2.4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả khi tập luyện kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam lớp bóng rổ khối 10 Trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.
- Có 20 học sinh thực nghiệm.
- Có 20 học sinh đối chứng.
2.4.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
TT NỘI DUNG THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM
BẮT ĐẦU KẾT THÚC
1 Chọn đề tài 10/2013 12/2013 Trường ĐHSP
- ĐHĐN
2 Xây dựng đề cương 01/12/2013 01/01/2014 Trường ĐHSP
- ĐHĐN
3 Bảo vệ đề cương 10/01/2014 20/01/2014 Trung tâm
GDTC - ĐHĐN
4 Giải quyết nhiệm vụ 10/02/2014 06/04/2014 Trường THPT
PCT - ĐN
5 Viết đề tài 10/04/2014 10/05/2014 Trường ĐHSP
- ĐHĐN
6 Chuẩn bị và bảo vệ đề tài 25/05/2014 31/05/2014 Trường ĐHSP
2.4.3. Phương tiện nghiên cứu.
Bóng rổ, rổ, sân nhà thi đấu trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng, còi, phấn.
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Giải quyết nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy bộ môn GDTC nói chung, môn bóng rổ nói riêng và thực trạng sử dụng các bài tập bổ GDTC nói chung, môn bóng rổ nói riêng và thực trạng sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.
3.1.1. Thực trạng giảng dạy bộ môn GDTC nói chung, môn bóng rổ ở trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.
3.1.1.1. Chương trình giảng dạy bộ môn GDTC.
Bộ môn giáo dục thể chất của trường thực hiện nghiêm túc chủ trương giáo dục thể chất mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Giáo trình giảng dạy do bộ môn biên soạn theo chương trình và tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngành TDTT ban hành đã đáp ứng được yêu cầu của chương trình quy định và quá trình học tập của học sinh.
Bảng 1: Phân phối chương trình giảng dạy môn GDTC học kỳ II khối lớp 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng năm học 2013 - 2014.
Tiết 37 Lí thuyết Học Luyện tập TDTT và sử dụng các yếu tốthiên nhiên để rèn luyện sức khoẻ (nội dung 3). Tiết 38 Nhảy cao Đá cầu Học Học
Giới thiệu kĩ thuật nhảy cao nằm nghiêng.
Tiết 39 Nhảy caoĐá cầu ÔnÔn Học
Một số động tác bổ trợ nhảy cao. Di chuyển tâng “ búng ” cầu. Chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Tiết 40
Đá cầu
Chạy bền
Ôn
Học
Di chuyển tâng “ búng ” cầu; Chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Giới thiệu kích thước sân và lưới. + Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi. + Bài tập 2 (trang 71 SGV TD 10). Tiết 41 Nhảy cao Đá cầu Ôn Học Ôn Như tiết 39. Bài tập 1,2 (trang 84 SGV TD10).
Di chuyển tâng búng ” cầu; Chuyền cầu bằng mu bàn chân. Tiết 42 Nhảy cao Đá cầu Ôn Học Ôn Một số bổ trợ do GV chọn. Bài tập 3,4 (trang 84 SGV TD 10).
Di chuyển tâng “ búng ” cầu; Chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Bài tập thêm (không bắt buộc): Đá tấn công bằng mu bàn chân, Phát cầu thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân.
Tiết 43
Nhảy cao Chạy bền
Ôn
Học Bài tập 2, 4 (trang 84 SGV TD 10).Giai đoạn trên không nhảy cao kiểu “ nằm nghiêng ”.
Chạy trên địa hình tự nhiên do GV chọn.
Tiết 44 Nhảy cao Đá cầu Ôn Học Ôn
Phối hợp kĩ thuật 3 giai đoạn: Chạy đà - giậm nhảy- trên không.
Một số điểm trong Luật Điền kinh.
Di chuyển tâng “ búng ” cầu; Chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Đấu tập.
Bài tập thêm (không bắt buộc): Đá tấn công bằng mu bàn chân ; Phát cầu thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân.
Tiết 45
Nhảy cao Chạy bền
Ôn Học
Phối hợp kĩ thuật 3 giai đoạn: Chạy đà - giậm nhảy - trên không.
Một số điểm trong Luật Điền kinh (Phần nhảy cao).
Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn. Tiết 46 Nhảy cao Đá cầu Ôn Học Ôn Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh chân do GV chọn.
Kĩ thuật giai đoạn tiếp đất.
+ Chuyền cầu bằng mu bàn chân. + Đấu tập.
Bài tập thêm (không bắt buộc): Đá tấn công bằng mu bàn chân; Phát cầu thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân.
Tiết 47
Nhảy cao Đá cầu
Ôn Ôn
Kĩ thuật 4 giai đoạn nhảy cao kiểu “ nằm nghiêng ”. Một số kĩ thuật và đấu tập do GV chọn. Một số chiến thuật. Tiết 48 Đá cầu Chạy bền Ôn + Củng cố kĩ thuật đá tấn công bằng mu bàn chân và nội dung ôn do GV chọn. + Đấu tập.
Bài tập 2 (trang 71 SGV TD 10), hoặc do GV chọn.
Tiết 49 Đá cầu Kiểm tra.
Tiết 50
Nhảy cao
Chạy bền
Ôn Phối hợp kĩ thuật 4 giai đoạn nhảy cao
kiểu “ nằm nghiêng ” và một số động tác bổ trợ kĩ thuật, phát triển sức mạnh chân do GV chọn.
Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn.
Tiết 51
Nhảy cao
Chạy bền
Ôn
Hoàn thiện kĩ thuật nhảy cao kiểu “ nằm nghiêng ” và một số động tác bài tập phát triển sức mạnh chân do GV chọn. Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn.
Tiết 52 Nhảy cao
Chạy bền
Ôn
Một số động tác bài tập phát triển sức mạnh chân do GV chọn.
Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn.
Tiết 53
Nhảy cao
Chạy bền
Ôn
Hoàn thiện kĩ thuật nhảy cao kiểu “ nằm nghiêng ”.
Một số động tác bài tập phát triển sức mạnh chân do GV chọn.
Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn.
Tiết 54 Nhảy cao Kiểm tra.
Tiết 55-66 TTTC Bóng rổ Thực hiện theo kế hoạch giảng dạy của GV.Thực hiện vào cuối phần cơ bản theo kế hoạch của GV.
Tiết 67-70 Ôn tập kiểm tra học kì II, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT (chạy bền và những nội dung khác).
3.1.1.2. Chương trình giảng dạy môn bóng rổ.
Chương trình giảng dạy môn bóng rổ của trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng dựa theo Bộ tài liệu “ Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn thể dục trung học phổ thông ’’ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Bảng 2: Chương trình giảng dạy môn bóng rổ cho học sinh khối lớp 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng năm học 2013 - 2014.
TT Nội dung
1 Giới thiệu một số điểm trong luật bóng rổ.
2 Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị.
3 Di chuyển tiến, lùi, sang ngang.
4 Chuyền bắt bóng bằng hai tay trước ngực.
5 Đứng ném rổ bằng một tay trên vai.
6 Dẫn bóng.
7 Kỹ thuật hai bước lên rổ.
8 Kiểm tra: Đứng ném rổ một tay trên vai.
9 Đấu tập.
3.1.1.3. Cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn GDTC của trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng được ban giám hiệu nhà trường chú trọng đầu tư và nâng cấp tương đối đầy đủ.
Bảng 3: Cơ sở vật chất trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.
TT Cơ sở vật chất Số lượng
1 Sân thi đấu điền kinh. 1
2 Nhà thi đấu. 1
3 Bể bơi. 1
4 Sân thi đấu bóng rổ. 1
5 Sân thi đấu bóng chuyền. 1
6 Sân thi đấu cầu lông. 4
7 Sân thi đấu bóng đá trong nhà. 1
8 Dụng cụ tập luyện như: bóng, cầu, bàn đạp… Tương đối đầy đủ.
3.1.1.4. Đội ngũ giáo viên.
Trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng gồm có 16 giáo viên bộ môn GDTC có trình độ, kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng.
Bảng 4: Danh sách giáo viên bộ môn GDTC trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.
STT Họ và tên Nam Nữ Chuyên môn Thâm niên công tác
1 Lê Quý Ân Đức x Bóng rổ 22 năm
2 Nguyễn Văn Dũng x Điền kinh 7 năm
3 Phan Thị Luận x Cầu lông 13 năm
4 Nguyễn Gia Công x Bóng đá 8 năm
5 Đậu Thị Liên x Bóng rổ 10 năm
6 Lưu Văn Hoàng x Cầu lông 7 năm
7 Nguyễn Thị Phương x Erobic 7 năm
8 Nguyễn Văn Dũng x Bóng chuyền 9 năm
9 Trần Cảnh Trinh x Bóng bàn 10 năm
10 Bùi Phạm Chí Dũng x Bóng bàn 13 năm
11 Nguyễn Thị Thu Phương x Cầu lông 8 năm
12 Nguyễn Thị Quỳnh
Như x Bóng bàn
7 năm
13 Dương Thanh Hùng x Bóng chuyền 10 năm
14 Lộc Văn Tuấn x Bóng đá 5 năm
15 Bùi Phước Mẫn x Cầu lông 5 năm
3.1.2. Thực trạng sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối giảng dạy kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu kế hoạch giảng dạy, kết hợp với quá trình quan sát sư phạm và các giờ lên lớp môn bóng rổ nội dung học kỹ thuật hai bước lên rổ, chúng tôi nhận thấy các bài tập thường được sử dụng để nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ cho học sinh gồm có:
- Tại chỗ ném rổ một tay trên vai ở các vị trí khác nhau.
- Thực hiện hai bước lên rổ không bóng, có bóng.
- Chuyền bắt bóng bằng hai tay trước ngực.
- Tại chỗ nhảy ném rổ ở cự li gần và trung bình.
- Dẫn bóng.
Giáo viên đã sử dụng hình thức tập luyện cơ bản để nâng cao hiệu quả của kỹ thuật hai bước lên rổ cho học sinh.
Hầu hết các bài tập đã phần nào đáp ứng được yêu cầu huấn luyện kỹ thuật hai bước lên rổ cho học sinh.
Các bài tập áp dụng cho huấn luyện kỹ thuật hai bước lên rổ cho học sinh còn nghèo nàn, chưa đa dạng, chưa mang tính chuyên môn cao, do đó ảnh hưởng đến việc chuyển tiếp các kỹ năng kỹ xảo, tính chính xác của các chi tiết trong các giai đoạn kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ, đặc biệt là tỷ lệ các bài tập thể lực còn ít.
3.2. Giải quyết nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổtrợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật hai bước lên rổ trong trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 Trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.
3.2.1. Những cơ sở để nghiên cứu lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn.
Để nghiên cứu lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng, chúng tôi đã nghiên cứu các đặc điểm trong giảng dạy ở các tài liệu tham khảo như lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, giáo trình bóng rổ, kỹ thuật bóng rổ... Một số căn cứ bước đầu mà chúng tôi quan tâm để làm cơ sở cho việc lựa chọn bài tập đó là:
- Các bài tập phải có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các quá trình hình thành các kỹ thuật riêng lẻ và kỹ thuật hoàn chỉnh.
- Các bài tập phải phù hợp với tâm sinh lý đối tượng cũng như trình độ phát triển thể chất của người tập.
- Các bài tập chuyên môn phải mở rộng được kỹ năng, kỹ xảo cho người tập.
- Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải giúp khắc phục các yếu tố làm ảnh hưởng tới việc nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành tích tố chất thể lực, tâm lý rụt rè.
- Cần phải đa dạng hóa các hình thức tập luyện, triệt để tận dụng các phương tiện tập luyện giúp cho quá trình chuyển đổi và liên kết kỹ năng tốt hơn.
- Các bài tập hợp lý vừa sức và nâng dần độ khó, khối lượng tập luyện đặc biệt chú ý khâu an toàn để tránh xảy ra chấn thương.
3.2.2. Lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 Trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.
Sau khi dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được trình bày trong quá trình lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn chúng tôi đã tiến hành theo hai bước:
- Bước 1: Tổng hợp các bài tập từ tài liệu tham khảo, từ những kinh nghiệm trong quá trình học chuyên sâu bóng rổ ở trường của chúng tôi, quan sát các lớp chuyên sâu bóng rổ của Trường Đại Học Bách Khoa - Đà Nẵng và các trung tâm huấn luyện ở Đà Nẵng.
- Bước 2: Xác định mức độ.
Trên cở sở quan sát trực tiếp các buổi giảng dạy kỹ thuật hai bước lên rổ của học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.
Bằng các phương pháp đọc tham khảo phân tích tài liệu chuyên môn và trao đổi, phỏng vấn, tham khảo những ý kiến của các chuyên gia, các huấn luyện viên, cũng như các giáo viên bóng rổ lâu năm có kinh nghiệm, chúng tôi đưa ra một số bài tập để tham khảo, lựa chọn những bài tập phù hợp để đem lại hiệu quả cao trong huấn luyện kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh.
Từ những cơ sở lý luận mà chúng tôi đã phân tích trong đề tài, chúng tôi đã tổng hợp một số bài tập sau:
* Nhóm bài tập bổ trợ cho kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ.
1. Tại chỗ bật nhảy liên tục và với tay vào vật trên cao hoặc vào bảng rổ.
2. Dẫn bóng với tốc độ cao.
4. Chuyền bóng liên tục vào tường.
5. Di chuyển hai bước và đưa bóng lên.
6. Nhận bóng từ đường chuyền thực hiện hai bước lên rổ có người phòng thủ.
7. Nhảy bù rổ.
8. Chuyền bóng và nhận bóng từ đường chuyền thực hiện hai bước lên rổ.
9. Hai người chuyền bắt bóng từ cuối sân bên này đến rổ bên kia rồi thực hiện hai bước lên rổ.
10. Hai người chuyền bóng từ sân bên này đến sân bên kia thì đổi lại một người phòng thủ, một người tấn công thực hiện kỹ thuật hai bước lên rổ.
11. Dẫn bóng luồn qua cọc theo tín hiệu.
12. Thi đấu.
13. Di động chuyền bắt bóng, dừng đột phá ném rổ.
14. Chạy biến hướng dừng nhanh quay sau nhận bóng nhảy ném rổ.
* Nhóm bài tập phát triển thể lực.
1. Bật cóc.
2. Nhảy lò cò đổi chân.
3. Chạy con thoi.
4. Chạy nâng cao đùi tại chỗ (nhanh dần).
Trên đây là các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ, các bài tập bổ trợ cơ bản nhất trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ cũng như nâng cao thành tích trong thi đấu bóng rổ.
Để đảm bảo thông tin về các bài tập bổ trợ chuyên môn chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng cách hỏi trực tiếp hay gián tiếp qua các giáo viên, huấn luyện viên có nhiều kinh nghiệm về mức độ sử dụng các bài tập bổ trợ.
Đặc điểm đối tượng phỏng vấn gồm 5 giáo viên - huấn luyện viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy - huấn luyện lâu năm.
Chúng tôi phỏng vấn xin ý kiến lựa chọn các bài tập bổ trợ có hiệu quả nhất để nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ, sau khi thu phiếu phỏng vấn cụ thể tỉ lệ thu được các phiếu phỏng vấn như sau: