Quá trình giảng dạy bóng rổ nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ năng và kỹ xảo thường xuyên phát triển và hoàn thiện chúng, cũng như nhằm hình thành hệ thống những kiến thức về các vấn đề kỹ thuật, chiến lược và chiến thuật, luật thi đấu, phương pháp huấn luyện… Điều chiếm vị trí đáng kể trong giảng dạy không chỉ là phát triển các tố chất thể lực và đạo đức, mà còn hình thành những kỹ năng và kỹ xảo chuyên môn mà các vận động viên bóng rổ cần phải tiếp thu đến mức hoàn thiện. Người tập bóng rổ cần áp dụng hợp lý những kỹ xảo đã tiếp thu được dựa trên cơ sở kiến thức và kỹ năng. Đó là bản chất của quá trình giảng dạy.
Việc tiếp thu các kỹ xảo vận động đòi hỏi phải nắm thật vững các động tác để việc thưc hiện chúng được diễn ra một cách tự động hóa, và tất cả hệ thống động tác có sự ổn định trước tác động của các yếu tố cản phá.
Kỹ năng là hoạt động có ý thức khi lựa chọn động tác cần thiết. Trong khi hình thành những kỹ năng cấp cao, cần phải thực hiện các bài tập trong những điều kiện thường xuyên thay đổi.
các yếu lĩnh động tác riêng lẻ để tự nghiên cứu. Song trong khi chia đó không được phá hủy sự thống nhất hữu cơ của động tác. Để làm được điều này cần tuân thủ tính liên tục và tính đồng thời trong giảng dạy.
Điều quan trọng trong quá trình giảng dạy các thao tác thi đấu không chỉ là nắm vững các động tác hợp lý theo quan điểm sinh cơ học, mà còn biết áp dụng các động tác đó trong thi đấu. Vì vậy cần tiến hành giảng dạy các thao tác kỹ thuật và các động tác chiến thuật cá nhân song song với nhau. Ban đầu học các kỹ thuật riêng lẻ, sau đó kết hợp các thao tác này lại thành những động tác thi đấu mà mỗi động tác này có thể kết hợp hai hay nhiều động tác khác nhau.
Những thao tác kỹ thuật tấn công cần được học trước các thao tác phòng thủ. Chỉ sau khi đã học các thao tác tấn công tương ứng mới có thể học các thao tác phòng thủ nhằm chống lại các thao tác tấn công tương ứng.