tổn thất trong tác động đến sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ thiết yếu nhƣ nƣớc sạch, vệ sinh và năng lƣợng, đo đếm đƣợc các đối tƣợng, trên cơ sở đó xây dựng đƣợc các chính sách giảm nghèo cho từng nhóm đối tƣợng phù hợp. Nhƣ vậy, tiếp cận đa chiều kết hợp tiếp cận đơn chiều để bổ sung 1 cách đầy đủ rõ nét và chính xác về bức tranh nghèo đói của địa phƣơng, có những giải pháp cho từng nhóm ngƣời đối tƣợng cụ thể, đảm bảo quyền bình đẳng, đồng bộ.

4.2. Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều theo 2 phƣơng án 1 và 2 đƣợc nêu trong Đề án nghèo đa chiều của Bộ Lao động, thƣơng binh và xã hội nêu trong Đề án nghèo đa chiều của Bộ Lao động, thƣơng binh và xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.10. Kết quả khảo sát hộ nghèo theo phƣơng án đơn và đa chiều (phƣơng án 1)

Đa chiều

Đơn chiều

Hộ nghèo đa chiều

Hộ cận nghèo

đa chiều Hộ trung bình

Giàu và khá (n=20) 0 18 2

Trung bình (n=20) 0 16 4

Cận nghèo (n=20) 20 0 0

Nghèo (n=20) 20 0 0

Tổng 40 34 6

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua sử dụng chuẩn mức sống tối thiểu để xác định đối tƣợng chính sách, trên cơ sở đó, phân loại đối tƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình bằng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản ta thấy hộ nghèo đa chiều có 40 hộ chiếm 50% trong đó 20 hộ nghèo và 20 hộ cận nghèo đơn chiều. Có 34 hộ trung bình đơn chiều là hộ cận nghèo đa chiều chiếm 42,5% trong đó 18 hộ giàu và khá, 16 hộ trung bình đơn chiều, có 6 hộ trung bình đa chiều trong đó 2 hộ giàu và khá, 4 hộ trung bình đơn chiều.

4.2.2. Áp dụng phương án 2

Qua căn cứ vào mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản và mức sống tối thiểu để phân loại đối tƣợng ta thấy có 74 hộ nghèo đa chiều trong đó 20 hộ nghèo, 20 hộ cận nghèo, 16 hộ trung bình, 18 hộ giàu và khá đơn chiều. Có 6 hộ cận nghèo đa chiều với 2 hộ giàu và khá, 4 hộ trung bình đơn chiều.

Bảng 4.11. Kết quả khảo sát hộ nghèo theo phƣơng án đơn và đa chiều (phƣơng án 2)

Đa chiều

Đơn chiều

Hộ nghèo đa chiều Hộ cận nghèo đa chiều Giàu và khá (n=20) 18 2 Trung bình (n=20) 16 4 Cận nghèo (n=20) 20 0 Nghèo (n=20) 20 0 Tổng 74 6

(Nguồn: Số liệu điều tra)

4.2.3. So sánh 2 phương án 1 và 2

Hình 4.2. So sánh số hộ nghèo đa chiều của các hộ điều tra 2014

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Phương án 1 Phương án 2 Nghèo Cận nghèo

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Ta thấy số hộ nghèo đa chiều có sự chênh lệch giữa hai phƣơng án trên. Số hộ nghèo phƣơng án 2 có 74 hộ gần gấp đôi so với phƣơng án 1 là 40 hộ.

Số hộ cận nghèo phƣơng án 1 lại ít hơn ở phƣơng án 2, phƣơng án 1 có 34 hộ, phƣơng án 2 có 6 hộ. Qua đó ta thấy nên áp dụng phƣơng án 1 vào thƣc tiễn vì so sánh giữa 2 phƣơng án trên ta thấy đƣợc mức độ tổng quát cũng nhƣ cụ thể hơn trong quá trình tính toán và xác định, phân loại đối tƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình bằng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản và thu nhập bình quân ngƣời/hộ.

4.3. Nguyên nhân nghèo đa chiều

4.3.1 Nguyên nhân nghèo

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nghèo cho ngƣời dân tại xã La Hiên, các hộ gia đình chịu sự chi phối của rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói nhƣ sau:

* Nguyên nhân chủ quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngƣời dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chƣa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại nhƣ: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trƣờng thế giới và khu vực nhƣ khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay

đổi không lƣờng trƣớc đƣợc, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.

- Do chính bản thân đối tƣợng nghèo, ngƣời nghèo không biết cách làm ăn, không chịu tiếp thu kiến thức, kĩ năng tay nghề, lƣời học hỏi, ngại giao tiếp, lƣời lao động, bảo thủ, không chịu áp dụng KH - CN tiến tiến, không biết quy hoạch trong SX, nhất là SXNN để nâng cao chất lƣợng công việc dẫn đến nghèo.

- Thiếu vốn, không dám đầu tƣ vì sợ rủi do nên chỉ dám làm những công việc mang tính chất an toàn, không thu lợi nhuận dẫn đến nghèo đói. Hộ có vốn vay nhƣng không biết cách sử dụng vốn hợp lý, lạm dụng vốn vào những hoạt động không đem lại lợi nhuận.

- Do tính chất và đa dạng nghề nghiệp đem lại, nghề nghiệp là nguồn thu nhập cho gia đình. Những ngƣời nghèo chỉ làm những công việc có thu nhập thấp, tính rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về kinh tế. Hộ chỉ trông chờ vào NN mà NN là nghề phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nếu có rủi do sảy ra thì nguy cơ mất trắng rất cao, dễ rơi vào cảnh nghèo. Nên hộ cần tìm thêm những công việc phụ, để tăng thêm 1 phần thu nhập trong gia đình.

- Thiếu tài sản SX làm cản trở sự phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Gia đình đông con, không đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu trong gia đình nhƣ nhà ở, y tế, giáo dục, nƣớc sạch, v.v…

- Do hộ nghèo ỷ lại, không muốn thoát nghèo, vì hộ nghèo nhận đƣợc rất nhiều chính sách của nhà nƣớc. Do đó, tâm lý không muốn thoát nghèo của ngƣời dân rất phổ biến. Cần có chính sách để tác động đến ngƣời dân, giúp ngƣời dân có ý thức tự vƣơn lên thoát nghèo.

- Sức khỏe kém, chƣa thực sự quan tâm tới sức khỏe làm giảm sức lao động và làm giảm thu nhập đẫn đến nghèo.

- Hộ có phụ nữ làm chủ gia đình, sống khép kín với xã hội. - Gia đình phải đi thuê LĐ về làm việc do thiếu LĐ trong gia đình. - Do ăn tiêu lãng phí, mắc tệ nạn xã hội.

- Do gia đình có ngƣời tàn tật, ngƣời ốm, ngƣời khuyết tật, mất khả năng lao động, không có tiếng nói trong gia đình và cộng đồng. Thực tế, một số hộ có ngƣời mắc bệnh hiểm nghèo sẽ dễ ràng rơi vào nghèo đói.

-Đặc điểm cố hữu của ngƣời Việt: Lƣời nhác, bê tha, ăn xổi, trông chờ, tƣ duy nông nghiệp lạc hậu, hạn hẹp, tầm nhìn ngắn, suy nghĩ phó thác, cầu may, tỵ nạnh, thờ ơ, làm việc thiếu hiệu quả, năng suất lao động thấp, quản lý kém, không có tƣ duy kinh doanh, bạc nhƣợc, thiếu ý chí vƣơn lên, thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh làm giàu, ham mê cờ bạc, rƣợu chè, say xỉn và các thú vui khác...

- Môi trƣờng sớm bị hủy hoại trong khi đa số ngƣời nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp.

- Cán bộ xã còn hạn chế về năng lực công tác, yếu về năng lực. Công tác điều hành còn chƣa thực sự quyết liệt và triệt để.

* Nguyên nhân khách quan:

- Lao động dƣ thừa ở nông thôn không đƣợc khuyến khích ra thành thị lao động, không đƣợc đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cƣ, nhập cƣ vào thành phố.

- Do điều kiện tự nhiên, môi trƣờng ô nhiễm, đất đai canh tác ít, hộ phải đi thuê đất đai về canh tác. Điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến mất mùa, bệnh dịch, hạn hán.

- Rủi do trong hoạt động phát triển kinh tế.

- Do ảnh hƣởng của nền kinh tế vĩ mô tác động vào ngƣời dân, giá cả không ổn định, thu nhập bấp bênh.

- Do môi trƣờng kinh tế không thuận lợi, chƣa có thị trƣờng ổn định hoặc thị trƣờng hoạt động yếu.

* Nguyên nhân do cơ chế chính sách của nhà nước:

- Do tình hình chung của nền kinh tế khó khăn, cơ chế chính sách có bổ xung thay đổi là xã phải thực hiện công tác thu năng suất cao mà khả năng cân đối không thực hiện đƣợc do đó rất khó khăn trong công tác điều hành thực hiện các nhiệm vụ.

- Địa phƣơng sử dụng các chính sách giảm nghèo triển khai chƣa đƣợc tốt. Có quá nhiều chính sách giảm nghèo, các chính sách chƣa đồng bộ dẫn đến nguồn lực phân tán, chồng chéo lên nhau mà giảm nghèo không hiệu quả. Các chính sách giảm nghèo thiên về thu nhập, về hỗ trợ, cho không, không phát huy đƣợc tính chất nghèo. Dẫn đến tâm lý ỷ lại, không muốn thoát nghèo của các hộ.

- Chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng thấp kém, chƣa hoàn thiện và đảm bảo trong sinh hoạt cộng đồng và sản xuất phát triển.

- Chƣa hoàn thiện về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo (thuế, tín dụng ƣu đãi), thiếu chính sách trợ giúp đối với gia đình và xã hội, cũng nhƣ chính sách tệ nạn xã hội.

- Áp dụng các chính sách cứng nhắc và không phù hợp với từng đối tƣợng. - Chính sách ban hành nhƣng thiếu nguồn vốn.

- Thiếu sự quan tâm chặt chẽ từ chính quyền địa phƣơng và các tổ chức xã hội. Các chính sách giáo dục, y tế, việc làm chƣa đồng bộ và chồng chéo làm giảm tính công bằng.

- Do mức chuẩn nghèo quá thấp, những hộ tuy đã thoát nghèo nhƣng thực chất vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu chính sách nghèo theo thu nhập. Vì vậy cần phải có các chính sách mới phù hợp hơn, đảm bảo tính công bằng trong việc giảm nghèo bền vững.

4.3.2. Phân tích SWOT đối với quá trình giảm nghèo bền vững 4.3.2.1. Thuận lợi 4.3.2.1. Thuận lợi

- Địa hình, đất đai quy hoạch thuận lợi cho việc áp dụng máy móc thiết bị KT - CN vào sản xuất, góp phần giải phóng sức LĐ, giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập cho NN, đặc biệt cây lúa nƣớc và cây rau màu, cây ăn quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống thủy lợi cung cấp nguồn nƣớc dồi dào cho tƣới tiêu phát triển cây trồng và chăn nuôi.

- Hệ thống điện lƣới đa dạng, đảm bảo cho sinh hoạt và chăn nuôi.

- Hệ thống giao thông thuận lợi, giúp vận chuyển hàng hóa và giao lƣu hàng hóa với các vùng lân cận.

- Cơ sở hạ tầng (trƣờng học, y tế, công cộng, nhà văn hóa…) đƣợc xây dựng và phát triển.

- Hệ thống an ninh, vững mạnh.

- Gần chợ, gần các xƣởng sản xuất chế biến, nên việc thu mua sản phẩm NN và chăn nuôi đƣợc linh hoạt và đa dạng.

4.3.2.2. Khó khăn

- Đất gieo trồng ít, còn hạn chế, rất nhiều hộ phải thuê đất để SXNN với sản lƣợng chi trả cao. Giảm thu nhập NN.

- Khí hậu thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều, dẫn đến ngập úng, dịch bệnh bùng phát làm giảm hiệu quả kinh tế.

- Thiếu vốn: Tuy đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ vay vốn, nhƣng thủ tục rƣờm rà, ngƣời dân chƣa biết sử dụng hợp lý nguồn vốn vay làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn,ngƣời cần thì không đƣợc hộ trợ vốn.

- Sản xuất mang tính phong trào, tự phát, nhỏ lẻ, manh mún.

- Ngƣời dân không quan tâm đến việc tham gia tập huấn, nâng cao trình độ tay nghề, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

- Ngƣời dân còn bảo thủ khi trao đổi kinh nghiệm, không muốn chia sẻ.

- Phần lớn ngƣời dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu 1 cách bừa bãi, không hợp lý về liều lƣợng và chủng loại, không đúng thời gian là ảnh hƣởng tới năng xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi không hợp lý dẫn đến vật nuôi trong gia đình chậm phát triển.

- Ý thức ngƣời dân chƣa cao trong việc sử lý chất thải, vứt rác thải sinh hoạt, chất thải NN một cách bừa bãi.

- Các KCN thải các chất thải làm ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí và môi trƣờng sống. Ảnh hƣởng tới sức khỏe, cây trồng và vật nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã la hiên huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 53)