PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại HỢP THÀNH (Trang 119)

- Toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh

3.4.PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN

Đạt hiệu quả cao trong kinh doanh là mong muốn của bất kỳ doanh nghiệp nào, nhà quản lý nào. Ngày nay, để đạt được điều đó, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo nguyên tắc thống nhất tập trung dân chủ vì tính độc lập tương đối. Tính thống nhất sẽ đảm bảo việc thu thập tài liệu, số liệu, đồng bộ, kịp thời trên cơ sở thống nhất. Về chuyên môn, sự thống nhất được biểu hiện dưới hình thức tập trung dân chủ, nhằm tạo điều kiện chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt công tác kế toán. Với những đơn vị phụ thuộc cần phải đảm bảo tính độc lập tương đối để phát huy tính sáng tạo và quyền bình đẳng trong kinh doanh.

- Đặc điểm và nhiệm vụ kinh doanh phải phù hợp với chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước.

- Đảm bảo tổ chức kế toán rõ ràng, đơn giản, phân công nhiệm vụ hợp lý, khoa học, áp dụng phương pháp và công cụ hạch toán hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động kế toán

- Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa hạch toán kế toán, thống kê và nghiệp vụ. Xây dựng và thực hiện tốt ngay từ đầu hạch toán nghiệp vụ là cơ sở quan trọng giúp hạch toán vốn trong quá trình kinh doanh.

3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁNHÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ KHOÁNG SẢN HỢP THÀNH.

Sau khi nghiên cứu và xem xét thục trạng về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản HỢP THÀNH, em xin đưa ra một số phương hướng và giải pháp sau:

* Thứ nhất, về tài khoản sử dụng:

Công ty nên mở thêm tài khoản chi tiết về doanh thu bán cho hàng bán buôn và hàng bán lẻ, để có thể thấy rõ doanh thu đạt được theo từng phương thức bán hàng, từ đó có những chính sách bán hàng phù hợp nhằm tăng số lượng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế.

* Thứ hai, về phương pháp hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng:

- Công ty cần phải phân bổ CPBH và CPQLDN cho số hàng bán ra trong kỳ và số hàng tồn cuối kỳ để xác định chính xác giá vốn hàng bán, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và giá vốn:

Công thức phân bổ CPBH và CPQLDN:

* Thứ ba: Công ty nên áp dụng thêm phương thức bán gửi hàng đại

lý.

Việc áp dụng thêm phương thức bán hàng gửi đại lý để đẩy mạnh khối lượng bán ra, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Khi thực hiện phương thức này, kế toán sử dụng tài khoản 157- hàng gửi đi bán để hạch toán hàng gửi bán. Trình tự hạch toán như sau:

= CPBH, CPQLDN cần phân bổ đầu kỳ CPBH,CPQLDN phân bổ cho hàng đã bán CPBH, CPQLDN + cần phân bổ P/S trong kỳ

Tổng tiêu chuẩn phân bổ của hàng xuất bán trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ

×

Tiêu chuẩn phân bổ của hàng đã xuất bán trong kỳ

* Thứ tư: Trường hợp khách hàng mua hàng trả tiền ngay thì công ty nên

hạch toán trực tiếp tiền thu từ bán hàng qua TK 111,112 mà không hạch toán qua TK 131- Phải thu khách hàng. Khi đó trên màn hình nhập liệu, kế toán điền:

Nợ TK 111, 112 Có TK 511

* Thứ năm: Doanh nghiệp nên mở TK chi tiết để theo dõi doanh số bán

buôn và doanh số bán lẻ, từ đó có các biện pháp thúc đẩy công tác bán hàng hợp lý hơn.

* Thứ sáu: Doanh nghiệp cần phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi và

dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Việc trích lập các khoản dự phòng nhằm giúp cho công ty có nguồn để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, bên cạnh đó còn giúp công ty vượt qua những biến động lớn do rủi ro trong năm kế hoạch gây ra. Nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, theo quy định hiện nay, việc trích lập được tiến hành như sau:

(1) Xuất kho HH gửi đại lý

TK 511

TK 3331

TK 111,112 (2b) doanh thu hàng gửi bán đại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế GTGT đầu ra

Khi đại lý thông báo HH đã tiêu thụ, phản ánh giá vốn

TK 157 TK 632

(3) Hoa hồng trả cho đại lý TK 641 TK 156

- Đối với việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (HTK)

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá HTK. Số dự phòng cần trích lập được xác định như sau:

Việc lập dự phòng giảm giá hàng hoá được tính riêng cho từng mặt hàng và được thực hiện vào cuối niên độ kế toán (ngày 31/12) trước khi lập báo cáo tài chính năm. Chỉ lập dự phòng cho các HH thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Để phản ánh tình hình trích lập dự phòng và xử lý số trích lập dự phòng giảm giá HTK, kế toán sử dụng TK 159- Dự phòng giảm giá HTK, tài khoản này phản ánh việc trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm gias HTK.

Cuối niên độ kế toán(31/12/N), căn cứ vào số lượng HH tồn kho và mức độ giảm giá của từng loại hàng hoá để xác định mức trích lập dự phòng, kế toán ghi:

Nợ TK 632- giá vốn hàng bán

Có TK 159- Dự phòng giảm giá HTK

Cuối niên độ kế toán sau(31/12/N+10), tiếp tục tính toán mức cần lập dự phòng giảm giá HTK cho năm tiếp theo (N+2). Sau đó so sánh số cần trích lập năm nay với số năm trước.

+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn năm trước, thì số chênh lớn hơn được trích lập bổ sung, kế toán định khoản:

Nợ Tk 632- Giá vốn hàng bán Có TK 159- Dự phòng giảm giá HTK Số dự phòng cần trích lập cho năm N+1 x Số lượng HTK ngày 31/12/N (đơn giá gốc HTK – đơn giá ước tính có thể bán)

+ Nếu số dự phòng năm nay nhỏ hơn năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán định khoản:

Nợ Tk 159- Dự phòng giảm giá HTK Có TK 632- Giá vốn hàng bán

- Đối với việc lập dự phòng phải thu khó đòi:

Đối với các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, các cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ. Hoặc trong trường hợp đặc biệt, tuy chưa đến hạn thu nợ, hoặc quá hạn nhưng chưa đến 2 năm nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản…., thì doanh nghiệp tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Để kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi.

Cuối kỳ kế toán năm (31/12/N), kế toán căn cứ vào các khoản nợ phải thu cuối kỳ thoả mãn các trường hợp trên, thì tính toán, xác định số dự phòng phải thu khó đòi.

+ Nếu số trích lập dự phòng năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập dự phòng ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệnh lớn hơn được hạch toán vào tài khoản chi phí:

Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có Tk 139- Dự phòng nợ phải thu khó đòi

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập dự phòng ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí:

Nợ TK 139- Dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tên đây là một số ý kiến nhăm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản HỢP THÀNH. Hy vọng trong thời gian tới tại phòng tài chính kế toán của công ty sẽ khắc phục được những hạn chế trên để công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại HỢP THÀNH (Trang 119)