Văn hoá công ty: có tác động đến nhận thức của khách hàng về công ty, thông qua nhân viên công ty và cách cư xử thì khách hàng có ấn tượng một phần nào đó.
Vai trò của lãnh đạo: là người quyết định các chiến lược về thương hiệu, vì thế lãnh đạo có vai trò rất lớn trong công tác phát triển thương hiệu.
Mẫu mã sản phẩm: sẽ có tác động đến cảm xúc của người tiêu dùng đối với thương hiệu sản phẩm.
Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài: gồm có sự liên lạc và nắm bắt thông tin một cách kịp thời của các chi nhánh, các đại lý với văn phòng chính để tạo sự thống nhất trong truyền đạt thông tin và các thông tin về khách hàng của công ty.
Khả năng tài chính: đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông cho sản phẩm cũ và sản phẩm mới.
Trình độ của nhân viên: tác động đến năng lực hoạt động và quảng bá thương hiệu, và ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả công việc được giao.
Lực lượng R&D (nghiên cứu và phát triển): phục vụ và hỗ trợ cho các chiến lược phát triển sản phẩm và nghiên cứu thị trường.
Chất lượng sản phẩm: ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp. Cơ cấu sản phẩm đa dạng: nhằm thỏa mãn những phân khúc khác nhau, việc tạo ra sản phẩm đa dạng nhằm để cho khách hàng không nhàm chán với thương hiệu sản phẩm hiện tại, và doanh nghiệp không bị “chết” bởi các sản phẩm quá cũ.
Hệ thống mạng lưới phân phối: tăng tính nhận biết thương hiệu và tính thuận tiện trong tiêu dùng thương hiệu.
Uy tín: mặc dù mới ra đời trong 4 năm trở lại đây nhưng công ty đã tạo được danh tiếng và sự tín nhiệm từ khách hàng.
4.4.2. Yếu tố bên ngoài
Kinh tế: sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, sự gia nhập WTO và các tổ chức khác của Việt Nam đều có ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển của
thương hiệu TGDĐ, bởi vì nó liên quan đến việc mở rộng thị trường hay xu hướng của người tiêu dùng.
Chính trị: mọi hoạt động kinh doanh chỉ có thể hoạt động tốt trong một môi trường chính trị ổn định.
Văn hoá xã hội: ảnh hưởng đến việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, logo, khẩu hiệu và hình ảnh của sản phẩm phải phù hợp với nền văn hóa của xã hội đó.
Pháp luật: các quy định về đầu tư cho quảng cáo, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xử lý các trường hợp vi phạm nhãn hiệu, và các quy định khác có liên quan sẽ tác động đến các chiến lược phát triển thương hiệu để cho phù hợp với quy định của pháp luật trong nước và địa phương.
Sự phát triển của công nghệ: ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm và chất lượng quảng cáo. Tác động đến hoạt động truyền thông cho thương hiệu.
Sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: sẽ có xu hướng làm cho thương hiệu của công ty sẽ mờ nhạt đi trong tiềm thức của người tiêu dùng, và cạnh tranh về thị phần trong và ngoài nước.
Các đối thủ tiềm năng: những doanh nghiệp này trong tương lai sẽ trở thành các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp, như là các mỏ nước khoáng mới được phát hiện và khai thác ở các khu vực trong nước.
Yêu cầu và xu hướng của người tiêu dùng: đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty, nó đòi hỏi công ty phải có các chiến lược thích hợp để phát triển thương hiệu, quảng bá thương hiệu.
4.5. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu TGDĐ triển thương hiệu TGDĐ
4.5.1. Những yếu tố thuận lợi
- Hệ thống bán lẻ ĐTDĐ hàng đầu Việt Nam. - Phong cách phục vụ khác biệt
- Luôn được người tiêu dùng tín nhiệm, và có được những giải thưởng quý giá.
- Nguồn tài chính ngày càng lớn mạnh do thu hút được ngày càng nhiều cổ đông tham gia góp vốn.
- Cùng với sự phát triển về kinh tế của đất nước, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, ĐTDĐ và laptop đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với người dân.
- Sự gia nhập WTO và các tổ chức quốc tế khác của đất nước cùng với việc thi hành giảm thuế các mặt hàng ngoại nhập làm giá của sản phẩm giảm, tạo điều kiện để khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn.
- Nhận được sự hỗ trợ và ưu đãi từ nhà cung cấp.
4.5.2. Những yếu tố khó khăn
- Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành kinh doanh bán lẻ ĐTDĐ và laptop. - Ra đời sau so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành đòi hỏi phải nỗ lực hơn nhiều để thu hút khách hàng và tạo được chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng.
- Hàng lậu, hàng xách tay tràn lan trên thị trường với mức giá rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng làm giảm đi một lượng khách hàng lớn sử dụng sản phẩm tại công ty.
- Người tiêu dùng có tư tưởng ham giá rẻ, chuộng hàng “độc” mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng của sản phẩm.
4.6. Các đối thủ cạnh tranh của Thế Giới Di Động
Hiện nay, thị trường kinh doanh ĐTDĐ và laptop rất nhiều, và các đại gia trong ngành phải kể đến đó là Phước Lập, Phát Tiến, Viễn Thông A, ngoài ra còn có các siêu thị mạnh khác như Phúc Hải, Xuân Hồng, FPT Mobile và Viettel, … Về kinh doanh laptop có Phong Vũ…
Có thể nói 2 đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất của TGDĐ và cũng là đại gia trong ngành bán lẻ ĐTDĐ là Phát Tiến và Viễn Thông A.
* Siêu thị Phát Tiến Mobile: là hệ thống siêu thị đầu tiên tại TP.HCM, được thành lập vào 23/12/2003.
- Giá : Nhằm thu hút ngày càng nhiều khách mua hàng và chiếm thị phần lớn, tạo ưu thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành, hiện nay các siêu thị Phát Tiến dẫn đầu về việc bán giá thấp nhất so với các siêu thị khác cùng ngành.
- Hệ thống phân phối : Hệ thống các siêu thị rải khắp các quận trong thành phố Hồ Chí Minh nhưng mật độ các siêu thị không dày đặc như của TGDĐ và chỉ tập trung trên địa bàn TP.HCM mà chưa mở rộng ra các tỉnh thành lân cận.
- Chương trình Marketing : công ty chưa thực sự đầu tư nhiều, chủ yếu là dựa vào nguồn tiền hỗ trợ marketing từ các hãng, các chương trình marketing còn mang tính chung chung, dựa nhiều vào các hãng như Tuần lễ Samsung, Tuần lễ Motorola, rút thăm trúng thưởng, quay số … tạo sự nhàm chán và không gây được sự tin tưởng của khách hàng vào những chương trình này.
* Hệ thống siêu thị Viễn Thông A :
Viễn Thông A cũng được xem là một lão làng, một đại trong ngành với sự hình thành từ thời gian khá lâu, chỉ sau Phát Tiến Mobile.
- Sản phẩm: chuyên kinh doanh các sản phẩm của Nokia là chính.
- Giá: Mức giá bán ra của các sản phẩm ĐTDĐ nhìn chung là rẻ hơn của TGDĐ nhưng đắt hơn của Phát Tiến Mobile.
- Hệ thống phân phối: hệ thống các siêu thị rải đều khắp các quận trong thành phố và các tỉnh lân cận ở miền Nam với tổng số siêu thị là 17 siêu thị.
- Chương trình marketing: Trong tất cả các siêu thị, Viễn Thông A là nơi chịu đầu tư nhiều cho marketing nhất cả về mặt chi phí cũng như sáng tạo. Ngay từ khi khai trương địa điểm trên đường Ba Tháng Hai, họ đã tổ chức hàng loạt các chương trình marketing, chương trình khai trương với tiêu điểm là trò chơi “Đánh golf trúng thưởng”, tiếp đến là chương trình “Mười năm khẳng định một thương hiệu” với rút thăm - cứ 10 người thì có 1 người trúng, rồi liên tục các chương trình cho Noel, Tết… và hiện tại là chương trình “Mua Nokia trúng Wave Alpha”. Đầu tư cho marketing nhiều chính là cách mà Viễn Thông A chọn.
Ngoài ra còn có hai “đại gia” khác trong ngành là Phúc Hải Mobile và Phước Lập Mobile, tuy cũng có trong tay một hệ thống siêu thị ĐTDĐ nhưng tình
hình kinh doanh nhìn chung không có gì đặc sắc. Một thế lực khác là các siêu thị điện máy cũng kinh doanh điện thoại, những nơi này có lợi thế về chi phí vì phân bổ cho nhiều mặt hàng, nhưng mảng mobile của họ vẫn chưa thể so sánh với các siêu thị ĐTDĐ.
4.7. Chiến lược phát triển thương hiệu của công ty CP TGDĐ để quảng bá thương hiệu “Thế Giới Di Động”.
4.7.1. Thay đổi logo
Thay đổi logo với màu sắc và hình dáng bắt mắt hơn, năng động, trẻ trung hơn. Biểu tượng hình người đi tới thể hiện sự năng động của những người trẻ năng động, đầy nhiệt huyết (đội ngũ nhân viên trẻ), đồng thời cũng thể hiện một sự phát triển không ngừng, ngày càng lớn mạnh của TGDĐ.
Màu sắc tươi hơn, thể hiện sự khác biệt hơn trước, màu vàng không còn là màu vàng tươi đơn điệu như trước đây nữa mà nó là sự pha trộn của màu vàng và một số màu khác tạo nên một màu vàng đặc trưng, rất riêng.
4.7.2. Tên thương hiệu
Khi lấy tên thương hiệu là TGDĐ, công ty mong muốn là mang đến một cái tên dễ nhớ, thể hiện rõ mục đích kinh doanh của công ty. Và với cái tên dễ nhớ này công ty mong muốn tên thương hiệu sẽ in sâu vào trong tâm trí của ngừơi tiêu dùng để khi họ có nhu cầu cần mua điện thoại thì sẽ nghĩ ngay đến TGDĐ mà không phải là nơi nào khác.
4.7.3. Phân khúc thị trường
Khách hàng mục tiêu của công ty:
Gồm tất cả những người có nhu cầu mua sắm điện thoại và laptop. Tuy nhiên, công ty vẫn hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng sau đây:
- Những người ở độ tuổi từ 18- 45
- Sinh viên
- Những người ngoài độ tuổi 18- 45
Hình 4.4. Phân Khúc Thị Trường của Những Dòng Sản Phẩm ĐTDĐ
Nguồn: TTTH 4.8. Kết quả cuộc khảo sát về sự nhận biết thương hiệu TGDĐ
Hình 4.5: Thống Kê Thu Nhập Của Đáp Viên
Nguồn: Kết Quả Điều Tra N= 100
Hàng phổ thông Phân khúc thị trường Người có thu nhập trung bình
Hàng trung cấp với mức giá từ 2-4 triệu
Người có thu nhập trung bình khá trở lên
Phân khúc thị trường
Hàng cao cấp với mức giá
từ 5-10 triệu Người có thu nhập cấp trung ,
nhân viên cấp trung … Phân khúc thị trường
Hàng siêu cấp với mức giá từ 12- 25 triệu
Thị trường cao cấp: người có thu nhập cao
Đa phần đáp viên có việc làm toàn thời gian, chỉ 5% đáp viên không có thu nhập, sinh hoạt phí dựa vào gia đình là chính và 25% còn lại đa số là sinh viên có thu nhập dựa vào công việc bán thời gian.
Hình 4.6: Thương Hiệu Siêu Thị ĐTDĐ Được Nhớ Đến Đầu Tiên
Nguồn: Kết Quả Điều Tra Hiện nay, khi nhắc đến siêu thị ĐTDĐ thì hầu hết đáp viên nghĩ ngay đến TGDĐ chiếm 47%, tiếp theo đó là hệ thống siêu thị của Viễn Thông A, chiếm 40% và phần còn lại là hệ thống các siêu thị khác như Phát Tiến, Phước Lập, Hùng Vương, chiếm một tỷ lệ khá nhỏ chỉ 13%.
Hình 4.7 : Số Lượng Khách Hàng Đã Mua ĐTDĐ Tại Hệ Thống Siêu Thị TGDĐ N= 100 N= 100
Nguồn: Kết Quả Điều Tra Theo kết quả khảo sát, số lượng đáp viên mua ĐTDĐ nhiều nhất là ở hệ thống siêu thị Viễn Thông A chiếm 35%, kế tiếp đó là TGDĐ nhưng số lượng không chênh lệch nhiều so với Viễn Thông A. Điều này cũng dễ hiểu vì mức giá tại Viễn Thông A thấp hơn của TGDĐ và đó cũng là chiến lược kinh doanh của Viễn Thông A nhằm thu hút khách hàng mua hàng tại Viễn Thông A.Giá bán một máy điện thoại của Viễn Thông A thấp hơn từ 30.000- 50.000VNĐ so với TGDĐ. Bên cạnh đó Viễn Thông A cũng có một mạng lưới hệ thống các siêu thị ĐTDĐ rải khắp các quận trong thành phố mặc dù số lượng hệ thống siêu thị không bằng của TGDĐ. Hơn nữa, Viễn Thông A đã xuất hiện trên thị trường trong thời gian khá lâu trước khi TGDĐ gia nhập thị trường bán lẻ này nên nó đã có một lượng khách hàng trung thành từ trứơc đó. Có thể nói đối thủ số 1 của TGDĐ trong lĩnh vực kinh doanh ĐTDĐ đó là Viễn Thông A. Tuy nhiên với đà phát triển như hiện nay rất có thể trong tương lai không xa TGDĐ sẽ qua mặt và vượt xa Viễn Thông A.
Hình 4.8 : Mức Độ Nhận Biết Hình Ảnh Logo Của TGDĐ
Nguồn: Kết Quả Điều Tra Hiện tại có 80% đáp viên được hỏi thì có nhận biết biểu tượng logo hình người của TGDĐ, còn 20% còn lại thì không biết hoặc không để ý đến biểu tượng
Hình 4.9 : Thương Hiệu Hệ Thống Siêu Thị ĐTDĐ Được Ưa Thích Nhất
Nguồn: Kết Quả Điều Tra Theo kết quả khảo sát, TGDĐ có số lượng người ưa thích nhiều nhất, chiếm 40% trong tổng số 100%, kế tiếp là hệ thống siêu thị của Viễn Thông A, thứ 3 là Phát Tiến Mobile chiếm 20%. Trong đó lý do ưa thích của hầu hết đáp viên là phong cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp của đáp viên, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động (75%); không gian, cách bày trí sản phẩm đẹp mắt (69%); sản phẩm đa dạng, phong phú, chính hãng (65,5%); chế độ bảo hành chu đáo (62%).
Hình 4.10. Phương Tiện Truyền Thông Người Tiêu Dùng Tiếp Cận
Nguồn: Kết Quả Điều Tra
Theo kết quả khảo sát, có 36% đáp viên biết đến TGDĐ qua tự tìm hiểu trên website của công ty hoặc trên internet (36%), tiếp đó là nguồn thông tin từ bạn bè (27%), kế đó là kênh truyền thông báo, tạp chí (20%) và cuối cùng là ti vi (17%).
4.10. Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu TGDĐ 4.10.1. Ưu điểm
- Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu ngay từ những ngày đầu thành lập nên công ty đã không ngừng đầu tư phát triển thương hiệu.
- Thay đổi logo trông bắt mắt, thể hiện sự năng động hơn trước với hình người đi tới
- Website nổi tiếng, được nhiều người truy cập bởi sự bắt mắt của giao diện và nhiều tính năng
- Đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng trẻ trung, chuyên nghiệp và tận tâm, luôn phục vụ hết mình nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng
- Công ty không ngừng mở rộng hệ thống siêu thị rộng khắp trên địa bàn TP HCM mà còn ở các tỉnh nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng mua hàng và thu hút khách hàng nhiều hơn.
- Hệ thống siêu thị đều được trang trí, trình bày nhất quán, giống hệt nhau. - Sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng từ cao cấp đến bình dân.
- Tạo được sự tín nhiệm từ các nhà cung cấp, như gần đây công ty đang có chương trình khuyến mãi với sự tài trợ từ phía nhà cung cấp điện thoại Nokia “mua 1 điện thoại Nokia tặng 1 điện thoại Nokia”.
- Điểm ấn tượng của công ty trong quá trình xây dựng thương hiệu thể hiện ở câu slogan rất ấn tượng, ngắn gọn, súc tích nhưng toát lên được phong cách kinh doanh của công ty.
4.10.2. Nhược điểm
- Chưa tạo được những chương trình marketing thật sự ấn tượng, mang tính đột phá, chưa gây ấn tượng so với những đối thủ khác cùng ngành mà chỉ có
những chương trình marketing bình thường, chung chung như rút thăm trúng thưởng, quay số trúng thưởng…
- Hiện tại công ty vẫn chưa có một bộ phận riêng về quản trị thương hiệu. - Giá bán cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
- Hàng hóa còn hạn chế vì không bán nhãn hiệu hàng Trung Quốc có lợi nhuận cao
- Qui mô siêu thị bắt buộc phải lớn nên không thể linh hoạt thâm nhập các