Công tác xây dựng thươnghiệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG (Trang 28)

3.1.6.1. Các nguyên tắc xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là một quá trình liên tục tác động đến nhận thức của con người. Từ sự nhận biết ban đầu cho đến cảm thấy quen, rồi đến thích và sau cùng là trung thành với thương hiệu.

Truyền thông động

Nguyên tắc 1: K = Khác biệt

Để có sự khác biệt, trong điều kiện cho phép, cần có sự đầu tư nghiên cứu thị trường và phát triển ý tưởng để tìm ra “cái” mà người ta cho là mới-lạ-hơn. Khách hàng sẽ tò mò muốn xem, sau đó tìm sản phẩm hay dịch vụ để thử xem có đúng với thông điệp đưa ra từ doanh nghiệp hay không.

Một ý tưởng kinh doanh khác biệt (khác với ý tưởng quảng cáo) là nền móng vững chắc cho một thương hiệu tiềm năng. Ý tưởng kinh doanh có thể nằm ở việc phát triển một sản phẩm đột phá, một mô hình kinh doanh mới hoặc một phương thức tiếp thị độc đáo.

Về cơ bản, xây dựng thương hiệu phải dựa trên một chiến lược kinh doanh rõ ràng. Nếu không, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém trong việc tìm kiếm một vị trí riêng trong tâm trí của khách hàng.

Nguyên tắc 2: T = Tập trung

“Tại sao chỉ nên tập trung vào một sản phẩm tiềm năng, trong khi chúng tôi cũng có thể bán và kiếm không ít tiền từ các sản phẩm khác của công ty với cùng một tên thương hiệu?”. Đó là câu hỏi khá phổ biến từ nhiều chủ doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài nhằm tạo dựng một bản sắc riêng cho thương hiệu của công ty, hoặc sản phẩm.

Vị trí đầu thì ai cũng có thể nhớ ngay nhưng từ thứ hai, thứ ba thì không dễ. Thực tế, những doanh nghiệp có nguồn lực đủ mạnh để nhắm đến vị trí trở thành công ty lớn nhất (thương hiệu dẫn đầu) thì không nhiều. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vẫn còn nhiều “đất để dụng võ” nếu muốn định hướng phát triển theo hướng chuyên sâu nhất. Chiến lược càng tập trung thì thông điệp đến với người tiêu dùng càng dễ dàng hơn, chi phí cho các hoạt động tiếp thị cũng hiệu quả hơn.

Nguyên tắc 3: L = Liên tục

Bộ não con người là có giới hạn. Nó không thể dung nạp và nhớ tất cả thông tin, đặc biệt là những thông tin mang tính chung chung và giống nhau. Nó thường có xu hướng chỉ tiếp nhận những thông tin mới, khác biệt và dễ nhớ nhất. Thế nhưng, nếu không có sự liên tục của thông điệp trên thị trường thì khách hàng sẽ dễ dàng quên hoặc từ bỏ bạn trước vô số các lời chào mời hấp dẫn từ các thương hiệu khác trong một môi trường đầy cạnh tranh.

Phải biết tận dụng mọi cơ hội để xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên thị trường. Hoặc bằng các công cụ tiếp thị tiết kiệm như gửi thư trực tiếp, nuôi dưỡng trang web, đội ngũ bán hàng, cộng tác viên hoặc cùng tổ chức chương trình với các đối tác chiến lược.

Nguyên tắc 4: N = Nhất quán

Không nhất quán trong thông điệp, trong thiết kế hay trong chất lượng sản phẩm dịch vụ là một trong những nguyên nhân chính gây thất bại cho nhiều thương hiệu. Để nhất quán mà vẫn không gây nhàm chán đối với khách hàng, doanh nghiệp cần có một chiến lược thương hiệu để dẫn dắt - có thể cụ thể hóa bằng một chương trình dài hạn (tài trợ, từ thiện, lập quỹ…) để làm “sợi chỉ xuyên suốt” trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp theo dòng thời gian.

Tóm lại, xây dựng thương hiệu giống như một trò chơi tâm lý, khá mơ hồ. Vì thế, quá trình hình thành một thương hiệu đúng nghĩa đòi hỏi một thời gian dài chứ không thể một sớm một chiều. Nếu không hiểu rõ “công thức tâm lý” trong cuộc chơi này thì doanh nghiệp sẽ hao tốn nguồn lực vào các hoạt động truyền thông tiếp thị cục bộ, rời rạc và không có chiều sâu, dẫn đến kết quả không khả quan trong hoạt động xây dựng thương hiệu.

3.1.6.2. Cách thức xây dựng các thành tố thương hiệu

Việc đầu tiên để xây dựng một thương hiệu mạnh đó là sáng tạo và chuẩn hóa các thành tố thương hiệu như tên nhãn hiệu, logo, khẩu hiệu …

* Tên nhãn hiệu:

Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong những tình huống mua hàng.

Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ.

Năm tiêu chí thường dùng để lựa chọn thành tố thương hiệu:

1. Dễ nhớ: Ðơn giản, dễ phát âm, dễ đánh vần

3. Dễ chuyển đổi: tên nhãn hiệu có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong cùng một chủng loại; dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hoá khác nhau

4. Dễ thích nghi: dễ dàng trẻ hoá, hiện đại hoá

5. Đáp ứng yêu cầu bảo hộ: có khả năng phân biệt, không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn hoặc bảo hộ

Bốn cách đặt tên nhãn hiệu:

1. Sử dụng từ tự tạo: từ tự tạo được tổ hợp từ những ký tự, tạo thành một từ mới phát âm được và không có trong từ điển

2. Sử dụng từ thông dụng: từ thông dụng là những từ hiện dùng, thực sự có nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó

3. Sử dụng từ ghép: từ ghép là sự kết hợp các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết

4. Sử dụng từ viết tắt: thông thường từ viết tắt được tạo thành từ những chữ cái đầu của tên công ty, từ viết tắt cũng có thể phát âm được và mang một thông điệp nào đó

* Logo:

So với nhãn hiệu, logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu nếu không được giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ.

Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo riêng tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm.Vì vậy, logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hóa.

Do tính đồ họa cao, logo rất dễ nhận biết và tăng khả năng phân biệt của sản phẩm. Hơn nữa, logo ít hàm chứa ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên có thể dùng logo cho nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Các doanh nghiệp thường xây dựng logo như là một phương tiện để thể hiện xuất xứ sản phẩm, thể hiện cam kết chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

- Logo mang hình ảnh của công ty: các yếu tố hình cần khắc họa được điểm khác biệt, tính trội của doanh nghiệp.

- Logo có ý nghĩa văn hoá đặc thù

- Dễ hiểu: các yếu tố đồ họa hàm chứa hình ảnh thông dụng

- Logo phải đảm bảo tính cân đối và hài hoà, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

Các thành tố thương hiệu khác: * Tính cách nhãn hiệu

Tính cách nhãn hiệu là một thành tố đặc biệt của nhãn hiệu - thể hiện đặc điểm con người gắn với nhãn hiệu. Tính cách nhãn hiệu thường mang đậm ý nghĩa văn hoá và giàu hình tượng nên tính cách nhãn hiệu là phương tiện hữu hiệu trong quá trình xây dựng nhận thức nhãn hiệu.

* Khẩu hiệu:

Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về nhãn hiệu theo một cách nào đó. Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức nhãn hiệu một cách rõ rệt hơn vì tạo nên mối liên hệ mạnh giữa nhãn hiệu và chủng loại sản phẩm vì đưa cả hai vào trong khẩu hiệu. Quan trọng nhất là khẩu hiệu giúp củng cố, định vị nhãn hiệu và điểm khác biệt. Ðối với các nhãn hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu/độc đáo của mình.

* Đoạn nhạc:

Ðoạn nhạc được viết riêng cho nhãn hiệu thường do những soạn giả nổi tiếng thực hiện. Những đoạn nhạc thú vị gắn chặt vào đầu óc người tiêu dùng, dù họ có muốn hay không. Cũng giống như khẩu hiệu, đoạn nhạc thường mang ý nghĩa trừu tượng và có tác dụng đặc biệt trong nhận thức nhãn hiệu.

* Bao bì:

Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của nhãn hiệu, trong đó, hình thức của bao bì có tính quyết định. Yếu tố tiếp theo là màu sắc, kích thước, công dụng đặc biệt của bao bì.

Mỗi thành tố nhãn hiệu có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Do đó, cần tích hợp các thành tố lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu trong từng trường hợp cụ thể. Việc lựa chọn các thành tố cần tạo ra tính trội, thúc đẩy lẫn nhau. Các nghiên cứu cho thấy tên nhãn hiệu có ý nghĩa nếu tích hợp vào logo sẽ dễ nhớ hơn.

3.1.6.3. Các bước xây dựng thương hiệu

Bước 1: Nghiên cứu đánh giá thị trường tiềm năng

Để sản xuất được hàng hóa mang thương hiệu riêng thì việc trước tiên doanh nghiệp cần phải nghiên cứu là đánh giá thị trường. Bởi đặc điểm của thị trường hiện nay không phải là nhà sản xuất, kinh doanh đứng ở vị trí áp đặt người tiêu dùng mua những mặt hàng mà mình sản xuất ra mà là người tiêu dùng sẽ chọn mua những sản phẩm của nhà sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và khả năng chi trả của mình.

Bước 2: Đánh giá vị trí, khả năng của doanh nghiệp

Đánh giá khả năng của doanh nghiệp bao gồm các tiêu chí về: khả năng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại, doanh thu và lợi nhuận thu được, mặt hàng của doanh nghiệp có lợi thế gì, có phải là hàng độc đáo, mức giá có vừa phải không.

Nghiên cứu, đánh giá đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường qua những tiêu chí tương tự để có thể xác định được vị trí hiện tại và khả năng cạnh tranh của mình.

Bước 3: Lựa chọn và phân tích thị trường mục tiêu

Sau khi phân tích kỹ lưỡng các thông tin liên quan tới thị trường chung, đối thủ cạnh tranh và bản thân doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một khúc thị trường phù hợp nhất. Các công ty khi mới bắt đầu thâm nhập một thị trường nào đó thường chỉ bắt đầu bằng một thị trường mục tiêu với quy mô nhỏ. Việc phân đoạn thị trường rất có ý nghĩa với việc xây dựng nhãn hiệu, thông điệp từ nhãn hiệu tập trung hơn như vậy sẽ dễ tạo ra hình ảnh riêng. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng không hẳn phải cung cấp hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn của một

phân đoạn nào đó, việc phân đoạn thị trường được dựa trên các dữ liệu nhưng không bắt buộc hàng hóa đó phải phù hợp hoàn toàn với các dữ liệu yêu cầu của phân đoạn thị trường đó. Tính tương đối này cho phép một hàng hóa hay mặt hàng khác có cùng thương hiệu với nó có thể tham gia vào các khúc thị trường khác với quy mô rộng hơn.

Bước 4: Thiết kế và đăng ký thương hiệu

Việc thiết kế nhãn hiệu sẽ tùy thuộc vào chiến lược thương hiệu mà công ty lựa chọn. Thương hiệu có tính chất cố định và lâu dài hơn các mặt hàng của một doanh nghiệp, nhãn hiệu có thể thay đổi theo từng mặt hàng nên việc thiết kế nhãn hiệu có tính linh hoạt hơn. Nhãn hiệu cần có tính dễ thích ứng vì thị hiếu của khách hàng hay khi doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường mục tiêu thì có thể cải tiến hay thay đổi cho phù hợp. Nhãn hiệu phải có tính dễ phát triển và khuỵếch trương.

Việc đăng ký thương hiệu phải tiến hành trước khi đưa hàng hóa ra thị trường một thời gian hợp lý để khi hàng hóa có mặt trên thị trường thì doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu đó, nếu tính đến cả trường hợp có thể xảy ra tranh chấp trong quá trình đăng ký thì thời gian thích hợp là 2 năm trước khi tung sản phẩm ra thị trường.

Bước 5: Quảng cáo và khuyếch trương nhãn hiệu

Các biện pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới luôn luôn được đi kèm với các hoạt động quảng cáo, truyền thông, tuyên truyền để kích thích khả năng tiêu thụ của khách hàng, kích cầu xã hội.

Trước hết phải xác định mục tiêu của quảng bá thương hiệu trên thị trường là làm sao cho người tiêu dùng khi nhìn thấy hay nghe thấy thương hiệu có thể nhận biết. Họ sẽ bị thu hút và có ấn tượng về thương hiệu do tác dụng của truyền thông. Họ quan tâm tới các thông tin truyền thông và tìm hiểu ý nghĩa của thương hiệu – đây là giai đoạn tìm hiểu. Giai đoạn kế tiếp, khách hàng chấp nhận và thích thú các thành phẩm của thương hiệu. Giai đoạn sau đó là giai đoạn đáp ứng, khi khách hàng chia sẻ và tham gia vào việc phổ biến thương hiệu với những người

xung quanh họ. Cuối cùng là lúc ghi nhớ, khách hàng lưu giữ trong trí nhớ của họ thương hiệu và sẽ truy cập khi có nhu cầu cần mua sắm.

Giai đoạn khởi đầu là quan trọng vì một chương trình truyền thông độc đáo, rộng khắp, gây ấn tượng mạnh mẽ sẽ tạo ra lợi nhuận cho các giai đoạn sau, rút ngắn thời gian. Việc lựa chọn phương tiện và thiết kế nội dung quảng bá đòi hỏi mang tính chuyên nghiệp cao, kết hợp hài hòa mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp. Tần suất truyền thông và quảng bá phải duy trì ở mức độ cao trong thời gian đầu, sau đó giảm dần tùy điều kiện môi trường và hiệu ứng tác dụng với khách hàng. Các kỹ thuật tạo điểm nhấn sẽ mang tính nhắc nhở giúp củng cố hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tránh tình trạng bị lãng quên. Việc lựa chọn vị trí cho thương hiệu là rất quan trọng, thương hiệu phải được đặt ở những điểm nhấn, dễ nhìn thấy nhất, ngoài ra cần phải lưu ý tới màu sắc, hình ảnh, chữ viết, ánh sáng xung quanh phải có tác dụng hỗ trợ và tô điểm chứ không làm át đi hình ảnh thương hiệu.

Bước 6: Duy trì và phát triển thương hiệu

Xây dựng được hình ảnh thương hiệu trong trí óc của người tiêu dùng là cả một quá trình khó khăn, nhưng để hình ảnh thương hiệu thương hiệu của công ty có thể tồn tại lâu dài thì duy trì và phát triển là công việc cần phải thực hiện. Thương hiệu chỉ duy trì được chỉ khi nó thực sự phát triển – làm tăng thêm giá trị cho thương hiệu, việc phát triển thương hiệu cũng phải dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng.

Đời sống của người tiêu dùng càng cao vì vậy các đòi hỏi của họ về hàng hóa cũng không ngừng tăng lên, muốn thương hiệu của mình có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì doanh nghiệp cũng phải có những nỗ lực không ngừng thỏa mãn nhu cầu khách hàng qua việc cải tiến chất lượng, chất lượng mẫu mã, dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w